Tiêu điểm
Tài chính cho kế hoạch thích ứng biến đổi khí hậu: Ai sẽ chi trả?
Theo World Bank, Việt Nam phải huy động một lượng lớn vốn tư nhân, cũng như nguồn lực từ bên ngoài, để có thể tài trợ cho các kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu.
Sau hơn hai thập kỷ tăng trưởng ổn định, Việt Nam đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là đạt mức thu nhập cao vào năm 2045. Tuy nhiên, với hơn 3.200 km bờ biển, nhiều thành phố có địa hình trũng thấp và các vùng đồng bằng ven sông, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước biến đổi khí hậu.
Các tính toán ban đầu từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho thấy Việt Nam mất 10 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 3,2% GDP do tác động của biến đổi khí hậu.
Nếu không có các biện pháp thích ứng và giảm thiểu phù hợp, ước tính biến đổi khí hậu sẽ khiến Việt Nam mất khoảng 12% đến 14,5% GDP mỗi năm vào năm 2050 và có thể khiến tới một triệu người vào tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2030.
Để thực hiện lộ trình phát triển thích ứng với khí hậu và phát thải ròng bằng 0, dự kiến Việt Nam sẽ cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP, tương đương khoảng 368 tỷ USD từ nay đến năm 2040, theo “Báo cáo quốc gia về khí hậu và phát triển cho Việt Nam” của World Bank mới đây.
Trong đó, ước tính đóng góp từ khu vực tư nhân sẽ chiếm khoảng một nửa, tương đương 184 tỷ USD, khu vực công có thể đóng góp 130 tỷ USD. Phần còn lại sẽ đến từ các nguồn lực bên ngoài.

Tổ chức này nhấn mạnh: “Khó có khả năng Việt Nam sẽ đủ điều kiện tài trợ mọi giải pháp thích nghi và giảm thiểu biến đổi khí hậu nếu không có sự đóng góp từ các nguồn bên ngoài”.
Ba hành động cần thiết để huy động tài chính
Theo World Bank, khu vực tư nhân sẽ là nòng cốt, và trước hết, Việt Nam cần dồn lực theo đuổi các nỗ lực khuyến khích đầu tư tư nhân, cả vào công nghệ mới và cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu hơn.
Nhìn chung, năng lực tiết kiệm của khu vực tư nhân Việt Nam thuộc nhóm cao nhất trên thế giới, đạt khoảng 20% GDP trong những năm qua. Nguyên tắc tự bảo toàn sẽ là nguồn động lực để các doanh nghiệp và chủ sở hữu bất động sản đầu tư trực tiếp thu nhập giữ lại của họ vào các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, với 80% tiết kiệm tư nhân được chuyển vào khu vực ngân hàng, khả năng đầu tư của khu vực tư nhân sẽ phụ thuộc phần lớn vào hành vi và mức độ sẵn sàng của ngân hàng trong vấn đề cấp vốn cho các dự án liên quan đến khí hậu.
Hiện nay, kinh phí tài trợ cho các chương trình khí hậu chỉ chiếm khoảng 5% tổng vốn tài trợ của các ngân hàng Việt Nam, tương đương khoảng 0,2% GDP năm 2020. Điều này có nghĩa là Việt Nam có tiềm năng đáng kể để tăng cường tài chính xanh, và sử dụng khu vực tài chính làm đòn bẩy nhằm tái phân bổ vốn cho các khoản đầu tư bền vững hơn.

Sự thiếu hụt các quy trình nội bộ và chuyên môn để đánh giá tài chính xanh là một thách thức chính đối với nhiều ngân hàng. Cùng với đó, một trở ngại khác là vấn đề chênh lệch thời gian khi hầu hết các khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn trong khi đa phần các dự án xanh thường có thời gian triển khai dài hơn.
Việt Nam cũng cần mở rộng thị trường vốn và phát triển hơn nữa thị trường trái phiếu xanh, để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và tài trợ cho phát triển với nhiều nguồn lực hơn, World Bank khuyến nghị.
Thứ hai, nguồn tài chính công phải đóng vai trò xúc tác.
Theo đó, chính phủ có thể đóng góp vào tài trợ cho các lộ trình khử carbon và phục hồi bằng cách thu nhiều thuế hơn và vay trong nước nhiều hơn, đồng thời, có thể vay trên thị trường tài chính trong nước.
Theo một phân tích về tính bền vững nợ được World Bank thực hiện cùng với IMF, Việt Nam có thể huy động khoảng 1 – 1,3% GDP mỗi năm trong điều kiện thị trường hiện tại, mà không gây nguy hiểm cho nợ công và tính bền vững tài khóa theo thời gian.
Cùng với đó, cũng có thể tiết kiệm đáng kể nhờ các biện pháp tài khóa nâng cao hiệu quả, bao gồm các cải tiến trong phân bổ và quản lý tài chính đối với các khoản đầu tư công.
Mặc dù vẫn có một số dư địa tài khóa, nhưng sẽ phải cẩn thận để tránh lấn át các khoản đầu tư tư nhân. Khu vực công vẫn đóng vai trò trọng tâm trong trang trải các chi phí ban đầu cho các lộ trình tăng khả năng chống chịu và khử carbon, và giảm rủi ro cho các nhà đầu tư tư nhân, World Bank lưu ý.
Thứ ba, tài chính khí hậu quốc tế và FDI đều đóng vai trò quan trọng.
Mặc dù Việt Nam có thể huy động tài chính công ở trong nước và dịch chuyển một phần tiết kiệm của khu vực tư nhân trong nước cho chương trình nghị sự khí hậu, nhưng các nguồn lực bên ngoài cũng sẽ vẫn quan trọng cho việc đáp ứng các mục tiêu khí hậu quốc gia.
Nếu không thì việc chỉ nỗ lực huy động từ nguồn tài chính trong nước sẽ tác động bất lợi đối với các nhu cầu xã hội và kinh tế khác, và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tham vọng quốc gia mong muốn đạt vị trí quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Một kênh tài trợ quốc tế khác có thể là thông qua hiện diện của các công ty đa quốc gia và các khoản đầu tư mới tiềm năng từ nước ngoài.
Theo Tổng cục Thống kê, cả nước có hơn 220.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm các công ty lớn có trách nhiệm môi trường và xã hội về khử carbon trong chuỗi giá trị và bảo vệ các tài sản dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu.
Do đó, chính phủ có thể xem xét sử dụng các biện pháp khuyến khích (chẳng hạn như giảm thuế, trợ cấp hoặc tinh giản các thủ tục) để hướng các nguồn tiền này vào các hoạt động giảm nhẹ hoặc thích ứng với khí hậu.
Một điều có thể cân nhắc sẽ là thay các ưu đãi thuế hiện tại đối với FDI, tương đương số giảm thu khoảng 1,5% GDP, bằng các khoản tín dụng thuế dành cho các khoản đầu tư liên quan đến khí hậu hoặc chuyển giao công nghệ xanh do cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài thực hiện. Những sáng kiến như vậy đã chứng tỏ tương đối có hiệu quả ở các quốc gia đang nổi và quốc gia công nghiệp.
World Bank: 5 ưu tiên giúp Việt Nam ‘sống tốt’ giữa biến đổi khí hậu
Giám đốc World Bank: Hai lưu ý giúp Đà Nẵng hút đầu tư, nâng tầm thành phố
Để đạt được những tham vọng trong thời gian tới, chuyên gia World Bank cho rằng thành phố cần cân nhắc kỹ lưỡng việc lập quy hoạch, kế hoạch và tạo nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng công.
Chuyên gia World Bank: Đã đến lúc Việt Nam nâng cấp thành thị trường mới nổi
Nâng cấp thành thị trường mới nổi không chỉ giúp cải thiện về chất lượng, mà còn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế thứ hạng lớn đến Việt Nam.
World Bank bày cách chuyển dịch năng lượng bền vững tại Việt Nam
Theo chuyên gia World Bank, chuyển đổi của ngành năng lượng có thể trở thành động lực mạnh mẽ để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển, cũng như tham vọng về khí hậu của Việt Nam tại COP26.
World Bank: Ba hướng hành động quan trọng cho phục hồi kinh tế
World Bank lưu ý chính sách tài khóa chủ động hơn sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam.
Mỹ áp thuế hơn 35% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm
Mỹ áp thuế chống bán phá giá 35,29% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm sang thị trường này, mức thuế cao nhất trong gần 20 năm qua.
Sovico đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 của TP.HCM
Tập đoàn Sovico vừa đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 dài hơn 47km từ huyện Hóc Môn đến khu đô thị Hiệp Phước thuộc huyện Nhà Bè.
Hà Nội nhận 100% hồ sơ trực tuyến lĩnh vực xây dựng từ 9/6
Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội chính thức tiếp nhận 100% hồ sơ trực tuyến trong lĩnh vực xây dựng từ ngày 9/6/2025.
Việt Nam xuất 500 tấn gạo phát thải thấp đầu tiên với giá kỷ lục
Lô gạo phát thải thấp 500 tấn của Việt Nam đánh dấu quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa loại gạo này ra thị trường.
Hang Ngọc Rồng: Lời giải mới cho bài toán giữ chân du khách của Quảng Ninh
Sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam như vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, song Quảng Ninh vẫn đang nỗ lực tìm kiếm lời giải cho bài toán làm sao để giữ chân du khách. Câu trả lời có thể nằm sâu trong lòng một hang động kỳ vĩ, nơi nghệ thuật và thiên nhiên hòa quyện làm một: Hang Ngọc Rồng.
Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?
Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.
Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới
Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà
Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.
Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng
Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.
Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.
Phù thủy sàn chứng khoán
Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.