Tại sao Starbucks Việt Nam chỉ có ở 4 thành phố sau 7 năm?

Quỳnh Chi Thứ năm, 09/01/2020 - 08:00

Bà Patricia Marques, Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam cho biết, những thách thức trong việc lựa chọn một địa điểm mới để mở cửa hàng phải được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo đúng chiến lược và mô hình kinh doanh của Starbucks tại Việt Nam.

Bà Patricia Marques, Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam

Tháng Hai năm nay đánh dấu kỷ niệm tròn bảy năm Starbucks có mặt tại Việt Nam với 63 cửa hàng ở TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Hải Phòng, trong đó bao gồm một cửa hàng sẽ được khai trương vào ngày 9/1/2020 tại Hà Nội.

Bảy năm lớn mạnh cùng những kết quả đã đạt được về kinh doanh với hơn 1.000 nhân viên tại 4 thành phố lớn của Việt Nam là điều khiến bà Patricia Marques, Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam cảm thấy rất hạnh phúc và "không thể than vãn về điều gì cả". Bà cho biết đang hy vọng trong năm tới sẽ mở thêm một số cửa hàng, nghiên cứu thêm địa điểm tại các thành phố mới. 

Trong bối cảnh cạnh tranh diễn ra khá mạnh mẽ giữa các chuỗi kinh doanh cà phê trong và ngoài nước tại thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam, dường như bà Patricia Marques khá tự tin khi cho rằng đường đi của Starbucks vẫn khác biệt mặc dù chưa thể khẳng định được khó khăn hay không. Bà Patricia cũng cho rằng, chính người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi rất lớn từ sự cạnh tranh này với nhiều lựa chọn và dịch vụ tốt hơn. 

"Starbucks rất vui với kết quả đạt được trong bảy năm qua. Theo kế hoạch, chúng tôi còn phát triển nhiều hơn nữa chứ không chỉ dừng lại ở đó. Tuy nhiên, nhanh hay chậm, nhiều hay ít tuỳ thuộc từng công ty. Các doanh nghiệp khác có thể đầu tư để phát triển với tốc độ nhanh hơn nhưng Starbucks cũng có cách phát triển riêng", bà Patricia nói. 

Tại sao Starbucks Việt Nam chỉ có ở 4 thành phố sau 7 năm?
Starbucks luôn đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các cửa hàng trên toàn Việt Nam

Mặc dù nhiều khách hàng không ngừng bày tỏ mong muốn có thể thưởng thức đồ uống của Starbucks tại nơi họ sinh sống như Vinh, Quy Nhơn, Bắc Ninh hay Nha Trang nhưng với nữ tướng Starbucks Việt Nam, việc chọn lựa một địa điểm mới cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo được chiến lược và mô hình kinh doanh của hãng. 

Trong đó, một địa điểm mới phải đảm bảo tiềm năng gia tăng số lượng cửa hàng để có thể cân đối được chi phí, đặc biệt là chi phí kho vận. Bà Patricia lý giải, tất cả sản phẩm phải được đưa về một mối (thường là ở TP. HCM) trước hai tháng rồi mới làm các thủ tục, phân bổ ra các thị trường để đảm bảo tất cả cửa hàng trên toàn quốc đều có sản phẩm trong cùng một ngày. Chẳng hạn, không để xảy ra trường hợp phin pha cà phê mới chưa kịp chuyển về Vinh nên bán ở TP. HCM trước.

Đặc biệt, Starbucks kinh doanh theo chuỗi nên tất cả sản phẩm phải giống nhau. Do đó, Starbucks Việt Nam không thu mua cà phê trực tiếp từ thị trường. Cà phê nguyên liệu thô từ khắp nơi trên thế giới đều do công ty mẹ tại Mỹ thu mua thông qua các công ty thương mại, sau đó được mang về Mỹ, rang xay chế biến rồi mới phân phối đi khắp các công ty trên thế giới nhằm đảm bảo hương vị ở tất cả các cửa hàng đều đạt một chuẩn chung.

Công ty mẹ Starbucks hiện cũng thu mua cà phê arabica của Việt Nam, nhưng số lượng không nhiều vì Việt Nam dù có sản lượng cà phê đứng thứ hai thế giới song chủ yếu trồng robusta. Cà phê arabica mà Starbucks sử dụng có hương vị thanh hơn, không nồng như robusta. 

Ngoài ra, vấn đề nhân sự và đối tác cũng là yếu tố quan trọng cần cân nhắc. Thứ nhất, nếu một thành phố có 20 quán tương đương hơn 100 nhân sự thì sẽ có thể hỗ trợ lẫn nhau khi cần. Nếu chỉ có một quán đơn lẻ thì khi cần sẽ phải điều động nhân sự từ Hà Nội hoặc TP. HCM. Thứ hai, các thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM rất dễ tìm đối tác nhưng ở các thành phố khác thì chưa chắc tìm được người cung cấp bánh hay sữa có dịch vụ tốt nhất và đạt tiêu chuẩn chung như ở Hà Nội và TP. HCM. 

Tuy nhiên, bà Patricia nhìn nhận, thử thách thực ra cũng là cơ hội. Khi Starbucks mở ra các thị trường mới, nhân sự có cơ hội được trở về quê hương làm việc. Cơ hội phát triển, thăng tiến tại các thị trường mới này chắc chắn sẽ rất lớn. Mở một cửa hàng đầu tiên sẽ cần nhiều nhân viên nhưng đến cửa hàng thứ hai, thứ ba sẽ cần thêm người quản lý, giám sát...

Tại sao Starbucks Việt Nam chỉ có ở 4 thành phố sau 7 năm? 1
Các thiết kế mới của Starbucks mang cảm hứng Việt

Trong câu chuyện kế hoạch của Starbucks, bà Patricia cho biết rất vui khi sau bảy năm ấp ủ nhưng chưa chọn lựa được thiết kế ưng ý nhất, đến ngày 8/1/2020, hãng đã có thể cho ra mắt các thiết kế mới độc quyền, tôn vinh văn hóa Việt bao gồm phin pha cà phê Việt Nam, Bộ sưu tập ly cốc mang tên “Vietnam Been There” và thẻ Starbucks Việt Nam.

Lấy cảm hứng từ văn hóa cà phê Việt Nam, bộ phin pha cà phê Việt Nam được tái thiết kế từ chiếc phin truyền thống với cải tiến mới về thiết kế lẫn công năng nhưng vẫn có sự kết hợp hài hoà với các yếu tố phương Tây trong chất liệu. Trong khi đó, bộ sưu tập “Vietnam Been There” ghi dấu những hình ảnh mang tính biểu tượng của Việt Nam. Đặc biệt, Starbucks ra mắt thẻ Starbucks thiết kế độc quyền tại Việt Nam, khắc họa vẻ đẹp thanh cao của quốc hoa Việt Nam - hoa sen.

"Chúng tôi sẽ không ngừng đổi mới để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng của mình”, bà Patricia Marques khẳng định. 

Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam: Chúng tôi đến Việt Nam để kiếm tiền, không phải để tiết kiệm

Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam: Chúng tôi đến Việt Nam để kiếm tiền, không phải để tiết kiệm

Leader talk -  6 năm
Theo Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam Patricia Marques, thương hiệu cà phê hàng đầu thế giới không cần thay đổi để hoà hợp với văn hoá của người Việt bởi họ luôn muốn được thưởng thức một cốc Starbucks có hương vị giống với thức uống được bán ở bất kỳ cửa hàng Starbucks nào trên thế giới.
Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam: Chúng tôi đến Việt Nam để kiếm tiền, không phải để tiết kiệm

Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam: Chúng tôi đến Việt Nam để kiếm tiền, không phải để tiết kiệm

Leader talk -  6 năm
Theo Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam Patricia Marques, thương hiệu cà phê hàng đầu thế giới không cần thay đổi để hoà hợp với văn hoá của người Việt bởi họ luôn muốn được thưởng thức một cốc Starbucks có hương vị giống với thức uống được bán ở bất kỳ cửa hàng Starbucks nào trên thế giới.
Giải mã câu chuyện thành công của Starbucks, Slack, Pinterest

Giải mã câu chuyện thành công của Starbucks, Slack, Pinterest

Diễn đàn quản trị -  5 năm

Những doanh nghiệp nhanh nhạy và có khả năng chuyển hướng chiến lược sẽ là người giành chiến thắng cuối cùng.

Starbucks Việt Nam gây quỹ cho trẻ em dân tộc Thái tại Hòa Bình

Starbucks Việt Nam gây quỹ cho trẻ em dân tộc Thái tại Hòa Bình

Nhịp cầu kinh doanh -  5 năm

Starbucks Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ hơn với cộng đồng qua các dự án xã hội tại Hà Nội và Hòa Bình.

Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam: Chúng tôi đến Việt Nam để kiếm tiền, không phải để tiết kiệm

Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam: Chúng tôi đến Việt Nam để kiếm tiền, không phải để tiết kiệm

Leader talk -  6 năm

Theo Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam Patricia Marques, thương hiệu cà phê hàng đầu thế giới không cần thay đổi để hoà hợp với văn hoá của người Việt bởi họ luôn muốn được thưởng thức một cốc Starbucks có hương vị giống với thức uống được bán ở bất kỳ cửa hàng Starbucks nào trên thế giới.

Starbucks Việt Nam ra mắt thẻ và ứng dụng di động thanh toán thay thế tiền mặt

Starbucks Việt Nam ra mắt thẻ và ứng dụng di động thanh toán thay thế tiền mặt

Nhịp cầu kinh doanh -  6 năm

Với việc ra mắt thẻ thành viên và ứng dụng trên điện thoại thông minh như một phương thức thay thế cho thanh toán tiền mặt, Starbucks không để mình nằm ngoài xu hướng 4.0.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  9 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  12 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  13 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  13 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  13 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.

Đọc nhiều