Tham vọng tỷ đô của Danh Khôi
Lãnh đạo Tập đoàn Danh Khôi hé lộ đề án tái cấu trúc thông qua việc sáp nhập các thành viên thuộc cùng hệ sinh thái.
Tập đoàn Danh Khôi sẽ phát hành tối đa hơn 46,2 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, nâng vốn điều lệ lên gần 1.400 tỷ đồng.
Theo kế hoạch dự kiến, Tập đoàn Danh Khôi (mã chứng khóa: NRC) sẽ phát hành tối đa hơn 46,2 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, nâng vốn điều lệ lên gần 1.400 tỷ đồng.
Các phương án thực hiện kế hoạch tăng vốn cùng nhiều nội dung quan trọng khác sẽ được trình bày tại Đại hội cổ đông thường niên Công ty Cổ phần Tập đoàn Danh Khôi, tổ chức vào ngày 28/4/2022.
Theo tài liệu được công bố trước thềm đại hội, năm 2021, Tập đoàn Danh Khôi đạt doanh thu 444 tỷ đồng so với mục tiêu 1.100 tỷ đồng. Song, các chỉ số tài chính khác gồm lợi nhuận trước và sau thuế, lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đều vượt kế hoạch đặt ra và tăng trưởng vượt bậc so với năm 2020.
Cụ thể, lợi nhuận trước thuế đạt 259 tỷ đồng, vượt 29% so với kết hoạch 200 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế hơn 195 tỷ đồng; tăng trên 8,2% so với kế hoạch 180 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 2.644 đồng.
Năm 2022, Danh Khôi đặt mục tiêu doanh thu thuần 905 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 200 tỷ đồng. Đáng chú ý là kế hoạch tăng vốn điều lệ từ hơn 881 tỷ đồng hiện nay lên 1.389 tỷ đồng.
Để thực hiện kế hoạch tăng vốn này, Danh Khôi trình đại hội 2 phương án phát hành. Một là phát hành hơn 4,4 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 44 tỷ đồng để chi trả cổ tức năm 2021, tương ứng với tỷ lệ là 5%. Nguồn vốn phát hành lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Thời gian thực hiện chậm nhất là tháng 10/2022.
Hai là phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với số lượng tối đa là 46,2 triệu cổ phiếu. Căn số lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm phát hành (sau khi trả cổ tức bằng cổ phiếu 5%), HĐQT quyết định số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành theo tỷ lệ thực hiện quyền mua là 2:1 nhưng đảm bảo số lượng cổ phiếu phát hành không vượt quá con số trên.
Danh Khôi cho biết, số tiền huy động từ đợt chào bán sẽ được sử dụng để bổ sung nguồn vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty.
Trong vai trò chủ đầu tư và nhà phát triển bất động sản, Tập đoàn Danh Khôi đã - đang và vẫn đang tiếp tục triển khai nhiều dự án trải dài các tỉnh thành như: Dự án Aria Đà Nẵng Hotel & Resort với tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng, Dự án The Royal Boutique Hotel & Condo Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư 3.109 tỷ đồng, Dự án Nhơn Hội New City (Phân khu 4) với tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng.
Dự án Nhơn Hội New City (Phân khu 2) với tổng vốn đầu tư 2.871 tỷ đồng, Dự án Kỳ Co Gateway với tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng, Dự án The Aston Luxury Residence (Nha Trang) với tổng vốn đầu tư 6.400 tỷ đồng, Dự án Aria Vũng Tàu Hotel & Resort với tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng và dự án Barya Citi (Bà Rịa - Vũng Tàu) với tổng vốn đầu tư 660 tỷ đồng.
Kế hoạch từ năm 2022, Danh Khôi tiếp tục triển khai các dự án đang phát triển đồng thời với đẩy mạnh M&A các quỹ đất lớn; tập trung đầu tư vào dự án quy mô lớn ven biển và ven TP.HCM.
Các sản phẩm chủ yếu là đất nền, căn hộ, biệt thự và một số dòng sản phẩm khác như khu đô thị, khu nghỉ dưỡng dành cho người lớn tuổi, tòa nhà văn phòng…
Song song với hoạt động bất động sản, Tập đoàn Danh Khôi cũng đang hướng đến mục tiêu trở thành tập đoàn đầu tư đa ngành, xây dựng hoàn chỉnh hệ sinh thái toàn diện nhằm tối đa hóa lợi ích của từng lĩnh vực, bao gồm bất động sản - y tế - dịch vụ (phát triển nguồn lực, xây dựng, khai thác vận hành và quản lý tài sản…)
Với sự thích ứng linh hoạt cùng tầm nhìn chiến lược nhạy bén, Tập đoàn Danh Khôi đã sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới với tăng tốc tăng trưởng mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu trở thành nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam và vươn tầm quốc tế.
Lãnh đạo Tập đoàn Danh Khôi hé lộ đề án tái cấu trúc thông qua việc sáp nhập các thành viên thuộc cùng hệ sinh thái.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.