Phát triển bền vững
World Bank: 5 ưu tiên giúp Việt Nam ‘sống tốt’ giữa biến đổi khí hậu
World Bank nhấn mạnh tính cấp thiết của việc thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời cần triển khai nhiều chính sách và đầu tư công, tư để giảm cường độ carbon trong tăng trưởng tại Việt Nam.
100 triệu người dân Việt Nam thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước tác động của khí hậu đang phải đối mặt với nhiều rủi ro dọc theo bờ biển dài và các vùng trũng thấp rộng lớn của đất nước.
Đơn cử, Đồng bằng sông Cửu Long – nơi sinh sống của 18 triệu người – đã và đang bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, khi hơn 70% diện tích đất của một số tỉnh thành có thể bị ngập trong vòng 80 năm nữa.
“Báo cáo quốc gia về khí hậu và phát triển cho Việt Nam” của World Bank (Ngân hàng Thế giới) mới đây chỉ ra rằng Việt Nam có thể thiệt hại khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 3,2% GDP, do các tác động của khí hậu.
Các mô hình cho thấy tổng chi phí kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra có thể lên tới 523 tỷ USD vào năm 2050. Do vậy, Việt Nam cần ưu tiên đầu tư để giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu.
Cùng với đó, khi tiến dần đến vị thế nước có thu nhập cao, Việt Nam cũng cần phải giảm cường độ carbon, World Bank nhấn mạnh.
Đóng góp của Việt Nam vào tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu tương đối nhỏ, chỉ ở mức 0,8%. Tính theo bình quân đầu người, lượng phát thải của Việt Nam chưa bằng một nửa lượng phát thải bình quân đầu người của các nước trong Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam đã tăng lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người lên gấp bốn lần trong thế kỷ này, từ 0,79 tấn CO2 năm 2000 lên 3,81 tấn vào năm 2018, và lượng khí thải đang tăng với tốc độ nhanh nhất trên thế giới.
Ô nhiễm liên quan đến khí thải này ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm năng suất. Cùng với đó, tình trạng cạn kiệt tài nguyên và các tác động của biến đổi khí hậu đã làm tổn hại đến thương mại và đầu tư.
Phó chủ tịch World Bank phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương Manuela V. Ferro nhấn mạnh: “Việt Nam phải dành nguồn lực lớn để bảo vệ TP.HCM – đô thị lớn nhất cả nước với đường bờ biển trũng thấp, và vùng Đồng bằng sông Cửu Long khỏi tác động của biến đổi khí hậu”.
Cùng với đó, việc thực hiện các cam kết quốc tế đầy tham vọng của Việt Nam sẽ đòi hỏi phải có hành động trong những lĩnh vực phát thải chính như năng lượng, giao thông, nông nghiệp và công nghiệp chế biến, chế tạo, và sử dụng định giá carbon để thúc đẩy đầu tư.
Năm gói chính sách ưu tiên
Dựa trên kết quả chạy mô hình và phân tích, World Bank đề xuất năm gói chính sách ưu tiên để Việt Nam giải quyết các rủi ro khí hậu, đồng thời duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.
Thứ nhất là một chương trình cấp vùng cho Đồng bằng sông Cửu Long khi khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro như xói lở bờ biển và bờ sông, mực nước biển dâng và xâm nhập mặn.
Chương trình này sẽ hạn chế khai thác cát và khai thác nước ngầm, đầu tư thêm cơ sở vật chất và tăng cường điều phối vùng, đồng thời hỗ trợ sinh kế cho những người nông dân đang tìm giải pháp thích ứng với những thách thức của biến đổi khí hậu.
Thứ hai là một kế hoạch tổng hợp bảo vệ các đô thị ven biển và kết nối giao thông khỏi tác động của thời tiết khắc nghiệt. Kế hoạch này bao gồm hoạt động nâng cấp hệ thống đường bộ và năng lượng, cũng như tăng cường hệ thống quản lý rủi ro thời tiết và cảnh báo sớm.
Thứ ba là một chương trình giảm ô nhiễm không khí bao vây khu vực Hà Nội.
Thứ tư là tăng tốc quá trình chuyển dịch sang năng lượng tái tạo bằng cách cải thiện khung pháp lý để khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân đầu tư tăng công suất của lưới điện, và thực hiện các kế hoạch tiết kiệm năng lượng.
Thứ năm là mở rộng an sinh xã hội để bù đắp những tác động kinh tế mà các giải pháp khí hậu có thể tác động đến những người dễ bị tổn thương nhất. Tài trợ cho các chương trình xã hội bằng nguồn thu từ thuế carbon sẽ giúp hỗ trợ người nghèo khỏi tác động của việc tăng chi phí đi lại và năng lượng.
Báo cáo ước tính giá trị hiện tại của nhu cầu đầu tư thêm vào các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam đến năm 2040 lên đến khoảng 6,8% GDP mỗi năm, tương đương gần 370 tỷ USD.
Ông Darryl James Dong, quyền Giám đốc IFC tại Việt Nam, lưu ý rằng nguồn vốn từ khu vực tư nhân sẽ là chìa khóa. Theo đó, khu vực này theo tính toán sẽ đóng góp ít nhất khoảng một nửa – tương đương 185 tỷ USD.
"Với một môi trường thuận lợi, các doanh nghiệp tư nhân sẽ dẫn đầu sự phát triển liên quan tới khí hậu. Nếu Việt Nam có thể xây dựng một môi trường thật sự thuận lợi thì doanh nghiệp tư nhân sẽ xuất hiện, và khi đó, nguồn tài chính tư nhân chắc chắn sẽ đồng hành", ông nhấn mạnh.
Quỹ 134 triệu USD giúp xúc tác tài chính xanh
3 kịch bản “xanh hóa” ngành giao thông Việt
Hiện nay, ngành giao thông vận tải là một trong những nguồn phát thải CO2 chính ở Việt Nam, do cả lĩnh vực vận tải hành khách lẫn vận tải hàng hoá vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nhiên liệu hóa thạch. Theo dự báo tăng trưởng chung của Việt Nam, nhu cầu dịch vụ vận tải dự kiến sẽ tăng đáng kể vào năm 2050 so với mức năm 2020. Nếu nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu vẫn là dầu, lượng phát thải CO2 sẽ tăng với tốc độ tương tự.
Vingroup huy động được nhiều nguồn vốn xanh nhất Việt Nam
Hai giao dịch lớn nhất, chiếm phần lớn tổng giá trị trái phiếu bền vững và khoản vay xanh ở Việt Nam năm 2021, được thực hiện bởi Vinpearl và VinFast.
Năm 'ông lớn' tài chính bắt tay thúc đẩy kinh tế xanh
Các ngân hàng sẽ hợp tác thúc đẩy áp dụng thông lệ tốt nhất về sản phẩm và dịch vụ xanh, mở ra cơ hội kinh doanh mới, tạo điều kiện cho các nền kinh tế chuyển đổi xanh.
Hai trụ cột trong lộ trình "xanh hóa" ngành giao thông vận tải
Chuyển đổi nhiên liệu và điện khí hóa là những giải pháp mang tính thiết yếu trong ngành giao thông vận tải, góp phần giúp Việt Nam đạt được cam kết về phát thải ròng bằng không năm 2050.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.