Tiêu điểm
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói gì về khống chế tăng trưởng tín dụng 17%?
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, mức tăng trưởng tín dụng 17% của năm 2018 là một chỉ tiêu phù hợp để vừa đạt được tăng trưởng cũng như bảo đảm kiểm soát lạm phát.
Theo báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2018 của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tăng trưởng tín dụng 8 tháng đầu năm 2018 đang ở mức 8,18%.
Với mức 8,18% nói trên, tăng trưởng tín dụng 8 tháng đầu năm nay đang ở mức thấp nhất trong bốn năm trở lại đây.
Cụ thể, tháng 8/2017, tăng trưởng tín dụng ước tính theo cập nhật của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia là 11,5% so với cuối năm 2016. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng tính đến 31/8/2016 so với cuối năm liền trước là 9,67%; tính đến hết tháng 8/2015 tăng trưởng tín dụng ở mức 10,23% so với cuối năm 2014.
Với kết quả trên, tăng trưởng tín dụng tháng 8/2018 tiếp tục thể hiện nhịp thấp với tốc độ khá đều qua các tháng từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, theo chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành, nửa cuối 2018 sẽ không tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho hầu hết các ngân hàng thương mại.
Về vấn đề này, trước câu hỏi đặt ra rằng chỉ số tăng trưởng tín dụng của năm 2018 có quá thấp trong khi nhu cầu vốn cho những tháng cuối năm rất cao, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2018, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho rằng, chỉ số tín dụng là chỉ số điều hành vĩ mô để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ. Vì vậy để có được chỉ số tín dụng hợp lý đối với nền kinh tế là yêu cầu rất cao, phải thực hiện đồng thời.
Theo đó, thứ nhất là tạo điều kiện hỗ trợ vốn cho nền kinh tế. Thứ hai phải thực hiện được mục tiêu kiểm soát lạm phát; đến thời điểm hiện nay cũng đã hết 8 tháng và tăng trưởng nền kinh tế nhìn chung rất khả quan.
Kiểm soát lạm phát mặc dù dưới 4% nhưng vẫn cần cảnh giác với việc này từ nay đến cuối năm. Chính vì vậy, theo ông Tú, việc điều hành chỉ số tăng trưởng tín dụng, đặt ra ngay từ đầu năm là khoảng 17% cũng có thể thấp hơn hoặc cao hơn tùy theo nhu cầu thực tế của nền kinh tế.
Đến thời điểm 30/8, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 8,5%, mới được một nửa so với chỉ tiêu 17%. Với tính toán hiện nay, 17% có thể là một chỉ tiêu phù hợp để vừa đạt được tăng trưởng cũng như bảo đảm được kiểm soát lạm phát.
Về vấn đề nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đặc biệt với những lĩnh vực ưu tiên, ưu đãi, theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ đều đã có kế hoạch và các ngân hàng thương mại vẫn luôn đảm bảo thanh khoản cho những lĩnh vực ưu tiên này.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu kiểm soát tín dụng bất động sản
Hoạt động phi tín dụng kéo giảm lợi nhuận của ngân hàng Bưu Điện Liên Việt
Các hoạt động kinh doanh dịch vụ, mua bán chứng khoán và hoạt động khác liên tục báo lỗ đã kéo giảm lợi nhuận hoạt động cốt lõi của ngân hàng Bưu Điện Liên Việt trong nhiều năm qua.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu kiểm soát tăng trưởng tín dụng
Tốc độ tăng trưởng tín dụng phải được kiểm soát phù hợp với khả năng huy động vốn và chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đã được giao, văn bản mới nhất của NHNN nêu.
'Nói ngân hàng siết tín dụng khiến bất động sản bị thắt chặt là không chính xác'
Ngân hàng Nhà nước đang có nhiều động thái quyết tâm siết lại tín dụng đổ vào bất động sản. Và theo đại diện của tổ chức này, hành động trên mang lại rất nhiều lợi ích mà không hề gây một chút bất lợi nào cho thị trường bất động sản.
EVN lần đầu nhận xếp hạng tín dụng tích cực của Fitch Ratings
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây đã được xếp hạng nhà phát hành nợ ở mức ‘BB’ với ‘Viễn cảnh ổn định’ về vay nợ dài hạn bằng ngoại tệ.
Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao
Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ làn sóng đầu tư mới giá trị cao, đánh dấu sự phát triển trở thành một trung tâm sản xuất, logistics và kỹ thuật số của khu vực.
Mảng nông nghiệp tái tạo của Mekong Capital thăng hoa
Startup nông nghiệp tái tạo Husk dù mới về tay Mekong Capital chưa lâu, nhưng đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực và trở thành điểm sáng của năm 2024.
Doanh nghiệp TP. HCM lo ngại tiền thuê đất tăng cao
Nhiều doanh nghiệp sẽ phải trả thêm chi phí vì tiền thuê đất tăng theo bảng giá đất mới điều chỉnh của TP.HCM.
Chạy nước rút giải ngân hơn 300.000 tỷ đồng vốn đầu tư công
Thời gian giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 không còn nhiều, nhưng vẫn còn đến hơn 47% lượng vốn chưa được giải ngân.
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc: Lịch sử, cơ hội và thách thức
Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam bắt đầu và liên tục từ 20 năm nay. Cơ hội đang nhiều hơn, song thách thức cũng lớn hơn.
Ai được lợi từ giá bất động sản tăng cao?
Giá bất động sản tăng cao, thiếu tính ổn định gây bất lợi cho cả người mua nhà lẫn chủ đầu tư, không ai được lợi.
Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc
Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.