Khởi nghiệp
Việt Nam đang xây tổ đón startup Kỳ lân
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, trong bối cảnh CMCN 4.0 bùng nổ, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đang rất thuận lợi để các startup công nghệ phát triển.
Báo cáo eConomy SEA 2020 thực hiện bởi Google, Temasek và Bain & Company thống kê, Đông Nam Á hiện có 12 startup Kỳ lân (các startup có định giá doanh nghiệp trên 1 tỷ USD), tăng thêm 1 startup so với năm ngoái, đó là VNPay của Việt Nam.
Trước đó, danh sách 11 startup kỳ lân theo báo cáo eConomy SEA 2019 gồm: Bigo, Bukalapak, Gojek, Grab, Lazada, Razer, OVO, Sea Group, Traveloka, Tokopedia và VNG.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, trong bối cảnh CMCN 4.0 bùng nổ, kéo theo sự gia tăng rất nhanh của ý tưởng phát triển. Đặc biệt, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đang rất thuận lợi để các startup công nghệ phát triển.
Theo đó, Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (trực thuộc bộ KH&ĐT) mang mục tiêu phát triển, thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, đồng thời thúc đẩy các sáng kiến để kết nối trong hệ sinh thái. Đây cũng là nơi kết nối các nhân thức, tri thức.
"Chúng tôi hiện nay có hơn 300 bạn trẻ, các bạn từng học ở nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, để tham mưu cơ chế chính sách cho Bộ KHĐT và đề xuất các ý tưởng đổi mới sáng tạo", ông Trần Duy Đông nói.

Bà Nguyễn Thái Hải Vân, CEO Grab Việt Nam đánh giá: "Các startup thường gặp nhiều trở ngại trong giai đoạn đầu, khi họ phải đối mặt với những khó khăn trong việc tối ưu hóa nguồn vốn, mở rộng quy mô hiệu quả hay chuyển đổi mô hình kinh doanh để thích ứng với một thị trường luôn vận động không ngừng và tăng trưởng nhanh chóng".
Nữ CEO cho rằng, trước khi bắt đầu kinh doanh, startup cần đặt ra 2 câu hỏi quan trọng. Thứ nhất là vấn đề bạn muốn giải quyết là gì và có thể dùng công nghệ để giải quyết hay không. Câu hỏi thứ hai là bạn muốn doanh nghiệp của mình phát triển ở quy mô nào và quá trình đạt được lợi nhuận ra sao.
"Mỗi doanh nghiệp sẽ có câu trả lời riêng. Tuy nhiên với việc đại dịch Covid-19 kéo dài trong một năm qua, mọi thứ đã trở nên thách thức hơn rất nhiều. Những mục tiêu mà trước đây các công ty đặt ra, chẳng hạn hoàn vốn trong 10 năm giờ có thể rất khó để thực hiện", bà Vân nói
Lời khuyên của CEO Grab Việt Nam là các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị từ rất sớm và nên hướng đến 2 yếu tố: phát triển bền vững và tạo ra lợi nhuận.
Theo ông Lê Hồng Minh - đồng sáng lập và Chủ tịch VNG, người tiêu dùng ngày càng có nhiều kinh nghiệm và tìm đến các sản phẩm trên thị trường quốc tế, vì vậy mỗi doanh nghiệp Việt dù nhỏ hay lớn đều nên hướng đến cuộc chơi toàn cầu.
"Chúng tôi nhìn thấy cơ hội ở cả thị trường Việt Nam và quốc tế. Mục tiêu 3-4 năm tới của VNG là phần lớn doanh thu đến từ thị trường toàn cầu và chúng tôi tin có thể thực hiện được điều đó", ông Minh nói.
Chủ tịch VNG cũng tin rằng Việt Nam đang có cơ hội vàng để số hóa mạnh mẽ. Bản thân công ty ông đang hướng đến việc đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ như dịch vụ đám mây, trí tuệ nhân tạo, thanh toán...
MoMo muốn hóa 'đại bàng' trong lĩnh vực ví điện tử
Google công nhận Việt Nam có thêm kỳ lân thứ 2
Theo đánh giá từ Google, Temasek và Bain & Company, Đông Nam Á hiện có 12 startup kỳ lân (các startup có định giá doanh nghiệp trên 1 tỷ USD), tăng thêm 1 startup Kỳ lân so với năm ngoái, đó là VNPay của Việt Nam.
5 startup Việt được Grab giúp tăng tốc khởi nghiệp
Chương trình tăng tốc khởi nghiệp Grab Ventures Ignite có tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 1 triệu USD đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ khác từ Grab và các đối tác.
VnTrip thâu tóm startup đặt phòng nhà nghỉ QuickStay
Sau khi hợp nhất, ông Nguyễn Thành Việt - CEO QuickStay sẽ đảm nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc Vntrip.
Ứng dụng giao đồ ăn và thanh toán bắt tay nhau tăng trưởng
Song hành với dịch vụ thanh toán trực tuyến, giao đồ ăn cũng là lĩnh vực hưởng lợi nhờ thói quen tiêu dùng của người Việt đang thay đổi.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
VinUni đặt mục tiêu vào top 100 đại học hàng đầu thế giới
Trường đại học VinUni chính thức công bố chiến lược tăng tốc phát triển giai đoạn 2 với mục tiêu trở thành một trong 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu. Điểm tựa của chiến lược là chương trình “VinUni 500” – mời tuyển 500 nhân sự học thuật tinh hoa thế giới và nguồn kinh phí 9.300 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup để mở rộng quy mô đào tạo và xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Chủ xe VF 9: Động cơ mạnh, nội thất sang, dịch vụ như Bentley mà chi phí bằng 0
Chiếc SUV điện VinFast VF 9 đã chinh phục trái tim nhiều chủ xe nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế sang trọng, vận hành đẳng cấp và chi phí vận hành “như ngửi”.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Giá vàng hôm nay 10/6: Giằng co giữa đàm phán thương mại và tham vọng vàng của Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 10/6 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, trong khi thị trường quốc tế có sự hồi phục.
Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư
Đối với Luật Đầu tư, VCCI đề xuất bỏ cơ chế yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương và cấp giấy phép đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn u ám trước thời hạn thuế quan
Bối cảnh bất định xoay quanh chính sách thuế quan vẫn phủ bóng lên triển vọng kinh tế Việt Nam, với dự báo tốc độ tăng GDP khó đạt mục tiêu.
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.