Tài chính
Thống đốc Lê Minh Hưng: Cho vay đầu tư chứng khoán được kiểm soát chặt chẽ
Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian qua, điều hành tín dụng được thực hiện một cách nhất quán, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đặc biệt là tín dụng vào thị trường chứng khoán để không gây biến động trên thị trường chứng khoán.

Phát biểu giải trình trước Quốc hội chiều ngày 29/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, thời gian qua, hiệu quả công tác điều hành và hoạch định các chính sách, đặc biệt là chính sách tiền tệ và tài khóa đạt được kết quả rất tốt, Báo điện tử Chính phủ đưa tin.
Cụ thể, về việc điều hành về kiểm soát lạm phát, trong điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính giữ được sự ổn định của lạm phát cơ bản ở mức thấp. Lạm phát cơ bản năm 2016 bình quân chỉ ở mức 1,83%, năm 2017 ở mức 1,14% và 9 tháng 2018 trưởng mức 1,41%.
Việc điều hành ổn định và hiệu quả của chính sách tiền tệ tạo dư địa cho các bộ, ngành, trong đó có Bộ Tài chính điều hành các mặt hàng quản lý giá của nhà nước giữ được mục tiêu lạm phát của các năm là dưới mục tiêu mà Quốc hội đã đề ra.
Bên cạnh đó, trong điều hành vĩ mô, vừa qua cá nhân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Tài chính đã trao đổi rất chặt chẽ để điều tiết lượng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước về Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo giữ ổn định thanh khoản, ổn định lãi suất và không gây sức ép lên thị trường tiền tệ cũng như là lạm phát, qua đó đạt được hiệu quả rất cao trong việc giữ ổn định các nền tảng vĩ mô.
Vấn đề thứ hai là trong giai đoạn từ đầu nhiệm kỳ đến nay, nhu cầu phát hành trái phiếu Chính phủ rất lớn. Công tác điều hành chính sách tiền tệ cùng với chính sách tài khóa phối hợp chặt chẽ và hiệu quả đã giữ được ổn định được mặt bằng lãi suất trên thị trường tiền tệ, đảm bảo được nhu cầu phát hành trái phiếu Chính phủ và gia tăng được kỳ hạn phát hành, tăng được thời gian phát hành dài hơn và đặc biệt nữa là lãi suất của các kỳ hạn cũng giảm.
Vấn đề thứ ba được Thống đốc Lê Minh Hưng chia sẻ tại hội trường Quốc hội là trong điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương để điều hành chính sách tỷ giá một cách ổn định, theo mục tiêu xuyên suốt là ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Qua đó, chúng ta giữ được ổn định thị trường ngoại hối thông suốt, qua đó giảm áp lực trả nợ nước ngoài của ngân sách nhà nước.
Vấn đề thứ tư, trong quản lý hoạt động của thị trường chứng khoán, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, hai bộ ngành thường xuyên phối hợp trong điều hành tín dụng.
“Chúng tôi điều hành tín dụng một cách nhất quán, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đặc biệt là tín dụng vào thị trường chứng khoán để không gây biến động trên thị trường chứng khoán, qua đó giữ ổn định luồng vốn đầu tư vào thị trường” – Thống đốc chia sẻ
Khi thị trường có diễn biến đột xuất, lãnh đạo các bộ và Thống đốc đều phối hợp chặt chẽ để chỉ đạo các đơn vị chức năng kịp thời công bố các thông tin định kỳ về thị trường để củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Vấn đề thứ năm, theo Thống đốc Lê Minh Hưng, trong công tác phối hợp làm việc với các tổ chức quốc tế, các bộ, đặc biệt là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã làm việc với các tổ chức quốc tế, qua đó cung cấp thông tin một cách định kỳ, kỹ lưỡng và minh bạch, tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế có đánh giá khách quan và chính xác về tình hình kinh tế vĩ mô để củng cố lòng tin của các nhà đầu tư vào điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ và của các bộ, ngành.
Thời gian tới, trên cơ sở kết quả đạt được sẽ tiếp tục tục hiện nhất quán chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ, các bộ, ngành trong đó Bộ Tài chính và NHNN phối hợp chặt chẽ, để kiểm soát, bảo đảm giữ được mục tiêu lạm phát ở mức Quốc hội đã thông qua.
Cũng qua đó phối hợp điều tiết lượng tiền gửi Kho bạc Nhà nước ở hệ thống ngân hàng để giữ ổn định mặt bằng lãi suất và thị trường tiền tệ cũng như giảm nghĩa vụ nợ của ngân sách nhà nước.
“Chúng tôi cũng tiếp tục phối hợp cùng Bộ Tài chính tính toán thời điểm, liều lượng phát hành trái phiếu phù hợp để không gây áp lực lên thị trường tiền tệ. Đồng thời, báo cáo Chính phủ, các cơ quan chức năng quyết định, xem xét bố trí nguồn vốn theo quy định của pháp luật để tăng vốn cho các ngân hàng thương mại Nhà nước, đủ cơ sở nền tảng tài chính cho các ngân hàng này tiếp tục hoạt động tốt trên thị trường” – Thống đốc nói.
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói gì về khống chế tăng trưởng tín dụng 17%?
Ba trụ cột cho tham vọng lãi nghìn tỷ của chứng khoán VIX
VIX xác định rõ ba trụ cột chiến lược là môi giới, dịch vụ tài chính và đầu tư tự doanh cho năm 2025.
Không nhân viên môi giới, TCBS vẫn dẫn đầu lợi nhuận mảng môi giới chứng khoán
Mức lợi nhuận môi giới gần 100 tỷ đồng của TCBS trong quý đầu năm phản ánh hiệu quả từ chiến lược kinh doanh khác biệt mà công ty đang theo đuổi.
Đằng sau động thái đóng cửa loạt phòng giao dịch của VietinBank
Tới đây, VietinBank sẽ còn tiếp tục cắt giảm hàng trăm phòng giao dịch trên cả nước, chuẩn bị cho cuộc "thay da đổi thịt" trong nhóm ngân hàng Big4.
Xuất hiện thêm một quỹ ngoại nắm vốn ACB
ACB vừa ghi nhận sự xuất hiện của quỹ hưu trí quốc gia Malaysia là Employees Provident Fund Board (EPF) với tỷ lệ sở hữu hơn 1% vốn điều lệ.
Xử lý cổ phiếu của Trầm Bê: Bước cuối trong hành trình tái cấu trúc Sacombank
Thách thức cuối cùng trong hành trình tái cơ cấu của Sacombank nằm ở việc xử lý hơn 600 triệu cổ phiếu STB thuộc sở hữu của ông Trầm Bê và những người liên quan.
MWG báo doanh thu tăng 13%, giữ nguyên kế hoạch năm bất chấp lo ngại thuế Mỹ
Thế Giới Di Động tự tin vào sự hợp tác chặt chẽ với các nhãn hàng, nhà cung cấp nên có nhiều lợi thế kinh doanh.
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng để tăng cung, giảm giá bất động sản
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt xử lý các hành vi tạo giá ảo, đầu cơ, thao túng thị trường bất động sản; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc để giảm giá nhà, đặt mục tiêu mọi người dân đều có chỗ ở.
Chính phủ chỉ đạo nóng về sầu riêng
Sầu riêng gặp khó khăn khi xuất khẩu, Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và môi trường cơ cấu lại ngành hàng và diện tích trồng sầu riêng theo hướng bền vững.
Cách Be Group biến những chiếc xe máy mưu sinh thành đầu tàu nền kinh tế công nghệ
Từ những chiếc xe công nghệ hai bánh, một nền kinh tế siêu ứng dụng đang được hình thành, với trái tim là nền tảng công nghệ và sắp tới là AI.
Giấy chứng nhận xuất xứ: 'Chìa khoá vàng' hay 'con dao hai lưỡi' trước thuế Mỹ
Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng lợi thế thuế quan tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Kiếm tiền thời khủng hoảng
Khám phá khung phân tích và kịch bản hành động từ cuốn sách "Kiếm tiền thời khủng hoảng" giúp lãnh đạo doanh nghiệp nhận diện khủng hoảng, quản trị rủi ro.
CSMO Vietnam tổ chức đại hội lần thứ 3 kỷ niệm 10 năm thành lập
CSMO Vietnam nhiệm kỳ 2025 – 2030 cam kết nâng cao năng lực quản trị sales và marketing cho doanh nghiệp Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế quốc gia.