Đầu tư

Nhiều tập đoàn Trung Quốc muốn xây đường sắt tại Việt Nam

Lam Điền Thứ năm, 14/09/2017 - 16:36

Nhu cầu đầu tư lớn về hạ tầng giao thông của Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của nhiều tập đoàn xây dựng từ Trung Quốc.

Tập đoàn xây dựng của Trung Quốc, China Communications Construction Company (CCCC), một công ty chủ chốt trong sáng kiến ​​"Một vành đai, Một con đừng" của Trung Quốc, cho biết đang xem xét các dự án đường sắt tại các nước Asean như Việt Nam, Lào và Campuchia, nhằm mở rộng tuyến đường sắt xuyên Á.

Theo South China Morning Post, vào tháng 8, CCCC đã bắt đầu xây dựng dự án đường sắt East Coast Rail Link (ECRL) trị giá 11 tỷ USD, kết nối các bờ biển phía đông và tây của bán đảo Malaysia. 

Đây là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất Trung Quốc ở nước ngoài và Tập đoàn này đang đặt ngắm đến một số nước láng giềng trong khu vực.

"Chúng tôi có các dự án đường sắt tiềm năng ở Việt Nam, Lào và Campuchia", ông Wen Gang, Phó chủ tịch của CCCC, nói bên lề một hội nghị tại Hồng Kông.

Cùng với Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (China Railway Group), CCC cũng đang có kế hoạch đấu thầu dự án đường sắt cao tốc nối Kuala Lumpur và Singapore. Dự án này đang chờ phê duyệt của chính phủ hai nước.

Trong khu vực Asean, CCCC đã tham gia vào 190 dự án trị giá 23 tỷ USD, bao gồm các công trình đường sắt, đường bộ, cầu đến dự án bất động sản và khu công nghiệp.

Tập đoàn Xây dựng Trung Quốc (CCCC) đang đặt tầm ngắm đến các dự án đường sắt ở Việt Nam, Lào và Campuchia. Ảnh: SCMP

Trước đó, nhiều tập đoàn xây dựng khác của Trung Quốc muốn tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, trong đó có lĩnh vực đường sắt, đường cao tốc.

Cụ thể, Tập đoàn Cát Châu Bá (CGGC) mong muốn được đầu tư hoặc thầu các dự án về đường cao tốc, đường sắt trên cao và tàu điện ngầm tại Việt Nam. Tin từ cuộc gặp giữa phó chủ tịch tập đoàn này với lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải hôm 3/8.

Cũng tin từ Bộ này, hôm 18/8, Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CREC) đề nghị được tiếp tục tham gia các dự án cơ sở hạ tầng giao thông và đường sắt tại Việt Nam, trong đó có đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị. 

Hiện, công ty con của CREC này là tập đoàn Cục 6 đang là tổng thầu EPC của dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông. 

Tại thị trường đường sắt Trung Quốc, CREC chiếm 2/3 thị trường xây dựng đường sắt quốc gia, hơn 60% thị trường Metro và đường sắt đô thị.

Đường sắt muốn vay gần 4.700 tỷ đồng để đầu tư đầu máy, toa tàu mới

Đường sắt muốn vay gần 4.700 tỷ đồng để đầu tư đầu máy, toa tàu mới

Doanh nghiệp -  7 năm

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa có kiến nghị lên Bộ Giao thông Vận tải đề xuất về phương án đầu tư, vay vốn tín dụng của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam để thực hiện đầu tư các dự án đầu máy, toa xe mới từ nay đến năm 2020 với tổng mức đầu tư 4.658,8 tỷ đồng.

Tăng vốn điều lệ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

Tăng vốn điều lệ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

Doanh nghiệp -  7 năm

Trong giai đoạn 2017 - 2019, vốn điều lệ của công ty Đường sắt Việt Nam sẽ tăng lên 3.250 tỷ đồng.

Tập đoàn Trung Quốc muốn đầu tư đường sắt cao tốc tại Việt Nam

Tập đoàn Trung Quốc muốn đầu tư đường sắt cao tốc tại Việt Nam

Đầu tư -  7 năm

Sau dự án Cát Linh - Hà Đông, tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CREC) mong muốn tiếp tục tham gia các dự án đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị ở Việt Nam.

Xây dựng Vân Đồn thành nơi đáng sống nhất châu Á - Thái Bình Dương

Xây dựng Vân Đồn thành nơi đáng sống nhất châu Á - Thái Bình Dương

Đầu tư -  6 năm

Theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt, khu kinh tế Vân Đồn sẽ trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Chính phủ gỡ vướng cho các dự án BT ký trước ngày 1/1/2018

Chính phủ gỡ vướng cho các dự án BT ký trước ngày 1/1/2018

Đầu tư -  6 năm

Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT được ký trước ngày 1/1/2018 chưa hoàn thành việc thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký kết.

Tập đoàn Nguyễn Hoàng tiết lộ kế hoạch xây loạt siêu dự án thành phố giáo dục

Tập đoàn Nguyễn Hoàng tiết lộ kế hoạch xây loạt siêu dự án thành phố giáo dục

Đầu tư -  6 năm

Theo tiết lộ của lãnh đạo Tập đoàn Nguyễn Hoàng, ngoài Quảng Ngãi, sắp tới sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều Thành phố giáo dục quốc tế ở các thành phố khác tại Việt Nam.

Từ đầm lầy chăn vịt đến sân bay hiện đại nhất Việt Nam

Từ đầm lầy chăn vịt đến sân bay hiện đại nhất Việt Nam

Đầu tư -  6 năm

Chỉ mất hơn hai năm để hoàn thành một sân bay hiện đại khiến các chuyên gia cũng phải thốt lên rằng "tư nhân làm cái gì ... cũng nhanh".

Năm 2018, Nhật Bản giữ vững ngôi 'quán quân' về đầu tư FDI vào Việt Năm

Năm 2018, Nhật Bản giữ vững ngôi 'quán quân' về đầu tư FDI vào Việt Năm

Đầu tư -  6 năm

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018 ước tính các dự án FDI đã giải ngân 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

Tủ sách quản trị -  24 phút

Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Diễn đàn quản trị -  40 phút

Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Tiêu điểm -  2 giờ

Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Tiêu điểm -  2 giờ

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  3 giờ

Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Tiêu điểm -  3 giờ

Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?

Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm

Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm

Doanh nghiệp -  3 giờ

Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.

Đọc nhiều