Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017 - 2018 vừa được Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố vào ngày thứ Tư (27/9), xếp hạng Việt Nam ở vị trí 55, tăng 5 bậc so với năm ngoái và 20 bậc so với 5 năm trước.
Danh sách năng lực cạnh tranh toàn cầu mới nhất trình bày một bức tranh đa màu của các nền kinh tế châu Á. Theo đó, Indonesia và Việt Nam chứng kiến mức tăng cao nhất, trong khi Nhật Bản và Ấn Độ lại có xu hướng ngược lại.
Việt Nam vẫn cần tăng cường hiệu quả của thị trường lao động, diễn đàn có trụ sở tại Geneva viết trong báo cáo.
Việt Nam đã nhảy vọt lên vị trí thứ 55, tăng 5 bậc so với năm ngoái và 20 bậc so với năm 2012.
WEF nhận định, Việt Nam đã có những tiến bộ đáng chú ý về công nghệ và hiệu quả của thị trường lao động. Thương mại là một yếu tố lớn thúc đẩy năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Việt Nam đứng thứ 7 về tỷ lệ nhập khẩu so với tổng sản phẩm quốc nội và thứ 11 đối với tỷ lệ xuất khẩu.
Việc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương có thể đã tước đi một số cơ hội thương mại trong tương lai cho Việt Nam, nhưng báo cáo cho thấy "tăng trưởng của đất nước được dự kiến sẽ duy trì nhờ xuất khẩu mạnh mẽ".
Tuy nhiên, thứ hạng 55 của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn so với các nền kinh tế láng giềng khác bao gồm Malaysia (23); Trung Quốc (27) và Thái Lan (32).
Nhật Bản chứng kiến mức giảm cao nhất trong khu vực khi giảm năm thứ hai liên tiếp xuống vị trí thứ 9 do nợ công cao.
Các thứ hạng cao nhất vẫn chủ yếu thuộc về các nền kinh tế phương Tây: Thụy Sĩ (1), Hoa Kỳ (2), Singapore (3), Hà Lan (4) và Đức (5).
Báo cáo cạnh tranh toàn cầu đánh giá mức độ cạnh tranh của 137 nền kinh tế, cung cấp các đánh giá sâu về trình độ, năng suất và sự thịnh vượng của họ.
Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.