Sẵn sàng chuyển giao 2 ngân hàng '0 đồng'
Ban lãnh đạo các ngân hàng trên đều tin tưởng việc nhận chuyển giao sẽ mang lại lợi ích, song mỗi bên lại tìm kiếm những cơ hội khác nhau.
Thương mại điện tử đang chứng kiến sự bùng nổ không chỉ ở thị trường thương mại giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C) mà còn cả ở thị trường giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B).
Nghiên cứu mới đây của Mckinsey cho biết, nền tảng kỹ thuật số đang trở thành xu thế được yêu thích của thị trường B2B, bao gồm cả người bán lẫn người mua.
An toàn vệ sinh dịch tễ được xem là một lý do quan trọng nhưng không thể phản ánh toàn cảnh bức tranh về những thuận lợi mà các hình thức thương mại điện tử đem lại.
Theo các chuyên gia của Mckinsey, những tiện ích có thể kể tới như dịch vụ thuận tiện, dễ dàng, thông tin hàng hóa minh bạch và tính đồng bộ trong việc lưu trữ dữ liệu giao dịch trên các nền tảng số hóa.
Theo khảo sát, chỉ có khoảng 20% khách hàng B2B hy vọng rằng sẽ quay trở lại hoạt động mua hàng trực tiếp, kể cả trong các lĩnh vực như dược phẩm, sản phẩm y tế, những lĩnh vực luôn chứng kiến sự chiếm lĩnh của phương thức mua bán truyền thống.
Đáng chú ý, các giao dịch giá trị cao cũng được thực hiện qua phương thức kỹ thuật số. Cụ thể, 70% khách hàng sẵn sàng chi trên 50.000 USD cho phương thức này. Con số là 27% với số tiền trên 500.000 USD và 15% với giao dịch trên 1 triệu USD.
Qua đó, có thể thấy thách thức về niềm tin của người mua hàng khi thực hiện các giao dịch điện tử đang dần được xóa nhòa, một phần do yêu cầu bất khả kháng về việc duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nói cách khác, trong suốt thời gian vừa qua, người mua hàng đã đi từ tình thế ép buộc phải thực hiện các giao dịch điện tử sang việc tin tưởng vào phương án được xem là thay thế này hơn, đặt nền tảng vững chắc cho kinh tế số bùng nổ mạnh mẽ ngay cả khi Covid-19 được kiểm soát.
Bên cạnh đó, các nhà cung ứng cũng cho rằng nền tảng trực tuyến cũng đem lại hiệu quả tương tự, thậm chí là tốt hơn việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, bao gồm khâu tiếp thị, bán hàng và chăm sóc cho cả khách hàng mới lẫn khách hàng trung thành.
Cụ thể, khảo sát được tiến hành từ tháng 8 cho thấy 46% nhà cung ứng ghi nhận hiệu quả vượt trội của phương thức tương tác với khách hàng từ xa.
Kịch bản lạc quan của thương mại điện tử B2B
Mặc cho dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia, nhiều doanh nghiệp cung ứng sản phầm cho thị trường B2B tỏ ra khá lạc quan về tương lai phía trước nhờ vào sự bùng nổ của kỹ thuật số.
Theo McKinsey, khoảng gần 90% doanh nghiệp cho rằng phương thức thương mại điện tử sẽ tiếp tục trở thành xu thế trong năm 2021 và có thể là xa hơn nữa.
Đặc biệt, điều này không chỉ được thể hiện qua lời nói mà còn nằm ở kế hoạch đầu tư trong giai đoạn tiếp theo của các doanh nghiệp khi lựa chọn tăng hoặc duy trì mức chi tiêu cho việc bảo trì và xây mới các công cụ hỗ trợ chuyển đổi số.
Tuy nhiên, nhóm chuyên gia thực hiện báo cáo nhận định, xu thể lạc quan này khó lòng xua đi những rủi ro, thách thức mà Covid-19 đặt ra, đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược tiếp cận, tận dụng hiệu quả để đảm bảo sự phát triển trong trạng thái bình thường mới.
Bên cạnh đó, đây cũng sẽ trở thành cơn ác mộng cho các doanh nghiệp bảo thủ và chậm chạp trong công tác ứng dụng khoa học công nghệ khi phải chịu thêm áp lực cạnh tranh từ những đối thủ tỏ ra nhanh nhạy hơn với xu thế thị trường.
Ban lãnh đạo các ngân hàng trên đều tin tưởng việc nhận chuyển giao sẽ mang lại lợi ích, song mỗi bên lại tìm kiếm những cơ hội khác nhau.
ASEAN cần tự cường, đẩy mạnh kết nối và đổi mới sáng tạo để đối phó thách thức, vươn tầm phát triển trong bối cảnh toàn cầu biến động.
Thương mại song phương Việt - Pháp đang phục hồi chậm, chỉ gần 7% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với bức tranh xuất nhập khẩu chung của Việt Nam
PVcomBank ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lần thứ tư tham gia sự kiện Sóng Festival với công nghệ thanh toán xác thực sinh trắc học Smile Pay.
Chương trình đào tạo của Ericsson sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết về công nghệ 5G, Cloud và AI bắt kịp xu hướng ngành viễn thông.
Dù chỉ mới là sinh viên năm ba đại học, nhưng ban điều hành startup MSE đã nhận được vốn đầu tư thông qua việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho các doanh nghiệp.
Việt Nam sẽ nhận được hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ và nguồn lực cần thiết để chuyển dịch năng lượng theo hướng bền vững.