Trung Quốc và những 'kế hoạch' bất động sản tỷ đô tại Việt Nam
Hầu hết các dự án lớn đều nằm tại khu vực phía Nam, có vị trí đắc địa gần sân bay, cảng biển, các khu đất vàng.
Theo Nhật báo Nikkei, hầu hết các dự án của nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam đều gây quan ngại về chất lượng, tiến độ chậm trễ và đội chi phí quá mức.
Việc hoãn kế hoạch chạy thử tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho hay là vì dự án đang vướng mắc về khâu giải ngân số tiền hơn 250 triệu USD từ hiệp định bổ sung vốn. Số kinh phí này bị chậm do các thủ tục pháp lý từ các bộ, ngành, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank).
Chủ đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là Cục Đường Sắt Việt Nam và nhà thầu là Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc theo vốn đầu tư ODA.
Việc xây dựng tuyến đường sắt trên cao đầu tiên của Hà Nội này được lập dự án từ năm 2008 đến năm 2013 với kinh phí 552 triệu USD, trong đó 419 triệu USD là vốn vay từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, dự án đến tận năm 2011 mới chính thức khởi công. Chi phí đội lên đến 868 triệu USD năm 2016 với 250 triệu USD từ hiệp định bổ sung vốn.
Việc giải ngân khoản vốn này đáng lẽ phải được tiến hành hồi tháng 3, nhưng đã bị trì hoãn do các thủ tục phức tạp tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank).
Nhật báo Nikkei Asean Review đánh giá: "Việc hoãn chạy thử là vấn đề mới nhất của dự án đường sắt gây tranh cãi này, vốn để xảy ra nhiều tai nạn, thương vong".
"Vật liệu kém chất lượng, việc lắp đặt bị lỗi và công nhân tay nghề kém đã gây ra mối quan ngại về an toàn", theo Nikkei.
Nikkei cho rằng, "tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông là ví dụ điển hình cho các dự án của nhà thầu Trung Quốc có vấn đề". Khảo sát cho thấy, hầu hết các dự án này đều gây quan ngại về chất lượng, tiến độ chậm trễ và đội chi phí quá mức.
Trong đó, điển hình là các dự án sân vận động quốc gia Mỹ Đình với vốn đầu tư 69 triệu USD, dự án mở rộng khu phức hợp thép trị giá 360 triệu USD ở Thái Nguyên, nhà máy sắt thép 264 triệu USD ở Lào Cai, dự án bauxite-nhôm trị giá 1,4 tỷ USD ở Tây Nguyên, các dự án xử lý chất thải, nhiệt điện, dệt may...
Điểm chung của các dự án này, theo Nikkei là giá bỏ thầu thấp và chi phí đầu tư rẻ. Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, điều này sẽ gây tốn kém về lâu dài bởi chi phí sẽ tiếp tục leo thang và kết quả chất lượng thấp.
Việc để xảy ra sai sót, thiết bị quá cũ, gây tai nạn tại các dự án này đã trở nên phổ biến, gây mất lòng tin về các dự án do Trung Quốc hậu thuẫn. Nhiều dự án đang được tái thẩm định lại, trong đó có các dự án nằm trong 12 dự án yếu kém ngành công thương.
Nikkei cũng nhận định "Hà Nội đang bị mắc kẹt với các dự án giá rẻ, chất lượng thấp".
Tờ báo này cho rằng, "sự thèm khát vốn thúc đẩy một số nhà đầu tư trong nước phớt lờ quan ngại của công chúng để tiếp tay cho các đối tác Trung Quốc".
Tháng trước, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) và đối tác Trung Quốc là tập đoàn Sunshine Kaidi New Energy, đã đề xuất xây sân bay quốc tế Long Thành trị giá nhiều tỷ đô theo hình thức đối tác công tư (PPP). Các công ty này hứa hẹn sẽ hoàn thành dự án trong vòng 3 đến 5 năm "với mức chi phí thấp nhất có thể".
Tuy vậy, Bộ Quốc phòng nêu quan ngại về an ninh quốc gia sau khi hai sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài cùng trang web của hãng hàng không Vietnam Airlines từng bị nhóm tin tặc, được cho là tin tặc Trung Quốc, tấn công hồi năm ngoái.
Hầu hết các dự án lớn đều nằm tại khu vực phía Nam, có vị trí đắc địa gần sân bay, cảng biển, các khu đất vàng.
Nhu cầu đầu tư lớn về hạ tầng giao thông của Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của nhiều tập đoàn xây dựng từ Trung Quốc.
Các dự án cao tốc, cảng biển tỷ đô hội tụ chính là một mắt xích quan trọng trong chiến lược phát triển hành lang kinh tế đầu tư kết nối Lạch Huyện với Trung Quốc.
Theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt, khu kinh tế Vân Đồn sẽ trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT được ký trước ngày 1/1/2018 chưa hoàn thành việc thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
Theo tiết lộ của lãnh đạo Tập đoàn Nguyễn Hoàng, ngoài Quảng Ngãi, sắp tới sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều Thành phố giáo dục quốc tế ở các thành phố khác tại Việt Nam.
Chỉ mất hơn hai năm để hoàn thành một sân bay hiện đại khiến các chuyên gia cũng phải thốt lên rằng "tư nhân làm cái gì ... cũng nhanh".
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018 ước tính các dự án FDI đã giải ngân 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.