Tiêu điểm
Ủy ban kinh tế: Cần đánh giá lại hiệu quả của Quỹ bình ổn giá xăng dầu
Nhiều doanh nghiệp phản ánh việc điều hành chưa linh hoạt, làm giá trong nước chưa bám sát thị trường.
Tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Luật giá (sửa đổi), trình bày tờ trình dự thảo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết luật mới dự kiến bổ sung quy định và đưa thành một điều khoản riêng về lập quỹ bình ổn giá.
Việc này để đảm bảo tính khả thi, tránh phát sinh trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn thì mới lập quỹ. Đây cũng là cơ sở pháp lý để tiếp tục duy trì công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG).
Trước đó, tại họp báo Chính phủ đầu tháng 9, đại diện Bộ Tài chính cũng cho biết, quỹ bình ổn giá là công cụ để "giảm chấn" trong trường hợp giá xăng dầu "tăng sốc" hoặc giảm mạnh trên thị trường thế giới, bảo đảm hỗ trợ người tiêu dùng trong nước và chỉ phục vụ cho việc điều hành giá xăng dầu.
Cùng với đó, đại diện Bộ Công thương cho biết thêm nhờ Quỹ BOG, giá xăng dầu trong nước từ đầu năm đến đến kỳ điều hành 22/8 chỉ tăng 1,14 - 40,37%, trong khi giá bình quân một số mặt hàng xăng dầu thế giới biến động 11,38 - 45,95%.
Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi giá xăng dầu ảnh hưởng lớn đến giá cả các mặt hàng khác trên thị trường hay giá cước vận tải, nếu không có công cụ là quỹ BOG để giảm mức tăng vào những thời điểm "nóng" thì giá cả chung sẽ chịu nhiều biến động.
Được biết, cơ quan soạn thảo dự Luật giá (sửa đổi) – Bộ Tài chính khi lấy ý kiến luật này đã từng đề nghị bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu.
Thẩm tra tờ trình, ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách, cho biết đa số ý kiến tán thành đề xuất của Chính phủ về duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Bởi, đây là công cụ điều tiết giá loại nhiên liệu này trong nước, là biện pháp kinh tế, không phải can thiệp hành chính.
Hiện nay, thị trường xăng dầu trong nước vẫn chưa hoàn toàn vận hành theo thị trường, vẫn có sự điều hành của Nhà nước. Quản lý điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước vẫn thông qua giá cơ sở, do đó việc bỏ quỹ là chưa phù hợp, theo ông Cường.
Ngoài ra, khi giá xăng dầu thế giới biến động thì quỹ bình ổn đã phát huy vai trò điều hòa, góp phần giảm được tần suất và mức điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu. Quỹ này cũng giúp giảm biên độ biến động của giá, từ đó giảm tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh, kiểm soát lạm phát.
Vì vậy, ông Cường cho rằng trước mắt vẫn cần thiết duy trì quỹ bình ổn trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới còn biến động khó lường, với điều kiện chống chịu hiện tại của Việt Nam, chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu trong nước còn tương đối dài – 10 ngày.
Tuy nhiên, việc duy trì quỹ nên có thời hạn và thời điểm, điều hành cần linh hoạt hơn. Nếu vẫn duy trì quỹ, ông Cường đề nghị chỉ nên nêu trong điều khoản chuyển tiếp, không nhất thiết quy định thành điều khoản riêng như tại dự thảo luật.
Ngược lại, cũng có ý kiến đề nghị bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu, vì đây là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước và nguồn hình thành được trích lập thông qua giá mua, do người tiêu dùng chi trả.
Doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu phải mở riêng tài khoản tại ngân hàng để hạch toán thu, chi liên quan đến quỹ này và có trách nhiệm công khai, minh bạch thu, chi từ quỹ.
Giá xăng dầu trong nước đã liên thông với giá thế giới. Bản chất của quỹ bình ổn là sự can thiệp của Nhà nước vào một loại mặt hàng có tính nhạy cảm rất cao với thị trường, khiến giá xăng dầu trong nước và thế giới không đồng nhất, không phản ánh đúng tính chất thị trường, ông Cường nhận định.
Vì thế phát sinh thực tế, thời điểm giá xăng dầu tăng cao, trường hợp quỹ bị âm, doanh nghiệp vẫn phải chi từ quỹ, thậm chí vay ngân hàng bù vào. Còn khi giá thế giới xuống thấp, giá xăng dầu trong nước lại giảm chậm do phải trích lập quỹ, bù đắp cho phần quỹ âm trước đó.
Thay vì dùng quỹ, Nhà nước có thể sử dụng công cụ khác như thuế, phí hoặc có biện pháp hỗ trợ trực tiếp đối tượng yếu thế, ảnh hưởng nặng nề từ giá xăng dầu tăng cao. Đây cũng là công cụ điều tiết nhiều quốc gia đang áp dụng.
Trước luồng trái chiều trên, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế cho rằng, Chính phủ cần đánh giá lại hiệu quả việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu vừa qua.
Đặc biệt là khi nhiều doanh nghiệp phản ánh việc điều hành chưa linh hoạt, làm giá trong nước chưa bám sát thị trường.
Theo số liệu của Bộ Tài chính, số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu đến hết quý II là gần 311 tỷ đồng. Tổng số tiền trích lập vào Quỹ bình ổn xăng dầu trong quý II đạt hơn 1.007 tỷ đồng, trong khi đó, tổng sử dụng quỹ trên 526 tỷ đồng.
Nguyên nhân khiến giá dầu 'bất ngờ' cao hơn giá xăng
Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh từ chiều 12/9
Giá xăng dầu trong nước giảm mạnh hơn 1.000 đồng mỗi lít, về mức ngang với thời điểm tháng 12/2021.
Nguyên nhân khiến giá dầu 'bất ngờ' cao hơn giá xăng
Nhu cầu đối với dầu diesel và dầu hỏa đang tăng cao trên thị trường thế giới do nguồn cung khí đốt giảm, trữ nhiên liệu để sưởi ấm cho mùa đông sắp đến tại nhiều nước… Điều này dẫn đến giá sản phẩm dầu tăng cao.
Giá xăng giảm tiếp, giá dầu tăng mạnh
Giá xăng dầu trong nước tăng giảm đan xen, giống thế giới. Trong khi giá xăng tiếp tục giảm, thì giá dầu lại tăng mạnh tới gần 1.500 đồng mỗi lít.
Lạm phát chậm lại đáng kể nhờ giá xăng dầu giảm mạnh
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 chỉ tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước nhờ giá xăng dầu trong nước liên tục được điều chỉnh giảm.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.