Doanh nghiệp FDI “đột ngột thua lỗ” sẽ bị thanh tra thuế
Lãnh đạo Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế địa phương tăng cường thanh kiểm tra với các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế như thua lỗ liên tục hay bất ngờ lỗ sau giai đoạn được ưu đãi.
Tính đến ngày 20/9/2017, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 12,5 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2016.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, tính chung trong 9 tháng năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 25,48 tỷ USD.
Có 1.844 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 14,56 tỷ USD, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm 2016; 878 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 6,75 tỷ USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2016 và 3.742 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 4,16 tỷ USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm 2016.
TP. HCM, Thanh Hóa và Bắc Ninh đang là các tỉnh thu hút FDI nhiều nhất. Trong đó, Thanh Hóa nổi lên với dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, tổng vốn đầu tư 2,793 tỷ USD, nhà đầu tư Nhật Bản; Bắc Ninh với dự án SamSung Display Việt Nam điều chỉnh tăng vốn thêm 2,5 tỷ USD.
Tình hình vốn đầu tư nước ngoài FDI 9 tháng đầu năm 2017 (tỷ USD)
Lũy kế qua các năm đến tháng 9/2017, đầu tư nước ngoài đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố, trong đó thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với 42,4 tỷ USD (chiếm 13,6% tổng vốn đầu tư); Bình Dương đứng thứ hai với 29,2 tỷ USD (chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư); Hà Nội đứng thứ ba với 27,1 tỷ USD (chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư). Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ tư với 26,8 tỷ USD (chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư).
18 ngành lĩnh vực thu hút nhà đầu tư nước người, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu với tổng số vốn 12,64 tỷ USD, chiếm 49,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,37 tỷ USD, chiếm 21% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,58 tỷ USD, chiếm 6,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Theo đối tác đầu tư, có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư 6,31 tỷ USD, chiếm 24,7% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,91 tỷ USD, chiếm 23,17% tổng vốn đầu tư. Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,14 tỷ USD, chiếm 16,2% tổng vốn đầu tư.
Lãnh đạo Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế địa phương tăng cường thanh kiểm tra với các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế như thua lỗ liên tục hay bất ngờ lỗ sau giai đoạn được ưu đãi.
Điểm cuối của hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Hải Phòng là cảng cửa ngõ Lạch Huyện đang nóng lên bởi hạ tầng và giao thông đang được hoàn thiện. Cuộc đua của các dự án FDI triệu, tỷ đô vào khu vực này đã và đang diễn ra.
Thảm họa môi trường biển Formosa, sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn hạn chế, khu vực FDI vẫn áp đảo, mất cân đối trong tỷ lệ các nhà đầu tư chiến lược tại Việt Nam chính là bốn thất bại lớn nhất trong tiến trình ba thập kỷ thu hút FDI vào Việt Nam.
Sáng ngày 20/11/2024, tại trung tâm hội nghị sự kiện Gem Center (TP.HCM) đã diễn ra lễ ký kết đối tác chiến lược phát triển dự án CaraWorld. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện thực hóa tầm nhìn đưa CaraWorld trở thành điểm đến biểu tượng của thành phố Cam Ranh.
Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm mới chuyển từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực để phát triển toàn diện lực lượng nhà giáo.
CT Group vừa tổ chức sự kiện tri ân ngày nhà giáo Việt Nam với sự góp mặt của đại diện các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông trong và ngoài nước.
Gen Z, thế hệ lớn lên với công nghệ, mang đến phong cách làm việc linh hoạt, đa nhiệm nhưng cũng đặt ra thách thức cho nhà quản trị trong việc cân bằng giữa sáng tạo và kỷ luật.
Tập đoàn Vingroup thông báo thành lập Công ty cổ phần Nghiên cứu phát triển và ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.
Liên tiếp những thông tin không tích cực gần đây cho thấy những vấn đề trong quản trị nội bộ của Eximbank vẫn chưa được xử lý triệt để.
Dù đã gặt hái thành công trong vai trò đi đầu về việc thực hành ESG thời gian qua, ngành ngân hàng vẫn còn nhiều thách thức phải đối mặt.