Tương lai mơ hồ của điện than Việt Nam

Phương Anh Thứ hai, 10/04/2023 - 15:51

Trong số các nhà máy nhiệt điện than được lên kế hoạch cho giai đoạn tới 2030, một vài dự án vẫn đang trong giai đoạn đàm phán hợp đồng, và thậm chí, nhiều dự án khác lại đang chật vật trong việc đảm bảo vốn.

Tổ chức Giám sát năng lượng toàn cầu (Global Energy Monitor – GEM) trong báo cáo thường niên mới đây nhận định: “Điện than tại Việt Nam có một tương lai mơ hồ”.

Trong hai năm qua, các dự thảo Quy hoạch điện VIII của Việt Nam đã cắt giảm ngày một nhiều điện than hơn, thường chuyển đổi các dự án điện than sang khí đốt, và bổ sung thêm nhiều năng lượng tái tạo.

Trong dự thảo hồi tháng 7 năm ngoái, có 15 nhà máy nhiệt điện than được lên kế hoạch cho giai đoạn 2021 – 2030. Một vài dự án trong số này vẫn đang trong giai đoạn đàm phán hợp đồng. Thậm chí, nhiều dự án khác (tương đương hơn 7GW) được cho là đang chật vật trong việc đảm bảo vốn, GEM cho biết.

Trước COP27, các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và các nước G7 xung quanh thỏa thuận Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (Just Energy Transition Partnership – JETP) đã không thành công.

Đến tháng 12/2022, các quốc gia đã có thể thống nhất được khoản kinh phí 15,5 tỷ USD để hỗ trợ quá trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam, bao gồm kỳ vọng rằng Việt Nam sẽ đạt mức phát thải cao nhất chậm nhất vào năm 2030, thay vì năm 2035.

Ngoài ra, Việt Nam sẽ lắp đặt thêm dưới 6GW công suất điện than, giảm so với mục tiêu hơn 12GW trước đây, và hơn 18GW từng được đưa vào dự thảo Quy hoạch điện VIII hồi tháng 7.

Dự thảo mới vào tháng 12/2022 đã rút ngắn danh sách các dự án điện than xuống còn 12. Tuy vậy, một vài dự án trong số đó đã phải chật vật để thu hút các nhà đầu tư, và dường như đang chuyển hướng sang khí đốt, GEM nhận định.

Một số dự án phát triển, chẳng hạn như nhà máy Quảng Trị bị trì hoãn từ lâu, đã bị hủy bỏ dứt khoát trong năm 2022. Giai đoạn 3 của nhà máy Vĩnh Tân, ban đầu được lên kế hoạch sẽ khởi công xây dựng vào năm 2010, chưa từng bị hủy bỏ, nhưng đã bị dán nhãn là “có vấn đề”, và đã phải đối mặt với hàng loạt rào cản kể từ khi bắt đầu.

5 nhà máy điện than khác, tương đương với toàn bộ mục tiêu công suất điện than mới 6GW, hiện đã trong quá trình xây dựng. Nhà máy nhiệt điện Long Phú, nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch, nhà máy nhiệt điện Vân Phong, giai đoạn hai của nhà máy Thái Bình, và giai đoạn 2 của nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, đang ở các giai đoạn hoàn thiện khác nhau tính đến tháng 1/2023.

“Nếu tất cả các dự án này đi vào vận hành thương mại, Việt Nam phải hủy bỏ công suất đề xuất còn lại để tuân thủ thỏa thuận JETP”, GEM nhấn mạnh.

Công suất hoạt động hiện có tại Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ qua, bao gồm hơn 70 tổ máy trên 25 nhà máy điện. Tổng công suất điện than còn rất mới, với 95% công suất được lắp đặt trong 20 năm qua, và gần 80% được lắp đặt trong 10 năm qua.

GEM nhận định điện than vẫn là trung tâm sinh kế của nhiều cư dân trong nước, với gần hai chục mỏ đang hoạt động. “Nếu Việt Nam thành công loại bỏ dần việc sản xuất, và khai thác nhiệt điện than trong dài hạn, quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng phải cân nhắc đến nhóm cư dân này”, GEM lưu ý.

Tổ chức này cũng cho rằng Việt Nam có thể đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, nhưng đòi hỏi phải triển khai thận trọng các quỹ JETP, và nâng cấp lưới truyền tải của quốc gia, để tạo điều kiện cho lĩnh vực năng lượng tái tạo đang phát triển nhanh chóng.

Ngoài ra, theo GEM, như các nhóm nhân quyền và những nhóm khác đã nhấn mạnh, chính phủ phải duy trì các tiêu chuẩn nhân quyền cao nhất để củng cố, và đạt được các cam kết của mình. 

Điện than Việt Nam nhận tài chính từ đâu?

Điện than Việt Nam nhận tài chính từ đâu?

Phát triển bền vững -  3 năm
Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc là ba quốc gia tham gia vào phần lớn dự án nhiệt điện than tại Việt Nam.
Điện than Việt Nam nhận tài chính từ đâu?

Điện than Việt Nam nhận tài chính từ đâu?

Phát triển bền vững -  3 năm
Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc là ba quốc gia tham gia vào phần lớn dự án nhiệt điện than tại Việt Nam.
Tương lai mịt mù của 4 dự án BOT nhiệt điện than

Tương lai mịt mù của 4 dự án BOT nhiệt điện than

Tiêu điểm -  2 năm

Trước thực trạng gặp khó trong triển khai, gian nan thu xếp vốn nhiều năm qua của 5 dự án nhiệt điện than (6.800MW), Bộ Công thương nêu quan điểm giữ lại trong quy hoạch điện VIII để tránh rủi ro pháp lý, đền bù nhà nước.

Hướng xử lý các dự án điện than trượt quy hoạch

Hướng xử lý các dự án điện than trượt quy hoạch

Tiêu điểm -  2 năm

Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa có ý kiến liên quan tới báo cáo, kiến nghị của Bộ Công thương về việc phê duyệt Quy hoạch điện VIII.

Giảm tỷ trọng công suất nhiệt điện than về 13,2% vào 2045

Giảm tỷ trọng công suất nhiệt điện than về 13,2% vào 2045

Tiêu điểm -  2 năm

Để từng bước thực hiện các cam kết của Việt Nam hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam sẽ không phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện mới sau 2030. Năm 2045, công suất các nhà máy nhiệt điện than chỉ còn khoảng 13,2% trong tổng công suất các nhà máy điện.

Đáp án cho bài toán thoát ly điện than

Đáp án cho bài toán thoát ly điện than

Phát triển bền vững -  2 năm

Sự chuyển dịch khỏi điện than đòi hỏi Việt Nam những cân nhắc chính trị về mặt kinh tế, từ cải thiện khung pháp lý để thúc đẩy các năng lượng sạch mới, tới cải cách giá điện.

Thực hành bền vững từ những điều nhỏ nhất

Thực hành bền vững từ những điều nhỏ nhất

Phát triển bền vững -  7 giờ

Tập trung vào tính bền vững ngay từ khâu thiết kế, tuyển dụng cho đến từng khía cạnh nhỏ nhất trong vận hành là cách Khách sạn Amanaki lan tỏa giá trị tích cực.

Câu trả lời cho những trăn trở ngàn năm của Việt Nam

Câu trả lời cho những trăn trở ngàn năm của Việt Nam

Tiêu điểm -  7 giờ

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, câu trả lời chính là "công nghệ", với những cơ hội mới và thời cơ có một không hai cho Việt Nam

Xử lý đầu cơ, ngăn trục lợi đấu giá đất

Xử lý đầu cơ, ngăn trục lợi đấu giá đất

Tiêu điểm -  7 giờ

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, UBND tỉnh thành trực thuộc Trung ương tập trung xử lý thao túng, đầu cơ bất động sản để tăng cường kiểm soát, ổn định thị trường địa ốc.

Công ty vận tải Hà Nội khai trương 3 tuyến xe buýt điện

Công ty vận tải Hà Nội khai trương 3 tuyến xe buýt điện

Ống kính -  7 giờ

Ngày 17/01/2025, Tổng công ty Vận tải Hà Nội đã tổ chức khai trương 3 tuyến buýt số 05, 39, 47 thí điểm sử dụng phương tiện năng lượng điện.

Thương mại Việt Nam – Ba Lan: Mục tiêu chạm mốc 5 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – Ba Lan: Mục tiêu chạm mốc 5 tỷ USD

Hồ sơ quản trị -  7 giờ

Thương mại Việt Nam - Ba Lan đặt mục tiêu 5 tỷ USD, tận dụng cơ hội từ EVFTA, thị trường tiềm năng, và vai trò logistics chiến lược của Ba Lan tại Trung và Đông Âu.

Cận cảnh mẫu xe buýt điện đô thị vừa ra mắt của VinFast

Cận cảnh mẫu xe buýt điện đô thị vừa ra mắt của VinFast

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Dòng xe buýt điện cỡ nhỏ, sức chứa tối đa 60 người đã được VinFast bàn giao cho Transerco và Bảo Yến để đi vào vận hành ngay trong năm 2025.

Bầu Hiển thưởng 4,4 tỷ đồng cho cầu thủ CLB Hà Nội và Công an Hà Nội

Bầu Hiển thưởng 4,4 tỷ đồng cho cầu thủ CLB Hà Nội và Công an Hà Nội

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Bầu Hiển thưởng đậm cho các cầu thủ Duy Mạnh, Thành Chung, Hai Long… tại lễ tuyên dương, khen thưởng vận động viên Hà Nội đạt thành tích xuất sắc tại ASEAN Cup 2024.