Đổi đời nhờ nuôi tôm ở Việt Nam

Minh An - 16:47, 15/08/2017

TheLEADERCơn sốt nuôi tôm bắt đầu tư những năm 1990 đã giúp nhiều nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long trở nên giàu có.

Đổi đời nhờ nuôi tôm ở Việt Nam
Thu hoạch tôm ở Đồng bằng sông Cứu Long. Ảnh: Jenny VAUGHAN/ AFP

Ông Tang Van Tuoi, nhìn khác xa những người nông dân Việt Nam điển hỉnh khác với tay đeo đồng hồ vàng lấp lánh, hào hứng kể về thu nhập của mình nhờ nuôi tôm.

Sau nhiều năm trồng lúa, trồng hành và chăn vịt, ông đã đổi đời nhờ nuôi tôm từ năm 2000.

Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa gạo lớn nhất của Việt Nam bây giờ là quê hương của ngành công nghiệp nuôi tôm trị giá hàng tỷ USD. Nhiều nông dân đã giàu lên nhờ vật nuôi nhỏ bé này.

“Nuôi tôm mang lại thu nhập lớn không gì so sánh bằng”, ông Tang Van Tuoi nói trong bữa ăn với bạn bè. Dĩ nhiễn món ăn không thể thiếu tôm ngoài rau củ và thị lợn.

Năm nay ông dự kiến sẽ thu được một tỷ đồng (44.000 USD), một con số lớn ở vùng đồng bằng này, khi mà mỗi nông dẫn chỉ có thu nhập trung bình khoảng 100 USD/ tháng.

Ông Tang Van Tuoi trong căn nhà tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng. Ảnh: AFP

Cơn sốt nuôi tôm bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước, khi nước biển dâng khiến nước mặn tràn vào đồng bằng sông Cửu Long. Cùng lúc đó, nhu cầu tại Mỹ và châu Âu tăng nhanh. Người dân địa phương đã nhanh chóng chuyển sang nuôi tôm.

Nông dân giàu lên đã thay đổi một phần bộ mặt của tỉnh Sóc Trăng. Xe máy thay thế xe đạp trên các con đường mới trải nhựa với hai bên đường là căn nhà tầng, vốn khó có thể hình dung ra trước đó.

Dù vậy, các chuyên gia về môi trường cảnh báo, lợi nhuận từ nuôi tôm quá mức có thể không kéo dài. Ngày nay, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thường xuyên đe dọa các vụ thu hoạch.

Cuộc khủng hoảng lớn hơn đang hình thành do các khu rừng nước mặn dần biến mất để lấy đất nuôi tôm. Điều này khiến khu vực dễ chịu ảnh hưởng từ bão lũ và nước biển dâng do biến đổi khí hậu.

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đang khuyến khích nông dân lại rừng và dừng việc sử dụng hóa chất độc hại, điều có thể giúp tăng giá bán 5 – 10%. Tuy vậy, người nuôi tôm nói rằng lợi ích trước mắt về tài chính là quá lớn đối với họ.

Để giải quyết rủi ro dài hạn, Chính phủ đã ngăn chặn việc cả khu vực này trở thành đầm tôm, dù nước biển vẫn đang ngày càng lấn sâu vào đất liền.

Hàng triệu USD đã được chi ra để bảo vệ các vùng trồng lúa đảm bảo cho khu vực này tạo ra đủ lương thực. Tuy nhiên khi Việt Nam cải tổ thị trường, sức hút từ việc xuất khẩu tôm lợi nhuận cao, chủ yếu sang Mỹ và châu Âu, ngày càng hấp dẫn.

Hồi đầu năm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi nâng kim ngạch xuất khẩu thủy sản lên 10 tỷ USD vào năm 2025, tăng 3 tỷ USD so với năm ngoái. Trong khi đó, xuất khẩu gạo đã giảm đần từ năm 2011 và chỉ mang về 2,2 tỷ USD năm ngoái.

“Việt Nam muốn đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển kinh tế nhưng cũng không muốn hy sinh an ninh lương thực trong dài hạn”, nhà nghiên cứu Tim Gorman của đại học Cornell nói.

Kết quả là, ở một số vùng tại Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân trồng lúa nửa năm và nuôi tôm nửa năm. Anh Thach Ngoc Cuong có hai mảng ruộng ở Sóc Trăng, một chứa nước sạch để trồng lúa và một chưa nước mặn để nuôi tôm. “Tôi sẽ rất vui nếu được nuôi tôm ở ruộng bên kia”, anh nói.