Tiêu điểm
Lạm phát chậm lại đáng kể nhờ giá xăng dầu giảm mạnh
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 chỉ tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước nhờ giá xăng dầu trong nước liên tục được điều chỉnh giảm.
Bất chấp giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tiếp tục tăng theo giá nguyên liệu đầu vào, cùng với học phí giáo dục tại một số địa phương khi bước vào năm học mới 2022 – 2023 cũng tăng trở lại, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước. Đây là mức tăng thấp nhất trong 7 năm qua.
Theo Tổng cục Thống kê, điều này đến từ việc giá xăng dầu trong nước liên tục được điều chỉnh giảm từ tháng 7/2022.
Trong tháng 8, rổ hàng hóa và dịch vụ có 9 nhóm tăng và 2 nhóm giảm.
Cụ thể, nhóm giáo dục tăng cao nhất với 1,46%, trong đó chỉ số giá dịch vụ giáo dục tăng 1,51% so với tháng trước do trong tháng 8/2022 một số tỉnh, thành phố thực hiện tăng học phí năm học mới 2022-2023 đối với các trường mầm non, trường trung cấp, cao đẳng và đại học.
Bên cạnh đó, chuẩn bị vào năm học mới nên nhu cầu mua sắm sách vở và các dụng cụ học tập tăng. Giá sách giáo khoa tăng 1,05%, bút viết các loại tăng 1,38%, giá vở, giấy viết các loại tăng 1,02% so với tháng trước.
Tiếp theo là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tăng 1,05% (làm CPI chung tăng 0,35 điểm phần trăm). Trong đó, lương thực tăng 0,19% (tác động CPI chung tăng 0,01 điểm phần trăm), thực phẩm tăng 1,33% (tác động tăng 0,28 điểm phần trăm), ăn uống ngoài gia đình tăng 0,73% (tác động CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm).
Ở mặt hàng lương thực, chỉ số giá nhóm gạo tăng 0,06% do giá vật tư phân bón, nguyên liệu đầu vào sản xuất ở mức cao. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu đầu vào tăng tác động đến giá các mặt hàng lương thực chế biến khác như giá mỳ sợi, mỳ, phở, cháo ăn liền, ngô, bột ngô…
Còn mặt hàng thực phẩm, giá thịt lợn tăng 4,95% làm CPI chung tăng 0,17 điểm phần trăm; giá thức ăn chăn nuôi ở mức cao, cùng với nhu cầu tiêu dùng tăng trong dịp Rằm tháng 7 làm cho giá thịt gia cầm tăng.
Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,43% tập trung chủ yếu ở các nhóm: Giá dịch vụ du lịch trong nước tăng 0,94%; du lịch ngoài nước tăng 0,09% và khách sạn, nhà khách tăng 0,25% do nhu cầu du lịch tăng trong tháng hè. Đồng thời, giá nhạc cụ tăng 0,51% so với tháng trước; dịch vụ thể thao tăng 1,14%; thiết bị dụng cụ thể thao tăng 0,42%.
Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,27% do nhu cầu tiêu dùng cao, đồng thời giá nguyên liệu sản xuất đồ uống tăng.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,26% do giá điện sinh hoạt tháng 8 tăng 1,44% so với tháng trước ; giá nước sinh hoạt tăng 0,39% do nhu cầu sử dụng tăng; giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,54%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,49%.
Ở chiều ngược lại, giá gas giảm 4,22% so với tháng trước do từ ngày 01/8/2022, giá gas trong nước điều chỉnh giảm 18.500 đồng/bình 12 kg sau khi giá gas thế giới giảm 60 USD/tấn (từ mức 725 USD/tấn xuống mức 665 USD/tấn); giá dầu hỏa giảm 9,97% so với tháng trước do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giá ngày 01/8/2022, 11/8/2022 và 22/8/2022.
Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,21% tập trung chủ yếu ở các mặt hàng như: Giá bếp gas tăng 0,75%; giấy ăn tăng 0,47%; đồ dùng bằng kim loại tăng 0,32%; xà phòng và chất tẩy rửa tăng 0,33%; giường, tủ, bàn ghế tăng 0,22%... Ở chiều ngược lại, giá máy xay sinh tố, ép hoa quả giảm 0,68% so với tháng trước; tủ lạnh giảm 0,1%; máy giặt giảm 0,02%.
Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,2% tập trung chủ yếu ở mặt hàng chăm sóc cơ thể như kem dưỡng da, son môi và nước hoa tăng 0,53%; dao cạo râu, bàn chải đánh răng và kính mát tăng 0,34%; dịch vụ hiếu hỉ tăng 0,28%; dịch vụ phục vụ cá nhân tăng 0,15%; dịch vụ vệ sinh môi trường tăng 0,1%.
Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,18% do giá nguyên phụ liệu sản xuất, chi phí nhân công tăng và nhu cầu mua sắm chuẩn bị bước vào năm học mới tăng.
Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,09%.
Trong khi đó, hai nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm bưu chính viễn thông giảm 0,01%, nhóm giao thông giảm 5,51% (làm CPI chung giảm 0,53 điểm phần trăm) do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước vào ngày 01/8/2022, 11/8/2022 và 22/8/2022 làm cho giá xăng giảm 14,52%; giá dầu diezen giảm 12,9%.
Tuy nhiên, trong nhóm giao thông, ở chiều ngược lại, giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 0,88%; giá xe máy, xe đạp, xe ô tô mới tiếp tục tăng lần lượt 0,33%, 0,27% và 0,11% do thiếu nguồn cung linh kiện, phụ tùng.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2022 tăng 3,6% so với tháng 12/2021 và tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước.
Bình quân 8 tháng năm 2022, CPI tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,64%.
Lạm phát cơ bản tháng 8/2022 tăng 0,4% so với tháng trước, tăng 3,06% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,58%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.
Giá thịt lợn tác động mạnh lên CPI tháng 7
Lạm phát của Việt Nam có thể đạt 7% vào cuối năm
Theo chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, lạm phát của Việt Nam sẽ đạt đỉnh vào những tháng cuối năm, nhưng bình quân năm vẫn sẽ ở mức dưới mục tiêu 4%.
TS. Cấn Văn Lực: ‘Không nên lo lắng thái quá về lạm phát’
“Lo lắng thái quá hay sợ hãi với lạm phát mà không dám làm gì” là điều không nên, vì như thế thì kinh tế lại đình trệ, dẫn đến thiếu nguồn cung và giá lại tăng. Ở Việt Nam, tâm lý lạm phát rất quan trọng, Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nhận định.
Yên tâm với mục tiêu kiềm chế lạm phát
Theo TS. Cấn Văn Lực, dù áp lực lạm phát cuối năm là rất lớn nhưng Việt Nam có đủ các yếu tố giúp kiềm chế lạm phát mà vẫn đảm bảo nguồn lực cho phục hồi và tăng trưởng.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi, phát triển KTXH
Sau khi Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm vào đêm 27/7 và ngân hàng trung ương nhiều nước đã có nhiều đợt tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát tăng mạnh gần đây, sáng 28/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số bộ, ngành bàn về những giải pháp, đối sách phù hợp cả trước mắt và lâu dài để tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.