Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Theo báo cáo của NHNN, tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực bất động sản đang có chiều hướng gia tăng từ 1,53% lên mức 2,47% trong vòng 1 năm qua (từ tháng 6/2022 đến tháng 6/2023).
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước hôm 15/8 đã chỉ rõ các nguyên nhân khiến tăng trưởng tín dụng từ đầu năm ở mức thấp. Trong đó, khả năng hấp thụ tín dụng của nhóm bất động sản là một trong những nguyên nhân quan trọng.
Báo cáo của NHNN cho biết, tín dụng bất động sản (BĐS) chiếm tỷ trọng khoảng 20% so với tín dụng chung nên khi tín dụng BĐS tăng cao sẽ kéo theo tín dụng hoàn hệ thống tăng. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2023, tín dụng BĐS tăng 4,68% (thấp hơn tăng trưởng tín dụng chung là 4,73%).
Trong đó, dư nợ kinh doanh BĐS trong 6 tháng đầu năm 2023 đã tăng khoảng 17,4%, vượt tốc độ tăng trưởng của cả năm 2022 (khoảng 10,73%). Đây là mức tăng trưởng rất cao (gấp gần 4 lần tăng trưởng tín dụng chung).
Nhưng dư nợ tiêu dùng, tự sử dụng BĐS (chiếm đến 65% tổng dư nợ tín dụng BĐS) lại giảm khoảng 1,12%. Đây là năm đầu tiên xuất hiện xu hướng giảm trong 3 năm gần đây, cuối năm 2022 tăng khoảng 31%.
Điều này cho thấy nguồn vốn tín dụng đang tập trung vào phía cung thị trường, trong khi đó cầu tín dụng để mua BĐS với mục đích tiêu dùng, tự sử dụng của thị trường đang sụt giảm.
Diễn biến trên cho thấy những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các thị trường vừa qua đã bắt đầu phát huy tác dụng, khó khăn về pháp lý của các dự án BĐS đã dần được tháo gỡ, góp phần tăng khả năng tiếp cận tín dụng của chủ đầu tư.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung, nhu cầu về mua nhà ở chưa phải là nhu cầu được khách hàng ưu tiên trong thời điểm hiện tại; cơ cấu sản phẩm không hợp lý, dư thừa sản phẩm, phân khúc cao cấp, thiếu nhà ở giá rẻ, phù hợp với nhu cầu của người dân; các dự án BĐS gặp khó khăn về pháp lý nên chưa đáp ứng điều kiện tín dụng dẫn tới khó tiếp cận nguồn vốn.
Cũng theo NHNN, một nguyên nhân quan trọng khác khiến tín dụng tăng trưởng thấp, là một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn (nhất là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa - DNNVV).
Việc tiếp cận tín dụng của nhóm này còn hạn chế do một số vấn đề: Quy mô vốn nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính, quản trị điều hành hạn chế; Thiếu phương án kinh doanh khả thi; Thông tin về tình hình tài chính của DNNVV thiếu minh bạch...
NHNN cũng nhận định nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh giảm dẫn tới nhu cầu tín dụng cho sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp giảm tương ứng. Đồng thời nhu cầu tiêu dùng trong nước có xu hướng thặt chặt, đặc biệt các khoản chi tiêu không thiết yếu dẫn đến giảm nhu cầu tín dụng tiêu dùng.
Về phía các ngân hàng, theo NHNN, sau thời gian kinh tế gặp khó khăn, mức độ rủi ro bị đánh giá cao hơn, khi hoạt động của doanh nghiệp khó chứng minh hiệu quả (chi phí đầu vào, nguyên vật liệu nhập khẩu cao; thị trường đầu ra, doanh thu giảm…), tổ chức tín dụng khó khăn trong quyết định cho vay do không hạ được chuẩn tín dụng, để đảm bảo an toàn hệ thống.
Đáng chú ý, NHNN khẳng định, tăng trưởng tín dụng thời gian qua chưa cao, không phải xuất phát từ nguyên nhân thanh khoản hệ thống ngân hàng, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hay cơ chế chính sách, lãi suất cho vay.
Cơ quan này cho biết, thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng dư thừa và còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng tín dụng (toàn hệ thống còn khoảng 9,5%, tương đương hơn 1,1 triệu tỷ đồng để tăng trưởng tín dụng), cơ chế chính sách tín dụng từ đầu năm 2023 đến nay không có thay đổi.
Bên cạnh đó, lãi suất cho vay có xu hướng giảm. Theo NHNN, lãi suất cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới bằng VND của các ngân hàng thương mại giảm khoảng hơn 1%/năm so với cuối năm 2022. Dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới, với tác động của độ trễ chính sách sau những lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành và đồng bộ các biện pháp của NHNN.
Chương trình cho vay 120.000 tỷ đồng, sau khi NHNN và Bộ Xây dựng có hướng dẫn liên quan (vào tháng 4/2023), đã ghi nhận kết quả bước đầu.
Điển hình, BIDV đã ký hợp đồng tín dụng tài trợ 1 dự án nhà ở xã hội tại tỉnh Phú Thọ tham gia chương trình với số tiền cấp tín dụng khoảng 95 tỷ đồng (đã giải ngân 20,5 tỷ đồng). Agribank đã cấp tín dụng cho 1 dự án với 950 tỷ đồng cam kết (dự kiến giải ngân quý III). Bên cạnh đó, 2 ngân hàng này cũng đang tiếp cận khoảng 16 dự án (Agribank 11 dự án, BIDV 5 dự án).
Một trong những khó khăn khi triển khai chương trình này là ngân hàng thương mại chưa có cơ sở để tiếp cận, thẩm định dự án. Cụ thể, một số địa phương đã có văn bản gửi NHNN và Bộ Xây dựng hoặc thông báo trên cổng thông tin điện tử về danh mục nhà ở xã hội đủ điều kiện tham gia. Tuy nhiên, qua rà soát thì trong danh mục có một số dự án chưa đủ điều kiện, một số địa phương giao Sở Xây dựng ban hành danh mục chưa đúng thẩm quyền…
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.