Doanh nghiệp
Thấy gì từ mục tiêu 5 tỷ USD xuất khẩu phần mềm của FPT?
Năng lực trong những mảng công nghệ mới được xem là "vũ khí" để FPT cạnh tranh với các công ty cùng ngành đến từ Ấn Độ, Trung Quốc và hướng tới cột mốc 5 tỷ USD.
Lãnh đạo FPT cho biết, tập đoàn đặt kế hoạch năm 2030 sẽ đạt mục tiêu doanh thu xuất khẩu phần mềm 5 tỷ USD, từ đó nâng cao vị thế trong nhóm doanh nghiệp dịch vụ công nghệ thông tin trên toàn cầu.
Nói về cột mốc 1 tỷ USD xuất khẩu phần mềm, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT tin rằng, 1 tỷ USD đầu tiên không đơn thuần là con số mà là cuộc đời, cả thời thanh niên, những ngày đẹp nhất, sôi nổi nhất với ông.
"Đây còn từng là ước mơ và đã thành hiện thực, hơn nữa còn là hy vọng rất lớn mà chính chúng tôi không nghĩ đến ngay từ những ngày đầu", ông Bình nói.
25 năm trước, đội ngũ FPT từ chưa biết làm phần mềm, phải đi xin công việc thì đến nay đã cùng bàn việc với đối tác và chuyển đổi số cho rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới.
Chia sẻ về câu chuyện ngành phần mềm, người đứng đầu Tập đoàn FPT cho rằng, đây là ngành mang tính đặc thù, số tiền lớn nhất được đầu tư không để làm việc khác ngoài đào tạo và nâng cao trình độ nhân sự.
"Nghề này bắt nguồn từ con người và khó nhất cũng là con người", ông Bình nhấn mạnh.
Là người trực tiếp dẫn dắt hoạt động xuất khẩu phần mềm FPT tới cột mốc tỷ USD, bà Chu Thị Thanh Hà, Chủ tịch FPT Software cho biết, bí quyết chính là tinh thần học hỏi.

Theo bà Hà, mỗi năm người FPT Software đều có thêm một chứng chỉ mới. Những chứng chỉ danh giá đã giúp công ty tiếp cận và làm việc sâu hơn với khách hàng.
"Bên cạnh đó, chúng tôi tạo dựng môi trường kiến tạo hạnh phúc. FPT mong muốn nhân viên phát huy tối đa năng lực trong môi trường hạnh phúc với nhiều sự kiện, chiến dịch được đông đảo các bạn tham gia", bà Hà nói.
Đặc biệt, FPT Software cũng nhiều năm liên tục thu hút các chuyên gia công nghệ nước ngoài trong lĩnh vực: công nghệ ô tô, sức khỏe… với mong muốn mỗi lĩnh vực có tên một người FPT trong danh sách 100 người giỏi nhất.
Nói về mục tiêu doanh thu 5 tỷ USD xuất khẩu phần mềm vào năm 2023, ông Phạm Minh Tuấn, Tổng giám đốc FPT Software tin rằng, điều này là hoàn toàn có cơ sở.
Ông Tuấn cho biết, hiện tại thị phần của FPT tại Mỹ và Châu Âu hiện còn nhỏ nên dư địa phát triển là rất lớn. Thị trường Châu Âu hiện đang chiếm 7% doanh thu tại nước ngoài của FPT, nên đây có thể là động lực tăng trưởng trong thời gian tới.
Thông thường, các công ty công nghệ hàng đầu hiện nay chỉ mạnh ở một thị trường, còn ở FPT lại có được sự cân bằng, làm được cho cả Nhật, Mỹ, Hàn, Châu Âu...
Theo lãnh đạo FPT, trước đây FPT Software phụ thuộc nhiều vào Nhật Bản nhưng hiện giờ công ty thực hiện chiến lược cân bằng, phát triển song song giữa các thị trường gồm Mỹ, Nhật và APAC, mỗi thị trường 30-35%, đảm bảo tăng trưởng trên 25%.

Đồng thời, công ty cũng có sự chuyển dịch khách hàng, cụ thể từ năm 2018 với "chiến lược săn cá voi" chỉ tập trung vào khách hàng doanh thu triệu USD và hiện 80% khách hàng mang lại doanh thu triệu USD cho FPT Software.
Lãnh đạo FPT cho biết, với chiến lược đi trước đón đầu, tập đoàn tập trung nghiên cứu những công nghệ mới nhất và dịch chuyển mạnh mẽ sang những công đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị công nghệ.
Doanh thu từ dịch vụ chuyển đổi số chiếm gần 50% tổng doanh thu từ dịch vụ công nghệ thông tin tin cho thị trường nước ngoài. Trong đó, tập trung vào các công nghệ mới như Cloud - chiếm 40% doanh thu dịch vụ chuyển đổi số; các công nghệ khác như AI, phân tích dữ liệu chiếm 12%; RPA & Lowcode chiếm 10%...
Năng lực trong những mảng công nghệ mới cũng là "vũ khí" để FPT cạnh tranh với các công ty cùng ngành đến từ Ấn Độ, Trung Quốc để có được những hợp đồng, khách hàng quy mô doanh số trăm triệu USD, cũng như đóng vai trò thầu chính trong các dự án lớn.
Năm 2023, hồ sơ khách hàng của FPT lần đầu tiên có khách hàng đạt quy mô doanh số trên 200 triệu USD. Khách hàng này có trụ sở tại Mỹ, là công ty duy nhất trên thế giới cung cấp bộ giải pháp đầy đủ cho nhà phân phối ô tô như hàng tồn kho, tiếp thị, bán hàng, hậu mãi, vận hành.
Vượt qua hơn 100 nhà thầu quốc tế, FPT trở thành đối tác chính, tư vấn và cung cấp giải pháp toàn diện, từ nền tảng vận hành doanh nghiệp đến chuyển đổi số quy trình nghiệp vụ giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng tốc thời gian bán lẻ, giúp khách hàng bán hơn 5 triệu xe mỗi năm tại Mỹ và tối ưu chi phí.
Tại Malaysia, FPT đã vượt qua hàng chục đối thủ mạnh như: Accenture, IBM, Tech Mahidra… trở thành top 3 nhà thầu chính thực hiện các dự án chuyển đổi số, nhà cung cấp dịch vụ duy nhất trên nền tảng Microsoft cho tập đoàn dầu khí hàng đầu hàng đầu Malaysia trong suốt hơn 15 năm qua.
Ông Trương Gia Bình: Đã đến lúc thế giới cần Việt Nam
Tổng thống Indonesia thăm nhà máy VinFast
Sau chuyến thăm, Tổng thống Indonesia bày tỏ vui mừng và cho biết sẽ tạo điều kiện để VinFast sớm hoàn tất các thủ tục đầu tư sản xuất và kinh doanh tại thị trường Indonesia.
Quỹ đất để dành của Taseco Land
Ban lãnh đạo công ty cho biết đang nghiên cứu hơn 30 dự án với tổng diện tích hơn: 2.700 ha tại các tỉnh thành: Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Bình, Đồng Nai….
Ông Trương Gia Bình: Đã đến lúc thế giới cần Việt Nam
Theo Chủ tịch Tập đoàn FPT - Trương Gia Bình, Việt Nam đang trở thành điểm đến mới của thế giới, đã vươn lên số 2 thế giới về phần mềm, chỉ sau Ấn Độ.
Bamboo Capital và BCG Land sắp chuyển nhượng hai dự án
Bamboo Capital và BCG Land bán cổ phần tại 2 công ty bất động sản để dồn lực thực hiện các dự án hiện hữu
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
'Mắc kẹt' tại dự án Thịnh Liệt, Tổng công ty Licogi mất cân đối tài chính nghiêm trọng
Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Bỏ thuế khoán khiến Bóng đèn phích nước Rạng Đông mất hàng trăm tỷ đồng
Với hệ thống 24.000 điểm bán trên khắp cả nước, phần nhiều là hộ kinh doanh, RAL dự báo, áp lực chi phí khiến các đại lý là hộ kinh doanh yêu cầu RAL giảm giá và tăng chiết khấu.
Kinh tế học hài hước
Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.
PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil
PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.
MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre
Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI
Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.