Bộ ba lạm phát, lãi suất, tỷ giá không còn đáng quan ngại

Dũng Phạm Thứ sáu, 07/06/2024 - 10:29

Với nền tảng lạm phát, tỷ giá ổn định, các chuyên gia đồng thuận rằng lãi suất – yếu tố trọng yếu tác động tới các thị trường đầu tư, sẽ tiếp tục được duy trì ở mức nền thấp, qua đó tạo điều kiện cho tăng trưởng và phục hồi nền kinh tế.

“Thế giới đã kháng cự tốt, chính thức thoát khỏi nguy cơ bị suy thoái kinh tế như nhiều dự báo trước đó. Lạm phát giảm tương đối tích cực tạo tiền đề cho việc giảm lãi suất sắp tới của các NHTW trên thế giới” - TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia vừa chia sẻ quan điểm về các biến số vĩ mô trong Diễn đàn cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam lần thứ hai với chủ đề “Ứng biến trong vạn biến” mới được tổ chức.

Cũng theo vị chuyên gia này, yếu tố tác động lớn tới chính sách tiền tệ chung – chỉ số lạm phát của Mỹ về cơ bản không còn đáng lo ngại khi dự báo sẽ kết thúc năm nay ở mức bình quân khoảng 4%, đạt mục tiêu đề ra và giảm tiếp về dưới 3% trong năm tới.

Kể cả trong trường hợp xấu như xảy ra xung đột chính trị, với khả năng thích ứng rất tốt của các quốc gia trong bối cảnh có nhiều biến động trên thị trường năng lượng và giá cả thì xu hướng này vẫn sẽ được duy trì.

Về cơ bản, giá dầu cũng như giá cả các loại hàng hóa khác sẽ đi ngang từ nay tới hết năm 2025. Do đó, ông Lực đánh giá khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm thực hiện hai lần cắt giảm lãi suất trong năm nay, bắt đầu từ tháng 9, qua đó tạo thuận lợi cho việc điều hành vĩ mô.

Về nền kinh tế trong nước, bên cạnh sự phục hồi tích cực hơn so với xu hướng chung, theo ông Lực, lạm phát dù có sự nhích tăng so với năm ngoái nhưng vẫn trong tầm kiểm soát mà Quốc hội cho phép là 4,5%. Đồng thời, Việt Nam đã và đang bớt áp lực về vấn đề tỷ giá và sẽ tiếp tục bớt áp lực hơn trong thời gian tới.

Bộ ba lạm phát, lãi suất, và tỷ giá không còn là vấn đề quan ngại
Diễn đàn cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam lần thứ hai chủ đề “Ứng biến trong vạn biến”. Ảnh: VWAs

Chia sẻ thêm về tỷ giá, TS. Trương Văn Phước, nguyên Quyền chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, “tỷ giá không có gì đáng lo và sẽ không thể vượt mức 26.000 đồng/USD”. Đồng USD đang trong xu hướng giảm và xu hướng này kéo dài ít nhất đến năm 2027.

Dẫn chứng về nhiều dự báo cho rằng đến tháng 9 sẽ có đợt giảm lãi suất của FED, nhưng theo ông Phước, điều này có thể diễn ra ngay trong tháng 7 tới đây và sẽ kéo theo khả năng USD Index (chỉ số sức mạnh đồng USD) sẽ giảm xuống 100 điểm. Một yếu tố đáng quan tâm nữa là ngày 5/11 tới đây, bầu cử Tổng thống Mỹ cũng sẽ có tác động tới lộ trình này.

Ông Phước cho rằng kỳ vọng của thị trường là đồng USD phải giảm giá và do đó, Việt Nam không cần thiết phải để mất giá đồng VND tới 5% chỉ trong vòng 3 tháng.

“Điều mà tôi muốn nói là đừng sử dụng thuốc kháng sinh liều cao để chữa bệnh đường ruột. Nếu xem tỷ giá là đường ruột thì kháng sinh liều cao là lãi suất. Nếu đẩy lãi suất lên cao để trị lạm phát, tỷ giá thì quá đơn giản, nhưng cái giá phải trả là nền kinh tế đang cần chi phí vốn rẻ để thúc đẩy tăng trưởng”, ông Phước đưa ra quan điểm để ứng biến cần phải rất lạc quan.

Đồng quan điểm với hai vị chuyên gia về việc bộ ba chỉ số vĩ mô không còn đáng quan ngại trong trung hạn, ông Nguyễn Bá Huy – Giám đốc đầu tư của quỹ SSI.AM cho rằng, FED hay các quốc gia đều đang ở cuối chu kỳ tăng lãi suất.

Theo đó, ông Huy cho rằng, nếu không xảy ra các biến cố chính trị đặc biệt thì có thể yên tâm rằng lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, qua đó không ảnh hưởng tới các quỹ đạo chính sách của các NHTW trên thế giới cũng như Việt Nam.

Với nền tảng lạm phát, tỷ giá ổn định, đại diện quỹ SSI.AM tin rằng, lãi suất – yếu tố trọng yếu tác động tới các thị trường đầu tư - “không có lý do gì” để có thể tăng trong thời gian tới, qua đó có thể dồn lực tập trung vào tăng trưởng, tiếp tục phục hồi kinh tế.

Đồng thời, ông Huy cũng nhấn mạnh yếu tố quan trọng nhất cần quan tâm thời điểm này là khả năng phục hồi của các doanh nghiệp trong môi trường vĩ mô ổn định. Trong đó, những tín hiệu tích cực của chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong tháng 5 vừa qua cho thấy nhóm ngành sản xuất công nghiệp đang đi đầu sự phục hồi, kéo theo cơ hội việc làm cũng như làm tăng sức cầu của nền kinh tế.


Tỷ giá USD tăng nóng, vượt mốc 25.000 đồng

Tỷ giá USD tăng nóng, vượt mốc 25.000 đồng

Tài chính -  5 tháng
Chính sách hạ lãi suất rất mạnh trong thời gian vừa qua đã tạo ra sự chênh lệch lãi suất giữa đồng Việt Nam và USD trên thị trường liên ngân hàng, là một trong áp lực làm đồng USD nóng lên.
Tỷ giá USD tăng nóng, vượt mốc 25.000 đồng

Tỷ giá USD tăng nóng, vượt mốc 25.000 đồng

Tài chính -  5 tháng
Chính sách hạ lãi suất rất mạnh trong thời gian vừa qua đã tạo ra sự chênh lệch lãi suất giữa đồng Việt Nam và USD trên thị trường liên ngân hàng, là một trong áp lực làm đồng USD nóng lên.
Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  3 phút

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  1 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  1 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  1 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  5 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  6 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  21 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.