Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Các vấn đề về giao đất, cho thuê đất, quản lý sử dụng hạ tầng hàng hải (khu bến Kỳ Hà, tỉnh Quảng Nam) và tuyến đường ống dẫn khí tiếp tục là trở lực đối với tốc độ triển khai dự án chuỗi khí điện Cá Voi Xanh.
Là một trong những dự án trọng điểm về dầu khí cũng như của ngành điện, chuỗi dự án khí điện Cá Voi Xanh bao gồm phần thượng nguồn (mỏ khí Cá Voi Xanh), trung nguồn (đường ống) và hạ nguồn (các nhà máy nhiệt điện tua-bin khí hóa hơi miền Trung 1&2)
Theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh), Nhiệt điện miền Trung 1&2 sẽ vận hành thương mại vào năm 2023 - 2024. Được triển khai đồng bộ với tiến độ cấp khí của dự án thượng nguồn thuộc chuỗi khí điện Cá Voi Xanh, các nhà máy nhiệt điện miền Trung 1&2 sẽ vận hành dự kiến và quý IV/2023 và quý II/2024.
Trước khi được cập nhật vào Quy hoạch điện VIII, dự án này đã chậm tiến độ khoảng gần 5 năm so với quy hoạch (được phê duyệt chủ trương đầu tư từ tháng 11/2019). Từ khoảng 2 năm trước, chủ đầu tư dừng ở khâu trình báo cáo nghiên cứu khả thi và các báo cáo chuyên ngành của dự án để thẩm duyệt.
Cập nhật mới nhất cho thấy, nhà máy tua-bin khí hóa hơi (TBKHH) miền Trung 1&2 và dự án Cá Voi Xanh vẫn chưa thể ‘bứt tốc’ triển khai, do còn nhiều vấn đề chưa được tháo gỡ (dù đã ghi nhận các chỉ đạo trước đó của Chính phủ, bộ ngành cũng như cấp thẩm quyền).
Cụ thể, là tình hình triển khai nâng cấp cảng Kỳ Hà phục vụ xuất sản phẩm condensate của dự án phát triển mỏ Cá Voi Xanh. Thực hiện hướng dẫn của các Bộ Giao thông vận tải (hồi tháng 5/2020 và Bộ Tài chính (hồi tháng 7/2020), UBND tỉnh Quảng Nam cho biết đã chỉ đạo Ban Quản lý các khu kinh tế và khu công nghiệp tỉnh xây dựng đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải, bến số 2, khu bến Kỳ Hà phục vụ xuất sản phẩm condensate của dự án phát triển mỏ Cá Voi Xanh.
Trên cơ sở báo cáo của Ban chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà (Thông báo 84/TB-VPCP ngày 03/6/2023) giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp UBND tỉnh Quảng Nam trong khai thác, đầu tư nâng cấp Cảng Kỳ Hà phục vụ chuỗi dự án khí điện Cá Voi Xanh.
Theo Quy hoạch điện VIII, có tổng cộng 5 dự án nguồn của ngành điện (là các nhà máy nhiệt điện khí Dung Quất I, II, III và miền Trung I, II) sử dụng khí Cá Voi Xanh. Công ty TNHH Thăm dò và khai thác dầu khí ExxonMobil Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã nhiều lần làm việc với UBND tỉnh, ban quản lý và các đơn vị liên quan thúc đẩy việc đầu tư nâng cấp bến số 2, khu bến Kỳ Hà làm cơ sở thực hiện dự án phát triển mỏ Cá Voi Xanh.
Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thống nhất trong việc quản lý, khai thác và đầu tư nâng cấp bến số 2.
Nút thắt thứ hai, là đất đai phục vụ chuỗi dự án khí điện. Liên quan đến nội dung hồ sơ thuê đất phục vụ dự án phát triển mỏ khí Cá Voi Xanh theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và môi trường, cuối tháng 12/2021, UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn về việc thống nhất danh mục, thành phần hồ sơ thuê đất dự án.
Tới tháng 2/2022, trả lời của Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và môi trường) cho biết hồ sơ cho thuê đất (thực hiện theo Điều 3 Thông tư 30 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và môi trường) không nêu kế hoạch phát triển mỏ Cá Voi Xanh được Thủ tướng phê duyệt có được xem là hồ sơ pháp lý tương đương với giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư hay không và đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam căn cứ các quy định pháp luật về đất đai, pháp luật khác có liên quan để xem xét, giải quyết và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Nội dung này đã được Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Tài chính hướng dẫn UBND tỉnh Quảng Nam giải quyết các vướng mắc về việc giao, cho thuê đất dự án tại Thông báo số 84/TB-VPCP ngày 3/6/2023 của Văn phòng Chính phủ.
Tuy nhiên, tới nay, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết chưa nhận được hướng dẫn để có cơ sở triển khai thực hiện.
Vấn đề tiếp theo là tuyến đường ống dẫn khí qua cảng hàng không quốc tế Chu Lai đi nhà máy điện Dung Quất, Quảng Ngãi.
Theo đó, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải đã thống nhất phương án lắp đặt tuyến đường ống dẫn khí tại khu vực tiếp giáp hàng rào ranh giới phía Đông của cảng hàng không quốc tế Chu Lai (chưa có chủ trương chuyển giao đất quốc phòng cho UBND tỉnh Quảng Nam).
Tuy nhiên, PVN và ExxonMobil đề nghị Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải bàn giao phần diện tích lắp đặt tuyến ống này về tỉnh Quảng Nam để thuận lợi cho thủ tục thuê đất và vận hành công trình.
Về nội dung trên, đầu tháng 6 vừa qua Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam xử lý.
Cuối cùng là tình hình bồi thường giải phóng mặt bằng. Khu đất quốc phòng chuyển giao (khoảng 289ha) đã được UBND tỉnh giao Ban Quản lý tổ chức triển khai thực hiện bồi thường GPMB từ năm 2015. Đã bồi thường GPMB được khoảng 98%, diện tích đất còn lại chưa nhận tiền bồi thường khoảng 1,32 ha.
Thời gian tới, UBND tỉnh cho biết sẽ tập trung chỉ đạo UBND huyện Núi Thành, UBND xã Tam Quang và các cơ quan có liên quan thường xuyên kiểm tra, xử lý các vướng mắc, vấn đề liên quan để sớm hoàn thành 100% công tác bồi thường GPMB.
Trước những khó khăn nêu trên, UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị hàng loạt nội dung liên quan như: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính xem xét trình Thủ tướng thống nhất giao UBND tỉnh Quảng Nam quản lý, sử dụng, khai thác và nâng cấp tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bến số 2, khu bến Kỳ Hà để kịp thời phục vụ chuỗi dự án khí điện Cá Voi Xanh.
Để thực hiện thủ tục về hồ sơ thuê đất phục vụ dự án phát triển mỏ khí Cá Voi Xanh đảm bảo đúng quy định, UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Ban chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí, Bộ Tài nguyên và môi trường sớm có văn bản hướng dẫn. Nội dung này đã được Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp Bộ Công thương, Bộ Tài chính hướng dẫn UBND tỉnh Quảng Nam giải quyết các vướng mắc về giao, cho thuê đất dự án.
Ngày 10/7, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và đoàn công tác số 2 của đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ‘’Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021’’ đã làm việc với tỉnh Quảng Nam.
Đoàn giám sát đã ghi nhận những vướng mắc trong thực hiện thủ tục hồ sơ thuê đất, công tác giải phóng mặt bằng của chủ đầu tư cũng như kiến nghị Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính xem xét trình Thủ tướng thống nhất giao UBND tỉnh Quảng Nam trong việc quản lý, sử dụng, khai thác và nâng cấp tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bến số 2, khu bến Kỳ Hà để kịp thời phục vụ chuỗi dự án khí điện Cá Voi Xanh.
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Công ty thành viên của Tập đoàn Sun Group vừa trúng đấu giá khu đất rộng gần 60ha ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá hơn 7.728 tỷ đồng.
Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.