Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ đã không còn nhiều dư địa mở rộng, trong khi tăng trưởng kinh tế chưa đạt như kỳ vọng, đòi hỏi những chính sách hỗ trợ khác hiệu quả hơn, bao gồm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Không phải các chính sách tiền tệ hay mở hạn mức tín dụng ngân hàng, các chính sách tài khoá, giảm thuế, phí và tháo gỡ vướng mắc về thủ tục pháp lý mới là giải pháp hữu hiệu nhất, cứu các doanh nghiệp đang kiệt quệ nguồn tiền.
Khi dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ của Việt Nam hạn chế, chính sách tài khóa cần đóng vai trò chủ đạo trong hỗ trợ kinh tế, như mở rộng an sinh xã hội hay đầu tư công.
Trong báo cáo mới đây, Công ty quản lý quỹ đầu tư Dragon Capital nhận định tâm lý nhà đầu tư trở nên lạc quan hơn sau những thay đổi về chính sách tài khóa và tiền tệ nhằm khắc phục tình trạng khó khăn của thị trường vốn và bất động sản.
Thời hạn hỗ trợ các chính sách tài khóa sẽ kết thúc vào năm 2023. Điều này khiến doanh nghiệp đối mặt với áp lực lớn về tài chính gồm vừa phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính, vừa trả dần các khoản tiền được giãn, hoãn trong hai năm dịch và thanh toán các khoản nợ tới hạn, đại biểu Hoàng Văn Cường nhận định.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết ưu tiên số một là kiểm soát lạm phát, sẽ sử dụng các biện pháp tiền tệ linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô khác để đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ.
Trên nền tảng tài khóa tương đối tốt vào cuối năm 2021, chính sách tài khóa vẫn là giải pháp trọng tâm để hóa giải “nguy cơ kép” là lạm phát và suy thoái. Tuy nhiên, trong trung hạn, cần có những điều chỉnh kịp thời để chính sách tài khóa phát huy tối đa hiệu quả.
Quốc hội vừa chính thức thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022.
Quan điểm trên được Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết tại phiên thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Theo báo cáo của Chính phủ, có 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp chính về thực hiện đề án chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.