Thủ tướng đề nghị các nước G7 chung tay chống biến đổi khí hậu

Thùy Dung Chủ nhật, 10/06/2018 - 14:43

Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc gìn giữ đại dương xanh chỉ có được hòa bình, ổn định và hợp tác lan tỏa trên các vùng biển.

Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng diễn ra ngày 9/6 tại vùng Charlevoix, bang Québec, Canada. Ảnh: Reuters

Trong bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh G7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đưa ra sáng kiến các nước G7 hình thành cơ chế hợp tác toàn cầu về giảm chất thải nhựa nhằm hướng tới mục tiêu các đại dương xanh và sạch, không còn rác thải nhựa.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề xuất các nước G7 xem xét, thành lập một diễn đàn hợp tác mở rộng với các quốc gia ven biển nhằm ứng phó với biển đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái biển, tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác, chuyển giao công nghệ và huy động các nguồn lực.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam phát triển kinh tế biển đi đôi với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế, khuyến khích năng lượng sạch, các dự án tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, kiên quyết chống xả thải gây ô nhiễm để có các vùng biển xanh, khỏe mạnh

Sáng kiến trên được Thủ tướng đề xuất trong bối cảnh Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đồng thời cũng chịu tác động tiêu cực của việc khai thác và sử dụng không bền vững nguồn tài nguyên nước sông Mekong.

Với đặc điểm là một quốc gia có bờ biển dài, Việt Nam, theo Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu.

Hội nghị chuyên đề IPU khu vực châu Á - Thái Bình Dương về 'Ứng phó với biến đổi khí hậu - hành động của các nhà lập pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững' tháng 5/2017, Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) đã đưa ra những dự báo về tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam.

Cụ thể, vào cuối thế kỉ này, khoảng 40% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập trong nước và cùng với đó, 11% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các địa phương khác thuộc khu vực ven biển cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Theo kịch bản, khoảng 10 - 12% dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp với tổn thất khoảng 10% GDP. 

Tại Hội nghị Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tổ chức tại Việt Nam cuối tháng 6/2018, Việt Nam đề xuất dự án vùng vì một đại dương không rác thải nhựa và được GEF hoan nghênh, hợp tác triển khai.

Thủ tướng hoan nghênh các nước G7 ủng hộ lập trường chung của ASEAN về Biển Đông, theo đó cần tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982), tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý nhằm củng cố hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay có sự tham dự của tổng thống, thủ tướng các nước G7, Liên minh châu Âu, 12 nước khách mời, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB).

Đây là lần thứ hai Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng. Cùng với lần tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng năm 2016 tại Nhật Bản và Hội nghị G20 năm 2017 tại Đức, việc Việt Nam được mời dự Hội nghị G7 mở rộng năm nay cho thấy quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực vai trò, vị thế và những đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam vào các vấn đề quan tâm chung của thế giới và khu vực.

G20 đã sẵn sàng đàm phán về vấn đề khí hậu với Tổng thống Trump

G20 đã sẵn sàng đàm phán về vấn đề khí hậu với Tổng thống Trump

Quốc tế -  7 năm

Các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ cố gắng xoa dịu những khác biệt với Tổng thống Mỹ Donald Trump về biến đổi khí hậu và thương mại khi hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Đức.

Mỹ sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả nếu rút khỏi thoả thuận khí hậu Paris

Mỹ sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả nếu rút khỏi thoả thuận khí hậu Paris

Phát triển bền vững -  7 năm

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo qua Twitter rằng ông sẽ sớm đưa ra quyết định về Hiệp định khí hậu Paris. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin cho rằng ông đã chắc chắn quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận quan trọng này.

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Tiêu điểm -  1 ngày

Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  19 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  18 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.