Bitcoin không thể cứu một quốc gia khỏi lệnh trừng phạt
Kiều Mai
Thứ ba, 16/01/2018 - 13:31
Nhiều quốc gia như Venezuela, Nga hay Triều Tiên đang tìm đến tiền ảo như một con đường mới đưa nền kinh tế thoát khỏi lệnh trừng phạt từ Mỹ.
Bộ Tài chính dưới chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin muốn đưa các giao dịch tiền ảo lên các sàn giao dịch chính thức của Nga.
Các hackers tại Bắc Triều Tiên đang tiến hành "sưu tập" tiền lỹ thuật số (được cho là) dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Kim Jong Un.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro thì lại hy vọng vào một đồng tiền ảo được hỗ trợ bởi dầu sẽ kéo nhà đầu tư quay trở lại quốc gia Nam Mỹ đang khủng hoảng kinh tế này.
Cả ba nhà lãnh đạo nói trên đang dần bước chân vào cơn sốt tiền ảo do chế độ của họ đang phải vật lộn với cùng một vấn đề: Các lệnh trừng phạt khiến các quốc qia này không thể tiếp cận với hệ thống tài chính toàn cầu.
Thế nhưng, trong khi Bitcoin và các đồng tiền kỹ thuật số khác có thể tạo ra nguồn cung tiền cho các nhà chính trị trên, thị trường tiền ảo còn quá mới mẻ để có thể tạo ra một sự che chở kinh tế trước những áp lực trừng phạt đến từ Mỹ.
Bất kì nhà cầm quyền nào tìm đến Bitcoin như một nơi trú ẩn an toàn trước các lệnh trừng phạt sẽ phải đối mặt với vấn đề về quy mô. Theo số liệu từ Coinmarketcap, tất cả các đồng tiền số hiện có giá trị khoảng 700 tỷ USD, tương đương với 1/7 giá trị trao đổi trên thị trường ngoại hối mỗi ngày.
Hãy làm một phép so sánh đơn giản về tổng số lượng đồng đô La Mỹ đang lưu hành và tổng giá trị của các đồng Bitcoin. Nếu đưa Bitcoin vào lưu thông, sẽ cần một số lượng lớn hơn rất nhiều so với hiện tại để có thể tương ứng với giá trị lưu hành của đồng đô la Mỹ.
Ông Tom Uren, thành viên Tổ chức hợp tác quốc tế về chính sách chiến lược của Úc cho rằng, trong tương lai, điều này có thể xảy ra nhưng sẽ mất hàng thập niên và trong thời gian ngắn, tiền mặt sẽ chưa có khả năng biến mất khỏi nền kinh tế,
Hạn chế thị trường
Các nhà quản lý đang nhanh chóng tạo áp lực ngày càng lớn lên các đồng tiền kỹ thuật số.
Tháng 9 năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố việc thực hiện gọi vốn thông qua tiền ảo (ICOs) là bất hợp pháp tại quốc gia này. Trong khi đó, Bộ trưởng Tư pháp Hàn Quốc tuần trước cũng đã đưa ra đề xuất cấm giao dịch tiền ảo hoàn toàn.
Ông Steve Mnuchin, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cuối tuần trước nhấn mạnh việc Nga và các quốc gia khác sử dụng đồng tiền kỹ thuật số nhằm trốn tránh lệnh trừng phạt không phải là điều gì đáng lo ngại bởi việc trao đổi các đồng tiền này cũng đặt ra yêu cầu khách hàng tương tự như cách các ngân hàng phải tìm hiểu người tiêu dùng dịch vụ của mình.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ được áp dụng cho đối tượng là con người và tổ chức chứ không phải là các loại tài sản. Do vậy nếu một quốc gia quy định thu nhập của họ bằng các đồng tiền ảo, các lệnh trừng phạt này vẫn được áp dụng.
Ngay cả khi ông Maduro có thể kéo dòng đầu tư quay trở lại thông qua đồng tiền ảo petro được hỗ trợ bởi dầu thì những người sử dụng đồng tiền này vẫn bị tác động bởi các lệnh trừng phạt.
Tại Nga, nỗ lực của Bộ Tài chính hiện đang gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ Ngân hàng Trung ương trong việc cho phép các giao dịch tiền ảo xuất hiện trên các sàn giao dịch chính thức.
Việc sử dụng các đồng tiền ảo nhằm trốn tránh các biện pháp trừng phạt là vấn đề quan trọng đối với các quốc gia dầu mỏ trong bối cảnh các nước này cần tiếp cận đến hệ thống tài chính chủ đạo, đặc biệt là đồng đô la Mỹ để bán dầu. Không chỉ vậy, các đồng tiền ảo còn mở ra một con đường mới cho những chế độ bị cô lập để có thể buôn lậu tiền mặt qua biên giới, ví dụ như Triều Tiên. Theo nhóm phân tích hacker tại Viện An ninh Tài chính Hàn Quốc, những tin tặc của Triều Tiên đã chiếm được một máy chủ tại Hàn Quốc vào mùa hè năm ngoái và sử dụng máy chủ này để đào tiền kỹ thuật số với mức giá khoảng 25.000 USD. Hiện các nhà điều tra Hàn Quốc đang tìm hiểu liệu có phải tin tặc Triều Tiên là nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của một sàn giao dịch tại nước này vào tháng Mười hai hay không.
Một công ty an ninh mạng mới đây cho biết đã tìm thấy một phần mềm có khả năng cài đặt các mã dành cho việc đào tiền ảo và các đồng tiền đào được sẽ được gửi đến một máy chủ tại một trường đại học của Triều Tiên. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy việc Triều Tiên đang tìm kiếm những cách mới để vận hành nền kinh tế.
Nhằm chống lại sự sụp đổ của nền kinh tế cũng như các biện pháp trừng phạt tài chính từ Mỹ, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cho biết sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ từ thế giới tiền ảo thông qua việc ra mắt đồng "petro" được hỗ trợ bởi lượng dầu dự trữ.
Trong thời đại công nghệ số, trải nghiệm số là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tạo dựng nền tảng vững chắc, chinh phục khách hàng và kiến tạo tương lai vững mạnh.
Luật Địa chất và khoáng sản sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua đã bổ sung nhiều quy định quan trọng nhằm siết chặt quản lý cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản.