Tiêu điểm
Nguyên nhân khiến giá dầu 'bất ngờ' cao hơn giá xăng
Nhu cầu đối với dầu diesel và dầu hỏa đang tăng cao trên thị trường thế giới do nguồn cung khí đốt giảm, trữ nhiên liệu để sưởi ấm cho mùa đông sắp đến tại nhiều nước… Điều này dẫn đến giá sản phẩm dầu tăng cao.
Tại kỳ điều hành ngày 5/9, lần đầu tiên giá bán lẻ dầu diesel và dầu hỏa trong nước ghi nhận cao hơn giá xăng.
Cụ thể, trong khi mỗi lít xăng tối đa có giá 23.359 đồng (với xăng E5RON92) và 24.230 đồng (xăng RON95-III), thì giá dầu diesel ở mức 25.188 đồng và dầu hoả 25.445 đồng mỗi lít.
Biến động trên bắt nguồn từ thị trường thế giới. Từ đầu năm 2022 đến nay, sau xung đột Nga – Ukraine, nguồn cung khí đốt cho thị trường châu Âu và Mỹ giảm, nên nhu cầu đối với dầu diesel và dầu hỏa tăng nhằm thay thế nhu cầu về khí đốt. Điều này dẫn đến giá sản phẩm dầu tăng khá cao, có thời điểm ở mức tương đương hoặc cao hơn giá xăng.
Đặc biệt là những tháng gần đây, để chuẩn bị cho nhu cầu tăng vào mùa đông và nhu cầu người dân đang dần chuyển sang dùng dầu khi giá năng lượng tăng cao, tác động làm giá dầu càng tăng mạnh, cao hơn nhiều so với giá xăng, Thứ trướng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải thông tin tại họp báo Chính phủ tối ngày 6/9.
Hiện nay, trung bình trên thế giới, bình quân giá xăng ở mức 105 USD/thùng, trong khi giá dầu đang ở mức 143 USD/thùng.
Tại Việt Nam, trong cơ cấu giá xăng và giá dầu, các mức thuế, chi phí kinh doanh, định mức rất khác nhau. Thực tế, thuế nhập khẩu bình quân của các loại dầu chỉ ở mức 0 - 0,72%, thuế nhập khẩu xăng bình quân là 9,7%. Thuế tiêu thụ đặc biệt của dầu là 0%; của xăng là 8-10%.
Do đó, giá bán lẻ xăng trong nước từ trước đến nay vẫn cao hơn giá dầu. Tuy nhiên, ở kỳ điều hành giá ngày 5/9 vừa qua, do giá xăng và giá dầu thế giới có sự chênh lệch lớn, giá dầu cao hơn giá xăng 30-35 USD/thùng, nên giá bán lẻ dầu trong nước đã lần đầu tiên cao hơn giá xăng.
Về tương quan giá xăng - dầu trên thế giới, hiện nay tại châu Âu hầu như các nước đều có giá dầu cao hơn giá xăng, như Italia, Hungary, Đức, Pháp, Đan Mạch, CH Séc, Áo, Bỉ, Vương quốc Anh, Bồ Đào Nha… Ngay ở Mỹ, trong ngày 6/9, giá xăng ở mức 4,5 USD/gallon, trong khi giá dầu là 5,059 USD/gallon (1 gallon = 3,78l).
Điều này được giới phân tích lý giải một phần do thói quen của người tiêu dùng Mỹ và một số nơi trên thế giới đang dần thay đổi. Giá xăng tăng quá cao trong một năm qua đã khiến người tiêu dùng Mỹ, châu Âu chuyển từ sử dụng xe cá nhân chạy xăng sang các phương tiện công cộng, hoặc xe điện để tiết kiệm chi tiêu trong bối cảnh lạm phát leo thang.
Trong khi đó, dầu là nhiên liệu được dùng trong vận tải, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, hệ thống sưởi ấm… nên khó thay thế hoặc cắt giảm. Nhiều chuyên gia còn cho rằng: “dầu diesel thực sự là nhiên liệu, huyết mạch của nền kinh tế”.
Theo Reuters, bên cạnh nguyên nhân tăng nhu cầu về dầu, thì nguồn hàng dự trữ trong kho và nguồn cung từ các nhà máy lọc dầu… cũng sụt giảm sau đại dịch. Công suất của các nhà máy lọc dầu tại Mỹ đã giảm trung bình khoảng 800.000 thùng mỗi ngày so với trước dịch Covid-19.
Giá xăng giảm tiếp, giá dầu tăng mạnh
Giá xăng giảm tiếp, giá dầu tăng mạnh
Giá xăng dầu trong nước tăng giảm đan xen, giống thế giới. Trong khi giá xăng tiếp tục giảm, thì giá dầu lại tăng mạnh tới gần 1.500 đồng mỗi lít.
Dầu thô giảm giá trước rủi ro về suy thoái kinh tế
Giá dầu tiếp tục giảm với lo ngại rằng nhu cầu sẽ giảm, bất chấp các số liệu tích cực trong báo cáo thị trường dầu hàng tuần của Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA).
Giá nguyên vật liệu xây dựng giảm, dầu tăng
Bức tranh tiêu thụ nguyên vật liệu xây dựng cải thiện sẽ giúp nhiều doanh nghiệp xử lý được hàng tồn kho và cân đối cung cầu trên thị trường nội địa.
Lạm phát chậm lại đáng kể nhờ giá xăng dầu giảm mạnh
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 chỉ tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước nhờ giá xăng dầu trong nước liên tục được điều chỉnh giảm.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.
SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.