Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh những ông lớn đến từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, doanh nghiệp tại nhiều quốc gia đang nỗ lực tận dụng cơ hội mới mở ra để tạo dấu ấn của riêng mình lên ngành công nghiệp xe hơi thế giới.
Cuối thế kỷ XIX, chiếc xe hơi đầu tiên được phát minh ra tại Đức, mở ra một kỷ nguyên mới cho phương tiện giao thông. Việc ứng dụng động cơ đốt trong vào phương tiện di chuyển nhanh chóng lan rộng sang Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu.
Đến những năm 1960, Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp bước trở thành những cường quốc về xe hơi. Hàng loạt ông lớn về ô tô đến từ châu Âu, Mỹ, Nhật và Đức như Ford, Volkswagen, General Motors, Mercesdes Benz, Toyota, Huyndai… đã định hình thị trường xe hơi, trở thành những tượng đài tưởng chừng như không thể sụp đổ.
Cục diện ngành xe hơi bỗng thay đổi kể từ sự xuất hiện của Tesla. Từ một công ty khởi nghiệp với ý tưởng điên rồ, Tesla nhanh chóng trở thành cái tên lớn nhất làng xe hơi về quy mô vốn hóa, chính thức ghi tên mình vào “câu lạc bộ 1 nghìn tỷ đô”, điều chưa có hãng xe nào làm được.
Tesla đã mở ra một cái nhìn mới, về một thời đại mới, nơi những tay chơi mới hoàn toàn có cơ hội. Sau Tesla, một loạt hãng xe điện khởi nghiệp như Lucid, Rivian, Nio… đang tiếp bước với những mục tiêu đầy tham vọng.
Xe điện không chỉ mở ra cơ hội đối với doanh nghiệp mà còn cả đối với các quốc gia vốn bị “chậm chân” trong cuộc cách mạng công nghiệp trước đó. Nhiều quốc gia đang nỗ lực tận dụng xu thế mới để tạo dấu ấn riêng lên cho ngành công nghiệp được coi là “show trình diễn công nghệ toàn cầu”.
Trung Quốc là một điển hình khi thậm chí còn bước trước một nhịp so với những ông trùm lân cận là Hàn Quốc và Nhật Bản. Quốc gia tỷ dân liên tục dẫn đầu thế giới về cả doanh số xe điện lẫn số lượng những công ty tham gia vào cuộc đua xe điện, từ công ty khởi nghiệp cho đến các tập đoàn công nghệ, tập đoàn bất động sản…
Một cường quốc khác là Úc đang có tham vọng khởi động lại ngành nông nghiệp xe hơi nhờ tận dụng xu thế xe điện. Sản xuất xe hơi từ đầu thế kỷ XX, với sự hiện diện của những ông lớn như Toyota, Ford, General Motors… tuy nhiên xe hơi Úc không thể cạnh tranh được với những quốc gia khác có lợi thế hơn về chi phí. Năm 2021, hãng xe Holden của Úc đã chính thức đóng cửa.
Úc có tham vọng gây dựng lại ngành công nghiệp xe hơi nhờ vào những lợi thế cho sản xuất xe điện mà nước này sở hữu, từ những cơ sở vật chất của các nhà máy sản xuất ô tô cũ cho tới trữ lượng khoáng sản dồi dào, đặc biệt là lithium.
Ngay cả khi không thể vực dậy ngành công nghiệp xe hơi và tạo ra những thương hiệu cho riêng mình, Úc cũng hoàn toàn có khả năng mở ra cơ hội kinh tế trị giá hàng tỷ USD nếu biến mình thành một phần quan trọng của chuỗi cung ứng xe điện toàn cầu.
Nằm giữa Úc và Trung Quốc, khu vực ASEAN cũng đang có những bước đi của riêng mình đối với xe điện. Có ngành sản xuất xe hơi chịu ảnh hưởng lớn từ Nhật Bản, ASEAN đi từng bước thận trọng.
Tuy nhiên, sau cam kết đầy tham vọng của nhiều chính phủ và nhà sản xuất xe hơi toàn cầu tại COP26, tình trạng này đã được cải thiện. Mới đây, Tập đoàn Foxconn cho biết sẽ liên doanh với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Thái Lan để xây dựng nhà máy xe điện tại nước này, dự kiến đi vào sản xuất hàng loạt từ năm 2024.
Indonesia vốn có trữ lượng khoáng sản dồi dào đang là điểm đến được ưa thích của các nhà sản xuất. Định hướng sắp tới của quốc gia này là trở thành nhà cung ứng hàng đầu thế giới về pin, chất bán dẫn cho xe điện.
Việt Nam có lẽ là cái tên sáng giá nhất khi là quốc gia duy nhất khu vực ASEAN sở hữu một hãng xe hơi của riêng mình. Thương hiệu VinFast của tập đoàn Vingroup đến từ Việt Nam mới đây đã công bố kế hoạch ngừng hoàn toàn sản xuất xe chạy động cơ đốt trong, tập trung vào sản xuất xe điện.
Quyết định của VinFast được cho là lời hưởng ứng mạnh mẽ tới cam kết tham vọng của Việt Nam tại COP26 là sẽ trung hòa phát thải carbon vào năm 2050. Hiện tại, xe điện của VinFast đã được giới thiệu tại nhiều thị trường lớn, bước đầu nhận được những đánh giá tương đối khả quan.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.