Tiêu điểm
Nhiều tập đoàn Mỹ đề nghị hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi số
Một số tập đoàn như Meta, Microsoft, Westcoast Precision Inc, Đại học Stanford… đã đề nghị tăng cường hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (Al).
Trong buổi tiếp lãnh đạo Tập đoàn Microsoft tại Mỹ ngày 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, ông mong muốn Microsoft triển khai có hiệu quả các chương trình tại Việt Nam và đóng góp các khuyến nghị để Việt Nam thực hiện có hiệu quả chương trình chuyển đổi số, xây dựng chính phủ số, xã hội số, công dân số.
Ông Sandy Gupta, Phó chủ tịch, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn Microsoft cho rằng, thế kỷ này là thế kỷ của châu Á và Việt Nam là nước có đóng góp lớn.
Hiện tại, Microsoft đang đầu tư lớn, triển khai các chương trình lớn như phát triển công nghệ đám mây, trí tuệ nhân tạo, phát triển mã nguồn mở, xây dựng các ứng dụng tạo điều kiện cho mọi tổ chức có thể tiếp cận hệ sinh thái để sáng tạo, chương trình hỗ trợ các công ty khởi nghiệp; đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh mạng...
“Việt Nam có dân số trẻ, đất nước năng động, sẵn sàng tiếp nhận công nghệ mới. Microsoft mong muốn xây dựng kỹ năng số cho mọi người cả khối tư nhân, nhà nước; phát triển khoa học dữ liệu tại Việt Nam”, theo ông Sandy Gupta.
Hiện Microsoft đang phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam triển khai các chương trình này, trong đó có công nghệ giúp tăng cường tính minh bạch và tin cậy, phòng, chống tham nhũng.
Microsoft mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam chuyển đổi số; đảm bảo an ninh mạng; giúp Việt Nam đạt mục tiêu giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050; góp phần giúp Việt Nam xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế số, phát triển bền vững.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã thành lập Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số do chính Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban nhằm thúc đẩy xây dựng chính phủ số, xã hội số, công dân số.
Ông đề nghị Microsoft phối hợp với các bộ, cơ quan chức năng và doanh nghiệp Việt Nam để xây dựng, triển khai các chương trình, dự án phù hợp với điều kiện, quá trình phát triển của Việt Nam; góp phần phát triển Microsoft và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của Việt Nam.
Tại tọa đàm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp do Asia Society tổ chức tại Mỹ, Giám đốc khối Đông Nam Á và Nam Á của Tập đoàn Meta đã đề nghị có nhóm hợp tác đặc trách với Việt Nam về chuyển đổi số, nhất là trong các quy định liên quan ngành công nghệ.
Thủ tướng nhấn mạnh rằng "tài nguyên con người là quý giá nhất" và đề nghị được hợp tác trong nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hệ sinh thái khởi nghiệp, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo.
Bên cạnh đó, hạ tầng liên quan phát triển khoa học công nghệ cần tiếp tục được đầu tư, nâng cao chất lượng để phù hợp yêu cầu phát triển chung.
"Nhưng vấn đề quan trọng là nguồn vốn, chúng tôi rất muốn huy động các nguồn lực tài chính thông qua hợp tác công tư. Những nước đang phát triển như Việt Nam cần sự ưu tiên nguồn lực từ các nước phát triển", Thủ tướng cho biết.
Đại diện cho một quỹ đầu tư mạo hiểm tại thung lũng công nghệ Silicon cho hay, quỹ này vừa hợp tác để làm pin ô tô điện cùng Vinfast và mong muốn được tìm hiểu một cách có hệ thống về các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp từ Silicon tới Việt Nam hợp tác.
Góp ý về chuyển đổi số tại Việt Nam, lãnh đạo Tập đoàn năng lượng - tài chính Chevron cho rằng, các sáng kiến về công nghệ không nằm riêng lẻ mà cần được tích hợp, liên kết để mang đến sự hiểu biết nhiều hơn cho mọi người cũng như gia tăng cơ hội vươn lên cho người dân nhờ vào đổi mới công nghệ.
Thủ tướng cho biết, Chính phủ đang hoàn thiện thể chế, chính sách để đón các starup. Cùng với đó, Việt Nam đang thúc đẩy chuẩn bị hệ thống hạ tầng kỹ thuật như công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu lớn, đào tạo nhân lực chất lượng tốt hơn để sẵn sàng khi các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
"Chúng tôi cũng có chính sách ưu tiên cho lĩnh vực cần đầu tư sớm. Cũng như tăng cường năng lực y tế, giáo dục để hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững, lâu dài", Thủ tướng chia sẻ.
Ông Sang Nhin, Chủ tịch, đại diện cho Công ty Westcoast Precision Inc, cho biết luôn có mong muốn đóng góp để "công nghệ hóa" đất nước.
Westcoast Precision Inc đã hoạt động gần 30 năm trong lĩnh vực cơ khí chính xác, vật liệu bán dẫn phục vụ quốc phòng... Đề xuất các hoạt động hợp tác, sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam tại buổi làm việc của Thủ tướng với một số doanh nghiệp Việt Kiều ngày 17/5, ông Sang Nhin khẳng định vai trò hàng đầu là nguồn lực con người và tin tưởng vào tương lai phát triển mạnh mẽ của đất nước.
Bà Nguyễn Thị Bích Yến, nhà nghiên cứu có nhiều phát minh, sáng chế trong lĩnh vực công nghệ cao cũng đánh giá cao nguồn nhân lực Việt Nam. Đang cùng các kỹ sư Việt kiều trên toàn cầu triển khai dự án về internet vạn vật (IoT), ứng dụng trí tuệ nhân tạo để áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam, bà nhận thấy giới trẻ của Việt Nam có trình độ và tinh thần rất cao, "khó mấy cũng làm".
"Nếu kết nối tốt hơn nữa người Việt Nam ở trong và ngoài nước sẽ tạo ra sức mạnh to lớn hơn cho phát triển đất nước", bà chia sẻ.
Tại buổi tiếp các giáo sư của Đại học Stanford ngày 17/5, Thủ tướng đề nghị trường giúp Việt Nam xây dựng cơ sở dữ liệu lớn, triển khai các hoạt động đào tạo về trí tuệ nhân tạo.
Bên cạnh đó, ông mong muốn Đại học Stanford và cá nhân các giáo sư, nhà khoa học của trường tăng cường hợp tác, hỗ trợ Việt Nam và triển khai thực hiện các thỏa thuận giữa hai nước.
Trong đó, hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện thể chế; kinh nghiệm phòng, chống dịch; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hợp tác để nghiên cứu, sản xuất các thiết bị y tế, thuốc, sinh phẩm phục vụ khám, chữa bệnh; tìm nguồn tài chính thích hợp; tăng cường hợp tác về khoa học, công nghệ...
Giáo sư, tiến sĩ Ruth O’Hara, Chủ tịch hội đồng giáo sư Đại học Stanford, Phó chủ tịch Đại học Y Stanford cho biết, Đại học Stanford là trung tâm khoa học, đào tạo có nhiều nhà khoa học, chuyên gia là người Việt Nam. Đại học có thế mạnh, với nhiều thành tựu nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI), nhất là AI trong y khoa.
“Những vấn đề của Thủ tướng chia sẻ, cũng là những lĩnh vực mà trường có thế mạnh và sứ mệnh; cho thấy giữa Đại học Stanford và Việt Nam có nhiều tiềm năng hợp tác”, Giáo sư Ruth O'Hara cho biết.
Trước mắt có thể triển khai một số dự án cụ thể như "Chương trình bảo vệ bộ não Việt"; "Phòng, chống ung thư gan do siêu vi"; tiếp tục triển khai chương trình đào tạo kỹ sư AI với mong muốn ghi tên Việt Nam lên bản đồ AI thế giới.
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu kinh tế số quý I/2022 đạt khoảng 53 tỷ USD, đóng góp 10,2% GDP. Trong đó kinh tế số nền tảng có tốc độ tăng trưởng 28%, đạt doanh thu 8 tỷ USD, còn lại là kinh tế số ICT và kinh tế số ngành, với tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình khoảng 15%.
Cả nước hiện còn 980 thôn lõm sóng băng rộng di động, trong đó, 774 thôn sẽ được các doanh nghiệp viễn thông di động triển khai phủ sóng trước ngày 30/6/2022; 118 thôn chưa có điện, 88 thôn thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt, dưới 50 hộ gia đình trong một thôn sẽ tiếp tục được triển khai phủ sóng sau.
Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh là 70,91%; tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại thông minh là 85,08%; tỷ lệ hộ gia đình có cáp quang băng rộng là 68,8%.
Về Chính phủ số, mạng truyền số liệu chuyên dùng đã kết nối đến 100% huyện; 96,73% xã trên toàn quốc. Tổng số giao dịch thực hiện thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) trong Quý I/2022 khoảng 145 triệu, tăng khoảng 26 lần so với cùng kỳ năm trước; trung bình hằng ngày có hơn 1,5 triệu giao dịch thực hiện thông qua NDXP.
Tỷ lê ̣ dịch vụ công đủ kiều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 4 là 97,3% (chiếm 52,33% tổng số thủ tục hành chính); tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ là 17,17%. Cổng Dịch vụ công quốc gia đã tích hợp với 3.552 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các bộ, ngành, địa phương.
Mảnh ghép trong bức tranh chuyển đổi số
Mảnh ghép trong bức tranh chuyển đổi số
Là nền tảng cung cấp giải pháp chuyển đổi số Make in Viet Nam, mới đây Base.vn đã giới thiệu với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước về “hành trình doanh nghiệp số” gồm 5 giai đoạn, thể hiện quyết tâm đồng hành cùng lãnh đạo tỉnh đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại địa phương này.
Masan đẩy mạnh chuyển đổi số hướng đến mục tiêu doanh thu 100.000 tỷ đồng
Ngày 28/4, Masan tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của 3 công ty Masan Group, Masan Consumer và Masan MeatLife với cùng một chủ đề “Kết nối vạn nhu cầu”.
Đỗ Quang Vinh và hành trình chuyển đổi số của SHB
Khối Ngân hàng số của SHB đặt mục tiêu trở thành đơn vị tiên phong trong cách làm mới và đưa ra các sáng kiến tài chính số để đem lại lợi ích cho cộng đồng.
Mấu chốt thành bại của chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Không thể phủ nhận những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp nhưng quá trình thực hiện nó không phải chỉ có "màu hồng".
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.