Hướng xử lý các dự án điện than trượt quy hoạch

Nguyễn Cảnh Thứ tư, 19/10/2022 - 13:52

Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa có ý kiến liên quan tới báo cáo, kiến nghị của Bộ Công thương về việc phê duyệt Quy hoạch điện VIII.

Để tuyệt đối tránh rủi ro pháp lý và đền bù nhà nước, 5 dự án nhiệt điện than vẫn để trong danh mục cho đến khi hoàn tất chính thức các thủ tục dừng/chấm dứt các dự án (Ảnh: Nhiệt điện BOT Quảng Trị 1 được khởi công từ tháng 11/2019)

Cụ thể, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Bộ Công thương làm việc, thống nhất với Thanh tra Chính phủ về số liệu nguồn điện mặt trời đưa vào quy hoạch, khẳng định các điều kiện pháp lý, tuyệt đối không để xảy ra các khiếu kiện của nhà đầu tư đối với các dự án nhiệt điện than không đưa vào quy hoạch. 

Trước đó, ngày 20/8, Tổng thanh tra chính phủ có ý kiến chỉ xem xét đưa vào Quy hoạch điện VIII những dự án đã hoàn thành chưa xác định giá bán điện, đã ký hợp đồng mua sắm thiết bị và đang triển khai thi công (tổng công suất khoảng 636MW, nhưng chưa có danh sách cụ thể).

Đồng thời, Bộ Công thương hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch điện VIII theo đúng chỉ đạo, trình lại Thủ tướng trước 20/10/2022.

Ở lần dự thảo gần nhất, Bộ Công thương đề xuất Thủ tướng về nguyên tắc cho phép tiếp tục triển khai các dự án điện mặt trời đã được chấp thuận nhà đầu tư đến năm 2030 (tổng công suất khoảng 2.360MW, giảm so với con số 2.428MW mà Bộ này đưa ra hồi tháng 8/2022 do một số dự án chủ đầu tư không thực hiện tiếp) để tránh rủi ro pháp lý và lãng phí tài sản xã hội.

Một điều kiện đáng chú ý là: các dự án này chỉ được phép triển khai phù hợp với hạ tầng lưới điện khu vực và khả năng hấp thụ chung của hệ thống điện quốc gia (Bộ Công thương và EVN sẽ tính toán, kiểm tra từng dự án).

Liên quan tới điện than, trước thực trạng gặp khó trong triển khai, gian nan thu xếp vốn nhiều năm qua của 5 dự án nhiệt điện than (6.800MW), Bộ Công thương nêu quan điểm giữ lại trong quy hoạch điện III để tránh rủi ro pháp lý, đền bù nhà nước. 

Đó là các trường hợp: Sông Hậu 2, Nam Định 1, Vĩnh Tân 3, Quảng Trị 1 và Công Thanh. Trong số này, chỉ duy Nhiệt điện Công Thanh do doanh nghiệp trong nước (Công ty CP Nhiệt điện Công Thanh) làm chủ đầu tư, còn lại đều là dự án BOT (chủ đầu tư nước ngoài).

Được cấp chứng nhận đầu tư hoặc giao đầu tư từ nhiều năm trước (có trường hợp từ năm 2011), các dự án này đều khó khăn triển khai, thu xếp vốn. Tuy nhiên, không chủ đầu tư nào tự nguyện dừng dự án. 

Theo quan điểm của Bộ Công thương, cần tiếp tục để trong Quy hoạch điện VIII các dự án này, nhất là 4 dự án BOT, để tránh rủi ro pháp lý và đền bù nhà nước. 

Cụ thể các trường hợp như: Sông Hậu 2 (2.000MW, Tập đoàn Tokyo Ink Group Berhad (Malaysia) làm chủ đầu tư từ tháng 3/2013); Vĩnh Tân 3 (1.800MW do tổ hợp gồm: OneEnergy Ventures Limited (Hồng Kông), sở hữu bởi Mitsubishi Corporation (Nhật Bản) và CLP Holdings Ltd. (Hồng Kông), Tập đoàn điện lực Việt Nam và Công ty CP Tập đoàn Thái Bình Dương làm chủ đầu tư); nhiệt điện Nam Định 1 (1.200MW, Công ty TNHH Điện lực Nam Định thứ nhất (Nam Dinh First Power Holdings Pte. LTD); nhiệt điện Quảng Trị (1.200MW, do Công ty điện lực quốc tế Thái Lan (EGATi) làm chủ đầu tư).

Còn lại nhiệt điện Công Thanh 600MW, dự án do Công ty CP Nhiệt điện Công Thanh làm chủ đầu tư từ năm 2011. Hiện dự án không thu xếp được vốn, chủ đầu tư và UBND tỉnh Thanh Hóa đang đề nghị chuyển đổi sang sử dụng LNG và tăng công suất lên 1.500MW.

Trong tờ trình gần nhất gửi Thủ tướng, Bộ Công thương cho biết 2 dự án (Công Thanh và Quảng Trị) ghi nhận việc chủ đầu tư đã thông báo không thể thực hiện tiếp nhiệt điện than.

Tính đến hết tháng 9/2022, cả nước ghi nhận 39 nhà máy nhiệt điện than (tổng công suất khoảng 24.700MW) đang vận hành. Ngoài ra còn 12 dự án nhiệt điện than (khoảng 13.800MW) đã được giao chủ đầu tư, đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư/đang triển khai xây dựng.

Ngoài 5 dự án nêu trên (được đề xuất ghi danh vào quy hoạch điện VIII và ‘chờ’ giờ khai tử), 7 dự án còn lại (khoảng 7.000MW) đang xây dựng, gồm: Thái Bình 2, Long Phú 1, Quảng Trạch 1, Vân Phong 1, Vũng Áng 2, An Khánh và Na Dương 2.

Một số trường hợp đã thu xếp được vốn, đang xây dựng và chắc chắn sẽ vào vận hành (Thái Bình 2, Quảng Trạch 1, Vân Phong 1, Vũng Áng 2), Long Phú 1 đang đàm phán với Tổng thầu để triển khai tiếp. 2 dự án An Khánh Bắc Giang và Na Dương 2 đã có phương án vay vốn trong nước để triển khai tiếp.

Thời gian trước, Bộ Công thương đề xuất không đưa vào Quy hoạch điện VIII khoảng 14.000MW nhiệt điện than. Trong đó, khoảng 8.400MW do các tập đoàn nhà nước được giao làm chủ đầu tư, gồm: EVN được giao 3.600MW (Quảng Trạch II, Tân Phước I và Tân Phước II), PVN được giao khoảng 2.000MW (Long Phú III), TKV được giao khoảng 2.800MW (Cẩm Phả III, Hải Phòng III và Quỳnh Lập I), dự án theo hình thức BOT 4.500MW (Quỳnh Lập II, Vũng Áng 3, Long Phú II) và chưa giao đầu tư 1.200MW (Quảng Ninh III).

Theo Bộ Công thương, đối với các dự án do các tập đoàn nhà nước được giao làm chủ đầu tư, rủi ro pháp lý là không có, các chi phí phát triển dự án do các tập đoàn đã bỏ ra sẽ được xử lý theo quy định.

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Tiêu điểm -  3 giờ

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  1 ngày

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  2 ngày

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  2 ngày

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Doanh nghiệp -  1 giờ

Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Doanh nghiệp -  2 giờ

Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.

Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở

Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở

Ống kính -  2 giờ

Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Tiêu điểm -  3 giờ

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.

VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Doanh nghiệp -  15 giờ

Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  21 giờ

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.