Tài chính cho kế hoạch thích ứng biến đổi khí hậu: Ai sẽ chi trả?

Kiều Mai Thứ sáu, 15/07/2022 - 11:21

Theo World Bank, Việt Nam phải huy động một lượng lớn vốn tư nhân, cũng như nguồn lực từ bên ngoài, để có thể tài trợ cho các kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sau hơn hai thập kỷ tăng trưởng ổn định, Việt Nam đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là đạt mức thu nhập cao vào năm 2045. Tuy nhiên, với hơn 3.200 km bờ biển, nhiều thành phố có địa hình trũng thấp và các vùng đồng bằng ven sông, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước biến đổi khí hậu.

Các tính toán ban đầu từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho thấy Việt Nam mất 10 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 3,2% GDP do tác động của biến đổi khí hậu.

Nếu không có các biện pháp thích ứng và giảm thiểu phù hợp, ước tính biến đổi khí hậu sẽ khiến Việt Nam mất khoảng 12% đến 14,5% GDP mỗi năm vào năm 2050 và có thể khiến tới một triệu người vào tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2030.

Để thực hiện lộ trình phát triển thích ứng với khí hậu và phát thải ròng bằng 0, dự kiến Việt Nam sẽ cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP, tương đương khoảng 368 tỷ USD từ nay đến năm 2040, theo “Báo cáo quốc gia về khí hậu và phát triển cho Việt Nam” của World Bank mới đây.

Trong đó, ước tính đóng góp từ khu vực tư nhân sẽ chiếm khoảng một nửa, tương đương 184 tỷ USD, khu vực công có thể đóng góp 130 tỷ USD. Phần còn lại sẽ đến từ các nguồn lực bên ngoài.

Tài chính cho kế hoạch thích ứng biến đổi khí hậu: Ai sẽ chi trả?
Nhu cầu và các nguồn tài chính tiềm năng giai đoạn 2022 - 2040. Nguồn: WB.

Tổ chức này nhấn mạnh: “Khó có khả năng Việt Nam sẽ đủ điều kiện tài trợ mọi giải pháp thích nghi và giảm thiểu biến đổi khí hậu nếu không có sự đóng góp từ các nguồn bên ngoài”.

Ba hành động cần thiết để huy động tài chính

Theo World Bank, khu vực tư nhân sẽ là nòng cốt, và trước hết, Việt Nam cần dồn lực theo đuổi các nỗ lực khuyến khích đầu tư tư nhân, cả vào công nghệ mới và cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu hơn.

Nhìn chung, năng lực tiết kiệm của khu vực tư nhân Việt Nam thuộc nhóm cao nhất trên thế giới, đạt khoảng 20% GDP trong những năm qua. Nguyên tắc tự bảo toàn sẽ là nguồn động lực để các doanh nghiệp và chủ sở hữu bất động sản đầu tư trực tiếp thu nhập giữ lại của họ vào các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, với 80% tiết kiệm tư nhân được chuyển vào khu vực ngân hàng, khả năng đầu tư của khu vực tư nhân sẽ phụ thuộc phần lớn vào hành vi và mức độ sẵn sàng của ngân hàng trong vấn đề cấp vốn cho các dự án liên quan đến khí hậu.

Hiện nay, kinh phí tài trợ cho các chương trình khí hậu chỉ chiếm khoảng 5% tổng vốn tài trợ của các ngân hàng Việt Nam, tương đương khoảng 0,2% GDP năm 2020. Điều này có nghĩa là Việt Nam có tiềm năng đáng kể để tăng cường tài chính xanh, và sử dụng khu vực tài chính làm đòn bẩy nhằm tái phân bổ vốn cho các khoản đầu tư bền vững hơn.

Tài chính cho kế hoạch thích ứng biến đổi khí hậu: Ai sẽ chi trả? 1
Dư nợ cho vay tư nhân về vấn đề khí hậu và tín dụng xanh từ 2016 đến 2019 (tỷ USD).

Sự thiếu hụt các quy trình nội bộ và chuyên môn để đánh giá tài chính xanh là một thách thức chính đối với nhiều ngân hàng. Cùng với đó, một trở ngại khác là vấn đề chênh lệch thời gian khi hầu hết các khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn trong khi đa phần các dự án xanh thường có thời gian triển khai dài hơn.

Việt Nam cũng cần mở rộng thị trường vốn và phát triển hơn nữa thị trường trái phiếu xanh, để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và tài trợ cho phát triển với nhiều nguồn lực hơn, World Bank khuyến nghị.

Thứ hai, nguồn tài chính công phải đóng vai trò xúc tác.

Theo đó, chính phủ có thể đóng góp vào tài trợ cho các lộ trình khử carbon và phục hồi bằng cách thu nhiều thuế hơn và vay trong nước nhiều hơn, đồng thời, có thể vay trên thị trường tài chính trong nước.

Theo một phân tích về tính bền vững nợ được World Bank thực hiện cùng với IMF, Việt Nam có thể huy động khoảng 1 – 1,3% GDP mỗi năm trong điều kiện thị trường hiện tại, mà không gây nguy hiểm cho nợ công và tính bền vững tài khóa theo thời gian.

Quỹ 134 triệu USD giúp xúc tác tài chính xanh

Cùng với đó, cũng có thể tiết kiệm đáng kể nhờ các biện pháp tài khóa nâng cao hiệu quả, bao gồm các cải tiến trong phân bổ và quản lý tài chính đối với các khoản đầu tư công.

Mặc dù vẫn có một số dư địa tài khóa, nhưng sẽ phải cẩn thận để tránh lấn át các khoản đầu tư tư nhân. Khu vực công vẫn đóng vai trò trọng tâm trong trang trải các chi phí ban đầu cho các lộ trình tăng khả năng chống chịu và khử carbon, và giảm rủi ro cho các nhà đầu tư tư nhân, World Bank lưu ý.

Thứ ba, tài chính khí hậu quốc tế và FDI đều đóng vai trò quan trọng.

Mặc dù Việt Nam có thể huy động tài chính công ở trong nước và dịch chuyển một phần tiết kiệm của khu vực tư nhân trong nước cho chương trình nghị sự khí hậu, nhưng các nguồn lực bên ngoài cũng sẽ vẫn quan trọng cho việc đáp ứng các mục tiêu khí hậu quốc gia.

Nếu không thì việc chỉ nỗ lực huy động từ nguồn tài chính trong nước sẽ tác động bất lợi đối với các nhu cầu xã hội và kinh tế khác, và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tham vọng quốc gia mong muốn đạt vị trí quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Một kênh tài trợ quốc tế khác có thể là thông qua hiện diện của các công ty đa quốc gia và các khoản đầu tư mới tiềm năng từ nước ngoài.

Theo Tổng cục Thống kê, cả nước có hơn 220.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm các công ty lớn có trách nhiệm môi trường và xã hội về khử carbon trong chuỗi giá trị và bảo vệ các tài sản dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu.

Do đó, chính phủ có thể xem xét sử dụng các biện pháp khuyến khích (chẳng hạn như giảm thuế, trợ cấp hoặc tinh giản các thủ tục) để hướng các nguồn tiền này vào các hoạt động giảm nhẹ hoặc thích ứng với khí hậu.

Một điều có thể cân nhắc sẽ là thay các ưu đãi thuế hiện tại đối với FDI, tương đương số giảm thu khoảng 1,5% GDP, bằng các khoản tín dụng thuế dành cho các khoản đầu tư liên quan đến khí hậu hoặc chuyển giao công nghệ xanh do cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài thực hiện. Những sáng kiến như vậy đã chứng tỏ tương đối có hiệu quả ở các quốc gia đang nổi và quốc gia công nghiệp. 

World Bank: 5 ưu tiên giúp Việt Nam ‘sống tốt’ giữa biến đổi khí hậu

World Bank: 5 ưu tiên giúp Việt Nam ‘sống tốt’ giữa biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  2 năm
World Bank nhấn mạnh tính cấp thiết của việc thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời cần triển khai nhiều chính sách và đầu tư công, tư để giảm cường độ carbon trong tăng trưởng tại Việt Nam.
World Bank: 5 ưu tiên giúp Việt Nam ‘sống tốt’ giữa biến đổi khí hậu

World Bank: 5 ưu tiên giúp Việt Nam ‘sống tốt’ giữa biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  2 năm
World Bank nhấn mạnh tính cấp thiết của việc thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời cần triển khai nhiều chính sách và đầu tư công, tư để giảm cường độ carbon trong tăng trưởng tại Việt Nam.
Giám đốc World Bank: Hai lưu ý giúp Đà Nẵng hút đầu tư, nâng tầm thành phố

Giám đốc World Bank: Hai lưu ý giúp Đà Nẵng hút đầu tư, nâng tầm thành phố

Leader talk -  2 năm

Để đạt được những tham vọng trong thời gian tới, chuyên gia World Bank cho rằng thành phố cần cân nhắc kỹ lưỡng việc lập quy hoạch, kế hoạch và tạo nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng công.

Chuyên gia World Bank: Đã đến lúc Việt Nam nâng cấp thành thị trường mới nổi

Chuyên gia World Bank: Đã đến lúc Việt Nam nâng cấp thành thị trường mới nổi

Leader talk -  2 năm

Nâng cấp thành thị trường mới nổi không chỉ giúp cải thiện về chất lượng, mà còn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế thứ hạng lớn đến Việt Nam.

World Bank bày cách chuyển dịch năng lượng bền vững tại Việt Nam

World Bank bày cách chuyển dịch năng lượng bền vững tại Việt Nam

Leader talk -  2 năm

Theo chuyên gia World Bank, chuyển đổi của ngành năng lượng có thể trở thành động lực mạnh mẽ để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển, cũng như tham vọng về khí hậu của Việt Nam tại COP26.

World Bank: Ba hướng hành động quan trọng cho phục hồi kinh tế

World Bank: Ba hướng hành động quan trọng cho phục hồi kinh tế

Tiêu điểm -  2 năm

World Bank lưu ý chính sách tài khóa chủ động hơn sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  2 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Phát triển bền vững -  2 giờ

Các nhà sản xuất lúa phát thải thấp cần bù đắp về kinh tế để cân đối được các chi phí giảm phát thải khí nhà kính.

ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của châu Á

ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của châu Á

Tiêu điểm -  3 giờ

“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc đã đưa các giải pháp phát triển bền vững tiên tiến vào các hoạt động cốt lõi với cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040.

Hành trình 28 năm VIB sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

Hành trình 28 năm VIB sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Suốt gần ba thập kỷ đồng hành, VIB luôn lấy khách hàng làm trọng tâm cho mọi sự nỗ lực sáng tạo về sản phẩm dịch vụ để luôn là một phần trong đời sống và những câu chuyện độc bản của hàng triệu khách hàng.

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Tiêu điểm -  5 giờ

Sáng 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị. TheLEADER trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Sáu giải pháp của Chính phủ nhằm khắc phục hậu quả bão Yagi

Sáu giải pháp của Chính phủ nhằm khắc phục hậu quả bão Yagi

Tiêu điểm -  6 giờ

Chính phủ ban hành giải pháp khắc phục bão Yagi như giảm lãi suất, miễn giảm thuế, hỗ trợ tài chính, khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh.