Bỏ nộp phí bảo trì khi bàn giao căn hộ: Liệu nước đến chân có kịp chạy?

Thu Phương Thứ ba, 19/03/2019 - 11:05

Nhiều chuyên gia cho rằng, đề xuất bỏ thu 2% phí bảo trì ngay tại thời điểm nhận nhà sẽ càng khiến công tác quản lý chung cư vốn đã nan giải lại càng lộn xộn, phức tạp hơn.

Ngày càng nhiều tranh chấp chung cư tại Hà Nội liên quan đến phí bảo trì. Ảnh: Forty Media

Được xây dựng từ năm 2004, khi chưa có quy định về việc nộp phí bảo trì, đến nay sau 15 năm, Khu đô thị Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội đã bắt đầu xuất hiện những hạng mục bị xuống cấp nghiêm trọng. 

Chị Thanh, một cư dân khu đô thị này cho biết, từ trước đến nay, việc quản lý chung cư được chủ đầu tư, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị thuê một đơn vị ngoài là Công ty Đức Đại Phát quản lý vận hành. Cách làm việc và quản lý của công ty này khá chuyên nghiệp và minh bạch nên dân cư ở đây tương đối yên tâm.

Tuy nhiên, điều chị Thanh và nhiều hộ dân tại đây đang "canh cánh" lo ngại là dự án không có quỹ bảo trì như các chung cư mới được xây dựng thời gian gần đây. Trong khi đó, công trình đã có tuổi thọ khá lớn, khi có hỏng hóc nghiêm trọng, không biết sẽ lấy tiền đâu để sửa.

Lo lắng của chị không phải không có cơ sở khi từ trước tới nay, mỗi lần có sửa chữa gì ở khu đô thị, tổ dân phố đều phải huy động người dân đóng quỹ bằng cách "gõ cửa từng nhà như đi xin" rất phiền phức. Thậm chí nhiều hộ dân còn cố tình không nộp tiền.

Đại diện chủ đầu tư cũng cho biết, mọi việc sửa chữa nhỏ tại Khu đô thị Mỹ Đình 1 như như sơn lại bề ngoài, lát lại gạch nền phía ngoài hành lang chung bị bong tróc, Tổng công ty này đều phải chủ động trích từ tiền dịch vụ cho thuê thương mại trong các toà nhà để sửa chữa. 

Không có quỹ bảo trì, việc dự án cần sửa chữa hay thay thế các hạng mục phụ thuộc vào sự tự giác của cư dân thực sự rất nan giải, vị này chia sẻ. 

Cần chế tài nghiêm khắc buộc các chủ đầu tư bàn giao phí bảo trì

Thực trạng tại Khu đô thị Mỹ Đình 1 cũng là vướng mắc chung của các dự án nhà chung cư được xây dựng từ trước khi quy định về đóng phí bảo trì có hiệu lực. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều chuyên gia lo ngại về đề xuất bỏ 2% phí bảo trì như kiến nghị của Sở Xây dựng TP. HCM sẽ khiến công tác quản lý chung cư vốn đã lộn xộn sẽ càng phức tạp và khó lường hơn.

Theo LS. Trương Thanh Đức, nhà ở chung cư là một công trình lớn, mang tính cộng đồng và ảnh hưởng đến cuộc sống, sự an toàn của rất nhiều người dân. Trong khi đó, việc bảo trì bảo dưỡng các hạng mục của nhà chung cư là không đơn giản, nếu không có những khoản tiền cố định như phí bảo trì sẽ rất nan giải.

Nguyên nhân được ông Đức chỉ ra là do người dân Việt Nam vẫn giữ tâm lý "cha chung không ai khóc", ý thức hợp tác trong các hoạt động vì tập thể, cộng đồng rất kém. Do đó nếu việc bảo trì nhà chung cư được thực hiện theo kiểu "nước đến chân mới chạy", hỏng đến đâu sửa đến đó thì rất không khả thi. Phí bảo trì nhà chung cư cần một khoản cố định để kịp thời chi trả cho những công việc cần sự phản ứng nhanh, kịp thời.

Đồng quan điểm, GS. Đặng Hùng Võ cũng cho rằng, không nên bỏ phí bảo trì, bởi vấn đề khó nhất là huy động cư dân nộp tiền. Nếu chung cư hỏng ở đâu mới thu tiền của từng gia đình để sửa ở đó thì rất khó, các hộ dân đều không nhiều tiền dự trữ. Đến khi cần sửa chữa thì có người nộp, có người không sẽ rất phực tạp cho việc quản lý.

Mục đích của quỹ bảo trì là để đảm bảo cho việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các hạng mục của dự án được thuận lợi. Vấn đề còn lại là việc quản lý các chủ đầu tư chậm bàn giao quỹ bảo trì, các cơ quan quản lý phải có chế tài nghiêm đối với các chủ đầu tư. 

Trên thực tế còn nhiều bất cập, tranh chấp về quản lý, sử dụng quỹ bảo trì chung cư đang diễn ra gay gắt tại nhiều dự án là do sự yếu kém của cơ quan quản lý chứ không phải do việc nộp quỹ bảo trì không phù hợp, ông Võ nhận định.

Đề xuất tăng phí bảo trì lên 5%

Không phủ nhận nhiều ý kiến cho rằng, mức phí bảo trì nhà chung cư 2% là chưa đủ, luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, một công trình nhà chung cư tối thiểu phải có tuổi thọ 50 năm. Số tiền phí bảo trì, bảo dưỡng phải đủ để sử dụng trong khoảng thời gian đó. Phí bảo trì vì thế nên được tăng lên mức 5% để phù hợp hơn với nhu cầu bảo trì của toà nhà.

Số tiền phí này nên được tính luôn vào giá thành căn hộ và chủ đầu tư dự án phải nộp chứ không phải người mua nhà.

Trước đây, Luật Nhà ở 2005 quy định khi bán nhà chung cư, chủ đầu tư phải trích 2% số tiền bán nhà để đưa vào quỹ bảo trì. Song đến Luật Nhà ở mới sửa đổi năm 2014 lại quy định người mua nhà phải nộp khoản phí này.

Về bản chất, vẫn là số tiền đó nhưng thay vì bắt người mua nhà phải nộp thêm thì chủ đầu tư phải tự hạch toán chi phí. Cách làm này sẽ giúp thể hiện đúng trách nghiệm của chủ đầu tư trong việc bảo hành dự án.

Trước câu hỏi về việc làm thế nào để quản lý số tiền quỹ bảo trì, tránh trường hợp các chủ đầu tư không bàn giao lại cho ban quản trị hoặc ban quản trị sử dụng không hiệu quả, trục lợi, ông Đức cho rằng, số tiền phí bảo trì và tiền mua căn hộ phải được khách hàng thanh toán qua ngân hàng. Tiền quỹ đó phải do ngân hàng thu nhận và phong tỏa. Điều này sẽ tránh được việc tranh chấp giữa chủ đầu tư và khách hàng về việc chậm bàn giao phí bảo trì như hiện nay.

Bên cạnh đó, khi giao quỹ bảo trì cho ban quản trị, nên có nhiều hơn một người đứng tên quản lý tài khoản này. Đồng thời, tăng trách nghiệm của ngân hàng trong việc giám sát, quản lý số tiền đó. 

Khi có bất cứ một vấn đề bất thường nào đối với số tiền này như yêu cầu rút hết tiền, rút số tiền quá lớn hoặc chữ ký, con dấu không ổn, ngân hàng phải có trách nghiệm kiểm tra, xác minh lại thông tin để đảm bảo quyền lợi của tất cả cư dân, ông Đức nhận định.

Phí bảo trì chung cư: Đừng 'khó quá  bỏ qua'

Phí bảo trì chung cư: Đừng 'khó quá bỏ qua'

Bất động sản -  6 năm
Đề xuất bỏ 2% phí bảo trì cho thấy sự không kiên định trong việc đeo bám những chính sách mới của các cơ quan quản lý. Điều này có thể khiến Việt Nam khó có thể hướng tới những chuẩn mực chung cư văn minh hiện đại của thế giới.
Phí bảo trì chung cư: Đừng 'khó quá  bỏ qua'

Phí bảo trì chung cư: Đừng 'khó quá bỏ qua'

Bất động sản -  6 năm
Đề xuất bỏ 2% phí bảo trì cho thấy sự không kiên định trong việc đeo bám những chính sách mới của các cơ quan quản lý. Điều này có thể khiến Việt Nam khó có thể hướng tới những chuẩn mực chung cư văn minh hiện đại của thế giới.
Nội chiến chung cư tại TP. HCM có xu hướng gia tăng

Nội chiến chung cư tại TP. HCM có xu hướng gia tăng

Bất động sản -  6 năm

Việc bàn giao quản lý sử dụng quỹ bảo trì chung cư, chậm bàn giao nhà, sở hữu chung, sở hữu riêng, chất lượng công trình, chậm tổ chức hội nghị nhà chung cư... là những nguyên nhân khiến tình trạng tranh chấp chung cư ở TP.HCM bùng nổ.

Ngòi nổ tranh chấp chung cư dưới góc nhìn của đơn vị quản lý

Ngòi nổ tranh chấp chung cư dưới góc nhìn của đơn vị quản lý

Bất động sản -  6 năm

Cần có quy định đảm bảo tính liên tục trong cung cấp dịch vụ quản lý nhà chung cư để tránh trường hợp tại nhiều dự án khi có tranh chấp, cư dân không đóng phí dịch vụ dẫn đến mọi hoạt động dịch vụ quản lý bị dừng lại.

Mô hình Ban quản trị nhà chung cư đã lỗi thời?

Mô hình Ban quản trị nhà chung cư đã lỗi thời?

Bất động sản -  6 năm

Trước nhiều hạn chế trong hoạt động của ban quản trị nhà chung cư, nhiều ý kiến đã đề xuất không nên tiếp tục sử dụng mô hình ban quản trị hoặc xây dựng một khung pháp lý cụ thể hơn cho đơn vị này.

GS. Đặng Hùng Võ: 'Chung cư cũ hết niên hạn, chủ đầu tư có thể đánh sập nhà và xây mới'

GS. Đặng Hùng Võ: 'Chung cư cũ hết niên hạn, chủ đầu tư có thể đánh sập nhà và xây mới'

Bất động sản -  6 năm

Theo GS. Đặng Hùng Võ, để chấm dứt tình trạng loay hoay trong bài toán cải tạo chung cư cũ như hiện nay, Nhà nước nên có quy định quyền sử dụng đất đai có thời hạn, hết niên hạn, chủ đầu tư có quyền xây dựng lại và bán chung cư mới.

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  12 giờ

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.

Rủi ro khí hậu: Mối nguy mới với bất động sản

Rủi ro khí hậu: Mối nguy mới với bất động sản

Bất động sản -  4 ngày

Những rủi ro khí hậu ngoài gây thiệt hại vật chất còn làm tăng chi phí vận hành, bảo hiểm và làm giảm giá trị đầu tư các tài sản bất động sản.

Từ nghỉ dưỡng đến định cư: Bước ngoặt mới ở Phú Quốc

Từ nghỉ dưỡng đến định cư: Bước ngoặt mới ở Phú Quốc

Bất động sản -  6 ngày

Phú Quốc không còn chỉ là điểm đến nghỉ dưỡng. Những dự án đô thị quy mô cùng chiến lược thu hút cư dân đang dần định hình đảo ngọc thành điểm đến để sống, không chỉ để ghé thăm.

The Privé – Một cách tiếp cận mới về giá trị bất động sản trung tâm

The Privé – Một cách tiếp cận mới về giá trị bất động sản trung tâm

Bất động sản -  6 ngày

Theo báo cáo "The Wealth Report" của Knight Frank, giới siêu giàu toàn cầu phân bổ đáng kể phần tài sản vào bất động sản, cho thấy đây là một phần quan trọng trong danh mục đầu tư của bộ phận được xem là kỹ tính.

Sau sáp nhập, quỹ đất Phát Đạt tại TP.HCM sẽ vượt 500ha

Sau sáp nhập, quỹ đất Phát Đạt tại TP.HCM sẽ vượt 500ha

Bất động sản -  1 tuần

Phát Đạt sẽ sở hữu hơn 500ha đất tại TP.HCM sau khi hoàn thành sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Tiêu điểm -  3 giờ

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  8 giờ

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  9 giờ

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  9 giờ

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  12 giờ

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.