Thủ tướng đề nghị PVN giải quyết dứt điểm 5 dự án nghìn tỷ thua lỗ
Minh Anh
Thứ tư, 19/07/2017 - 13:30
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu lãnh đạo Tập đoàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giải trình, làm rõ và có giải pháp trong thời gian tới như xử lý dứt điểm 5 dự án thua lỗ yếu kém.
Nhà máy xơ sợi Đình Vũ (ảnh Báo Thanh niên)
Ngày 19/7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dẫn đầu Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đã truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về 4 vấn đề mà PVN cần tập trung chỉ đạo trong thời gian tới.
Thứ nhất, mục tiêu tăng trưởng cả nước đã được Quốc hội, Chính phủ thông qua. Đây là thách thức rất lớn, cần sự quyết tâm của các cấp, các ngành, trong đó có đóng góp rất lớn của PVN với 13,28 triệu tấn dầu. Kế hoạch đầu năm là 12,28 triệu tấn, nhưng PVN quyết tâm đạt thêm 1 triệu tấn. Tuy nhiên, số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức 15,2 triệu tấn năm 2016 và 16,88 triệu tấn năm 2015.
“Không phải lấy sản lượng để tăng trưởng nhưng đó là điều cực kỳ ý nghĩa. Tài nguyên của chúng ta không phải là vô hạn, trong lúc giá dầu thế giới thế này thì phải tính toán hiệu quả hơn nữa. Chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng là tăng sản lượng khai thác nhưng phải bảo đảm lâu dài nguồn năng lượng, nguyên liệu cho đất nước”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Vấn đề thứ hai cũng tác động rất mạnh tới tăng trưởng, đó là hiện còn một số dự án đầu tư nhưng kéo dài là hiện còn một số dự án đầu tư nhưng kéo dài, thua lỗ như Đóng tàu Dung Quất, 3 dự án nhiên liệu sinh học, xơ sợi Đình Vũ. Đề nghị PVN nghiêm túc rút kinh nghiệm, sớm giải quyết dứt điểm theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Ban Chỉ đạo của Chính phủ do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Trưởng Ban.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ: Quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng về xử lý các dự án yếu kém, chậm tiến độ là đề nghị ngành công thương kiên quyết xử lý theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, Nhà nước không cấp thêm vốn cho các dự án này.
Thứ ba, PVN cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng một số dự án nhiệt điện chậm tiến độ như Long Phú 1, Sông Hậu 1, Thái Bình 2, đưa vào hoạt động hiệu quả vì có tác động rất mạnh tới tăng trưởng của Tập đoàn và cả nước. Tiếp tục xem xét cổ phần hóa, cơ cấu lại các đơn vị thành viên kém hiệu quả.
Cũng theo Bộ trưởng, PVN cần giải trình, làm rõ về các nhiệm vụ chưa hoàn thành. Tính từ đầu năm 2016 tới nay, Chính phủ, Thủ tướng giao PVN 189 nhiệm vụ, đã hoàn thành 141 nhiệm vụ (130 trong hạn và 11 quá hạn), còn 48 nhiệm vụ chưa hoàn thành (45 trong hạn và 3 quá hạn).
“Số nhiệm vụ không nhiều nhưng số nhiệm vụ quá hạn so với các đơn vị được kiểm tra không phải là thấp. Làm sao không để nhiệm vụ nào còn sót, không nhiệm vụ nào để quá hạn. Các nhiệm vụ giao đơn vị nào, ai phụ trách, vướng mắc thế nào, nguyên nhân chủ quan hay khách quan, vấn đề nào liên quan tới các bộ? Nếu là trách nhiệm của chúng tôi thì cũng sẽ xem xét nghiêm túc, như việc tham mưu cho Thủ tướng giao nhiệm vụ thế nào, hỗ trợ tích cực hay không, các đồng chí cứ nêu thẳng thắn”, Tổ trưởng Tổ công tác nêu rõ.
Theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trong công tác xử lý 12 dự án yếu kém, chậm tiến độ ngành công thương, Kiểm toán nhà nước, Bộ Công An, Thanh tra Chính phủ sớm hoàn thành việc kiểm toán, điều tra, thanh tra tại 12 dự án, doanh nghiệp này theo chương trình, kế hoạch đã đề ra để xử lý theo quy định.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.