Vàng
Trung Quốc tăng tốc gom vàng: Quyết liệt chiến lược phi đô la hóa
Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu vàng lên mức cao nhất 11 tháng, cho thấy bước đi quyết đoán trong chiến lược giảm phụ thuộc vào đồng USD.

Giá vàng đang nhận được cú huých mạnh mẽ từ giới đầu tư Trung Quốc, khi nhu cầu ở nước này tiếp tục đẩy kim loại quý tiến sát mức đỉnh kỷ lục của tháng trước. Tất cả các cấp trong hệ thống tài chính Trung Quốc dường như đang đặt cược dài hạn vào vàng.
Dữ liệu hải quan mới nhất công bố hôm thứ Ba tuần này cho thấy, Trung Quốc đã nhập khẩu nhiều vàng trong thời gian gần đây, bất chấp mức giá cao kỷ lục 3.500 USD/ounce được thiết lập vào tháng 4.
Tổng lượng vàng nhập khẩu đạt 127,5 tấn trong tháng qua, mức cao nhất trong 11 tháng, tăng 73% so với tháng 3, dù khi đó giá vàng đang ở vùng chưa từng có tiền lệ.
Nguyên nhân một phần đến từ việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã cấp thêm hạn ngạch nhập khẩu cho một số ngân hàng thương mại vào tháng 4, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng mạnh từ giới đầu tư tổ chức và cá nhân, giữa lúc lo ngại leo thang về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Động lực này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong tháng 5, thị trường vàng Trung Quốc tiếp tục giữ giá. Sau vài tuần suy yếu bất thường, giới đầu tư Trung Quốc lại nhảy vào mua mạnh khi giá vàng chạm đáy ngắn hạn, giúp giá vàng phục hồi trở lại trên ngưỡng 3.300 USD/ounce.
Stephen Innes, Giám đốc giao dịch và chiến lược thị trường tại SPI Asset Management, viết: “Theo dõi dòng tiền của Goldman cho thấy phiên giao dịch đêm Thượng Hải đã sôi động trở lại, kích hoạt phản ứng lan tỏa điển hình tại COMEX”. Ông cho biết lãi suất mở trên sàn SHFE đã quay lại mức đỉnh lịch sử, trong khi giá vàng và bạc đồng loạt tăng vọt 3% và 4%.
“Tình trạng đồng pha như vậy không phải là ngẫu nhiên,” Innes nhấn mạnh.

Ông cũng chỉ ra sự kiên cường đáng kể của các nhà đầu tư nội địa Trung Quốc. “Dù giá vàng đã điều chỉnh 8% từ đỉnh gần nhất, họ vẫn kiên định, không bán tháo vị thế. Đó không phải là đuổi theo xu hướng - đó là niềm tin. Và khi chênh lệch giá giữa sàn SGE và LBMA bùng lên, lực mua toàn cầu cũng trở lại”.
Innes cũng nhấn mạnh rằng mức nhập khẩu cao nhất trong một năm là bằng chứng cho thấy phí bảo hiểm vật chất trên sàn vàng Thượng Hải không chỉ duy trì mà còn phá vỡ các mức kháng cự trước đó.

Theo ông, thị trường đang ở trạng thái “sạch sẽ”. Các quỹ đầu cơ ngoài Trung Quốc gần như không có vị thế, dữ liệu CFTC cho thấy giới đầu cơ đứng ngoài quan sát.
“Điều này khiến giá quyền chọn trông rẻ một cách bất thường - giao dịch đảo chiều rủi ro 25 - delta kỳ hạn 6 tháng chỉ ở mức 2,25v, với độ biến động 6 tháng quanh ngưỡng 19,5%. Đây là lúc nên sở hữu quyền chọn - biến động có thể vượt trội nếu vàng phá đỉnh, và hiệu ứng ‘vanna’ là hoàn toàn có thật”.
“Tóm lại, đây không phải là cú hồi kỹ thuật. Đây là một cuộc thiết lập lại,” Innes nói. “Cầu vật chất từ Trung Quốc, bảng cân đối vị thế phương Tây sạch sẽ, và những người âm thầm mua quyền chọn đều chỉ về một điều: xu hướng tăng giá của vàng chưa chết - nó chỉ đang tích lũy. Và con rồng vừa nhấn nút ‘mua’ một lần nữa”.
Trong khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gần đây đã tạm lắng nhờ thỏa thuận đạt được tại Geneva, Trung Quốc vẫn tiếp tục dùng vàng để theo đuổi mục tiêu phi đô la hóa dài hạn.
“Trung Quốc đang âm thầm thúc đẩy một chiến lược tài chính dài hạn nhằm tái định hình trật tự tiền tệ quốc tế,” Charles-Henry Monchau, Giám đốc đầu tư của Syz Group, viết.
“Trọng tâm của nỗ lực này là rời xa đồng USD, đồng tiền đã thống trị thương mại, dự trữ và tài chính toàn cầu gần một thế kỷ. Thay vào đó, Trung Quốc đang đặt cược vào hai trụ cột: vàng và đồng nhân dân tệ”.
Ông cho rằng chiến lược vàng của Trung Quốc chủ yếu mang tính thực dụng. “Nắm giữ hàng nghìn tỷ tài sản định giá bằng USD lâu nay khiến Trung Quốc dễ bị tổn thương trước sức ép tài chính, trừng phạt và biến động thị trường từ Mỹ.
Bằng cách tích lũy dự trữ vàng khổng lồ và quốc tế hóa nhân dân tệ thông qua các sáng kiến như Sàn giao dịch Vàng Thượng Hải, Bắc Kinh đang xây dựng một kiến trúc tài chính song song, gia tăng quyền tự chủ và giảm sự phụ thuộc vào hệ thống xoay quanh đồng USD".
Ông gọi đây là một chiến lược “có tính toán, từ tốn và cực kỳ chiến lược”. Vàng không chỉ là tấm khiên chống lại rủi ro tiền tệ, mà còn là biểu tượng của chủ quyền tiền tệ.
Cùng lúc, nhân dân tệ dù vẫn bị kiểm soát vốn, đang dần đạt được tính chính danh qua các hiệp định thương mại song phương. Hai yếu tố này đang trở thành nền tảng cho tham vọng lớn hơn của Trung Quốc: khẳng định vai trò lãnh đạo trong hệ thống tài chính toàn cầu theo điều kiện của riêng mình.
Nhiều nhà phân tích tin rằng Trung Quốc nắm giữ nhiều vàng hơn con số chính thức. Monchau dẫn các báo cáo cho rằng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có thể đang mua gấp 5 lần lượng công bố với IMF, và dự trữ thực sự có thể vượt 5.000 tấn.
“Sự thiếu minh bạch này là có chủ ý - bằng cách âm thầm chuyển đổi dự trữ từ USD sang vàng, Trung Quốc tránh gây hoảng loạn cho thị trường trong khi từng bước xây dựng đòn bẩy”.

“Điều khiến chiến lược này hiệu quả là sự lặng lẽ,” ông nói. “Khác với việc bán tháo trái phiếu kho bạc có thể gây hoảng loạn thị trường, việc mua vàng là chiến thuật tích lũy âm thầm.
Nó gây áp lực giảm giá USD theo thời gian, đặc biệt nếu các quốc gia khác làm theo. Bằng cách chuyển một phần USD dư thừa sang vàng, Trung Quốc giảm nhu cầu toàn cầu với đồng bạc xanh, đồng thời xây dựng một vùng đệm tiền tệ có giá trị thực”.
Monchau mô tả chiến lược này là “không phải một cuộc cách mạng, mà là một sự tái cân bằng”.
“Thông qua việc tích lũy vàng có chiến lược và dần nâng tầm nhân dân tệ trong thương mại toàn cầu, Bắc Kinh đang xây đòn bẩy, chứ không phải kích nổ nó,” ông kết luận. “Mục tiêu không phải lật đổ USD ngay lập tức, mà là giảm sự phụ thuộc, phòng ngừa rủi ro tài chính, và lặng lẽ đưa ra một lựa chọn thay thế.”
“Thế giới có thể chưa sẵn sàng từ bỏ đồng USD, nhưng ngày càng sẵn sàng cân nhắc các lựa chọn khác. Khi lạm phát, trừng phạt và nợ công tái định hình tài chính toàn cầu, chiến lược kết hợp vàng và nhân dân tệ đang đưa Trung Quốc vào vị trí không chỉ là đối trọng kinh tế với Mỹ, mà còn là kiến trúc sư của kỷ nguyên tiền tệ tiếp theo - một hệ thống ít dựa vào niềm tin, và nhiều dựa vào giá trị thực”.
Theo Kitco
Thực hư chuyện Trung Quốc gom mạnh khiến giá vàng tăng vọt
Giá vàng hôm nay 22/5: SJC tăng tiếp 800 nghìn đồng khi Trung Quốc gom mạnh
Giá vàng hôm nay 22/5 tăng tiếp từ 300 - 800 nghìn đồng mỗi lượng ở vàng miếng và vàng nhẫn SJC, khi thị trường quốc tế bật mạnh trước thông tin Trung Quốc đẩy mạnh gom vàng dù giá vẫn neo cao.
Dự báo giá vàng tuần tới 12-16/5/2025
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Giá vàng SJC giảm 500 nghìn đồng khi quốc tế chốt lời
Giá vàng hôm nay 23/5 giảm 500 nghìn đồng mỗi lượng ở vàng miếng SJC, khi thị trường quốc tế chịu áp lực chốt lời ngắn hạn.
Giá vàng hôm nay 22/5: SJC tăng tiếp 800 nghìn đồng khi Trung Quốc gom mạnh
Giá vàng hôm nay 22/5 tăng tiếp từ 300 - 800 nghìn đồng mỗi lượng ở vàng miếng và vàng nhẫn SJC, khi thị trường quốc tế bật mạnh trước thông tin Trung Quốc đẩy mạnh gom vàng dù giá vẫn neo cao.
Giá vàng hôm nay 21/5: SJC bật tăng 1,2 triệu đồng
Giá vàng hôm nay 21/5 bật tăng mạnh từ 1 - 1,2 triệu đồng mỗi lượng ở vàng miếng và vàng nhẫn SJC, theo xu hướng thị trường quốc tế.
Giá vàng hôm nay 20/5: SJC 'đứng nhìn' đợt rút vốn lớn nhất lịch sử khỏi các quỹ ETF vàng
Giá vàng hôm nay 20/5 được giữ nguyên ở vàng miếng và vàng nhẫn SJC giữa bối cảnh đợt rút vốn lớn nhất lịch sử khỏi các quỹ ETF vàng trong tháng 4.
Giá vàng hôm nay 19/5: SJC bật tăng, phản ứng sớm với tin thuế Mỹ
Giá vàng hôm nay 19/5 tăng mạnh từ 500 - 1.300 nghìn đồng ở vàng miếng và vàng nhẫn SJC, bất chấp quốc tế chưa phản ứng đáng kể với tin tức ngừng đàm phán thương mại của Mỹ.
Trung Quốc tăng tốc gom vàng: Quyết liệt chiến lược phi đô la hóa
Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu vàng lên mức cao nhất 11 tháng, cho thấy bước đi quyết đoán trong chiến lược giảm phụ thuộc vào đồng USD.
Tập đoàn Trung Quốc mua lại công ty dược Imexpharm
Mạng lưới hoạt động của Livzon trải rộng khắp Trung Quốc và hơn 30 quốc gia, bao gồm Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và khu vực Đông Nam Á.
Giá vàng SJC giảm 500 nghìn đồng khi quốc tế chốt lời
Giá vàng hôm nay 23/5 giảm 500 nghìn đồng mỗi lượng ở vàng miếng SJC, khi thị trường quốc tế chịu áp lực chốt lời ngắn hạn.
Việt Nam thu nhập cao 2045: Con đường nào để bứt phá?
Việt Nam cần thực hiện đột phá về thể chế nhằm phát huy tối đa tiềm năng của khu vực tư nhân để hiện thực hóa mục tiêu Việt Nam thu nhập cao 2045.
Toan tính của Hòa Phát với 2 mỏ sắt lớn nhất Việt Nam
Trước khi được Thủ tướng trao trọng trách sản xuất ray đường sắt, Tập đoàn Hòa Phát đã “đánh tiếng” tới hai dự án mỏ sắt có tổng trữ lượng hơn 620 triệu tấn.
4 đặc quyền Essensia Parkway dành riêng cho cư dân tiên phong
Tại Essensia Parkway, mỗi cư dân tiên phong không chỉ sở hữu một chốn an cư, mà còn chạm đến những đặc quyền sống hiếm có. Đó là vị thế đắt giá gắn liền với chuẩn mực sống tinh hoa, là không gian nuôi dưỡng toàn diện thể chất và tinh thần, là cánh cửa mở ra chuẩn sống mới giữa cộng đồng cùng tầm nhìn. Tất cả được bảo chứng bởi pháp lý vững vàng và dấu ấn uy tín từ chủ đầu tư hàng đầu.
Tập đoàn Trump khởi công dự án 1,5 tỷ USD tại Hưng Yên
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh dự án có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.