21 ý tưởng khởi nghiệp xuất sắc nhất tranh giải thưởng 28.000 USD
Giản Phúc
Thứ năm, 14/09/2017 - 06:33
Các mô hình khởi nghiệp được trưng bày tại cuộc thi. Ảnh Giản Phúc/TheLEADER
Vòng chung kết cuộc thi Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp (Swiss Innovation Chalenge Việt Nam 2017) là cuộc tranh tài của 21 ý tưởng được chọn lọc từ 200 đội thi diễn ra suốt 9 tháng trước đó.
Được Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ, cuộc thi được tổ chức thông qua Đại học Khoa học Ứng dụng Tây Bắc Thụy Sỹ và Chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh - chuyên ngành tư vấn quản lý quốc tế và đổi mới sáng tạo (EMBA-MCI), thuộc Đại học Bách khoa TP.HCM. Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM cũng đồng hành với cuộc thi này.
Swiss Innovation Chalenge Việt Nam được tổ chức tại Việt Nam từ năm 2015. Năm nay, đội nào đoạt giải nhất sẽ tiếp tục thi đấu tại Olten (Thụy Sĩ) vào tháng 10/2017. Ba đội xuất sắc nhất sẽ giành giải thưởng có tổng giá trị đến 28.000 USD. Đến nay, đây là cuộc thi duy nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á tiếp cận một cách toàn diện và hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh, kĩ thuật công nghệ mới hiệu quả nhất.
Các ý tưởng đổi mới sáng tạo trên nhiều lĩnh vực như: Quản lý doanh nghiệp, giáo dục đến các cải tiến táo bạo trong các ngành dịch vụ tài chính, giải trí, giao thông... Hầu hết những người dự thi còn rất trẻ, có trình độ học vấn cao, ngoại ngữ tốt (cuộc thi bằng tiếng Anh).
Tham gia cuộc thi năm nay có nhiều ý tưởng táo bạo, đơn cử như dự án “Smart assembling paking IoT” giúp tối ưu không gian đậu xe cho doanh nghiệp. Dự án này giúp tăng 175% chỗ đậu xe trên một mặt bằng ngang và có thể mở rộng thêm nhiều tầng với giá cả hợp lý.
Với dự án Algala, những người thực hiện muốn kết hợp tảo, nước thải và CO2 thành xăng sinh học, vừa bảo vệ môi trường vừa tạo ra nguồn nhiên liệu thiết yếu.
Trong lĩnh vực kinh doanh, đáng chú ý nhất là dự án DropDeck. Đây là một nền tảng công nghệ thông minh chuyên tính điểm, xếp hạng các doanh nghiệp đang gọi vốn. DropDeck giúp nhà đầu tư tìm và đánh giá doanh nghiệp tiềm năng với tốc độ và mức tin cậy cao. Nền tảng này còn giúp doanh nghiệp chuẩn bị và sắp xếp thông tin theo cách tối ưu nhất, nhằm đăng ký nhanh các chương trình hỗ trợ hay cuộc thi phù hợp.
Thực tế từ các vòng thi trước, nhiều dự án đã được đầu tư vốn hoặc được chính các đội thi biến thành hiện thực.
Trường hợp của nữ doanh nhân Đỗ Tú Quân, Chủ tịch Trung tâm Triển lãm yến sào Việt Nam (VBEC) là một ví dụ. Từ cuộc thi năm 2015, doanh nhân này đã biến ý tưởng thành hiện thực và gọi được vốn đầu tư đến 2 triệu USD. Vừa tìm được lối ra mới cho yến sào Viêt Nam, VBEC vừa mang lại một sản phẩm du lịch hoàn toàn mới cho huyện Cần Giờ, TP. HCM.
Thủ tục hành chính nhiêu khê, khó khăn trong thoái vốn cũng như sự thụ động và kỹ năng kinh doanh yếu của những người lãnh đạo là những nhân tố cản trở dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam.
Startup Day 2017 ghi nhận những xu hướng khởi nghiệp mới lạ hơn như Fintech, Edutech, Thực tế ảo, Robot tự động hóa và Trí tuệ nhân tạo, dịch vụ, du lịch...
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.