Tiêu điểm
5 xu hướng mới của du lịch nội địa
Trong bối cảnh du lịch tập trung vào khách nội địa sau giãn cách xã hội, cơ cấu ngành du lịch cần có sự thay đổi về sản phẩm cũng như phương thức để đáp ứng với những thay đổi trong cách đi du lịch của khách Việt.
Nhu cầu du lịch hậu Covid-19
Khảo sát du khách nội địa hậu Covid-19 của Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) chỉ ra rằng nhu cầu du lịch nội địa bắt đầu phục hồi từ cuối tháng 4 sau khi giãn cách xã hội được nới lỏng.
Theo khảo sát này, hơn 53% người khảo sát cho biết đã sẵn sàng đi du lịch ngay trong mùa hè này.
Về mức giá, đại dịch Covid-19 đã tác động đến chi tiêu ngân sách, khiến gần 50% người trả lời lựa chọn tour ngắn ngày (2-3 ngày). Ngoài ra, năm nay, trẻ em chỉ được nghỉ hè rất ngắn (1 tháng) cũng có thể là một nguyên nhân.
Khi lựa chọn dịch vụ du lịch có ưu đãi, đa số người tham gia khảo sát (87%) mong muốn nhận được ưu đãi trực tiếp vào giá dịch vụ.
Đáng chú ý, thói quen giãn cách xã hội sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới do e ngại về dịch bệnh, khiến gần 90% người trả lời khảo sát cho biết sẽ đi theo gia đình hoặc nhóm bạn bè. Lý do điểm đến an toàn và có an ninh an toàn cao hơn lý do các ưu đãi dịch vụ du lịch khi người dân lựa chọn các chuyến đi.
Covid-19 cũng tác động đến thói quen mua sắm trực tuyến của khách hàng trong thời gian giãn cách xã hội. 44% người trả lời cho biết sẽ tiếp tục lựa chọn cách đặt phòng khách sạn hoặc tour du lịch thông qua nền tảng trực tuyến và đây sẽ là xu hướng đáng chú ý trong thời gian tới, TAB nhấn mạnh.
Về địa điểm, nhu cầu du lịch biển của người Việt tăng cao sau giãn cách xã hội, tiếp theo là du lịch thiên nhiên và các khu nghỉ dưỡng trên núi, khu du lịch sinh thái. Người Việt cũng ưu tiên lựa chọn các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng (77% người trả lời lựa chọn), tiếp theo là khám phá ẩm thực.
Nắm bắt xu hướng
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng giám đốc Vietravel, cho rằng một trong những giải pháp cần thiết hiện nay là các công ty lữ hành cần thiết kế sản phẩm bay, kết nối hãng hàng không vận chuyển, thiết kế đường bay và sản phẩm để đưa khách đi một cách an toàn.
Ông Kỳ khuyến nghị các địa phương giảm giá 30-50% dịch vụ, cam kết doanh nghiệp du lịch các đại phương giảm giá, xúc tiến giảm giá chung.
Bà Đoàn Thị Thanh Mai, Phó chủ tịch điều hành Tập đoàn BIM, cho rằng, vì ngành du lịch cần tập trung vào khách nội địa bởi khả năng đón khách quốc tế trong năm nay là rất khó nên đây là cũng dịp để thay đổi cách nhìn nhận đối với du lịch nội địa trong bối cảnh phải cạnh tranh với các tour nước ngoài có mức giá thậm chí rẻ hơn với dịch vụ hấp dẫn hơn.
Theo bà Mai, cần có thông điệp rõ ràng từ Chính phủ, Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch, địa phương rằng, du lịch nội địa đang an toàn và cần phải có chuẩn hóa về an toàn du lịch. Ví dụ, Singapore đã đưa ra chỉ tiêu thế nào là an toàn với các cơ sở kinh doanh du lịch, kiểm tra và cấp chứng chỉ nếu đạt chỉ tiêu.
Việt Nam phải xây dựng chiến dịch trên diện rộng, toàn quốc để quảng bá du lịch nội địa, các địa phương cần quảng bá, tạo dựng thương hiệu riêng. Bà Mai đề xuất thực hiện chiến dịch theo từng tuần lễ, tập trung tại từng địa phương từ Bắc vào Nam và đi kèm cùng các sự kiện.
Bên cạnh đó, tạo các cổng thông tin chính thức để khách du lịch nội địa có thể vào cổng và nhận thông tin, tìm hiểu về danh lam thắng cảnh, các dịch vụ du lịch nổi bật.
Theo TAB, chương trình kích cầu du lịch nội địa cần được truyền thông theo hướng coi đây là "cơ hội mang lại lợi ích" cho người Việt Nam để khám phá vẻ đẹp Việt Nam; cần thúc đẩy truyền thông về dịch vụ, điểm đến du lịch an toàn dịch bệnh và an ninh cho du khách để giải tỏa tâm lý e dè của du khách.
Đặc biệt, chương trình kích cầu cần sự liên kết giữa các đối tác để tạo giá trị gia tăng dịch vụ, như các hãng hàng không liên kết với các khách sạn, công ty lữ hành.
TAB khuyến nghị cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng các sản phẩm du lịch hướng tới du lịch gia đình, du lịch nhóm nhỏ trong khi các doanh nghiệp du lịch cần hướng tới thanh toán điện tử, đại lý du lịch trực tuyến (OTA), quảng bá qua mạng xã hội.
Các địa phương chủ động xây dựng chương trình kích cầu theo lộ trình với mức độ ưu đãi giảm dần, điều tiết giá kích cầu thông qua miễn, giảm các loại phí, lệ phí, ví dụ như phí tham quan sẽ miễn trong 1-2 tháng đầu, sau đó giảm 50% đến hết năm 2020.
Những trải nghiệm du lịch đáng thử hậu Covid-19
Vị thế của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế
Vị thế của Việt Nam đang lên rõ rệt song cũng còn nhiều điểm nghẽn cần khai thông để biến vị thế tốt thành dòng chảy FDI mạnh hơn.
Thách thức xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.
Khám phá các trụ cột tạo nên thế và lực của TC Group
Được thành lập và vận hành bởi những nhà kinh doanh khá kín tiếng, Tập đoàn Thành Công (TC Group) đã phát triển tới quy mô của những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Bất động sản nhà ở, bán lẻ hút vốn ngoại
Bán lẻ, nhà ở và nghỉ dưỡng là các lĩnh vực thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây.
GS. Gurdev Singh Khush: 'Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt'
GS. Gurdev Singh Khush, đồng chủ nhân giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình nghiên cứu và hợp tác với GS. Võ Tòng Xuân để tạo ra những giống lúa mới.
Định hướng tăng trưởng mới của Viettel Post
Ngay từ đầu năm nay, Viettel Post đã công bố chiến lược chuyển mình thành một công ty logistics theo hướng chuyên nghiệp, xanh và hiệu quả.
Quy chế dân chủ: Công cụ thực tiễn hay chỉ là hình thức?
Quy chế dân chủ liệu có thật sự bảo vệ quyền lợi người lao động, hay vẫn chỉ mang tính hình thức? Đâu là giải pháp để xây dựng môi trường làm việc dân chủ?