Thách thức pháp lý dai dẳng cản đầu tư từ châu Âu
Nhiều doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đang gặp khó khăn do thủ tục hành chính rườm rà, cả ở cấp chính quyền trung ương và trong việc xin giấy phép ở địa phương.
Tinh thần lạc quan của nhà đầu tư châu Âu về kinh tế Việt Nam đã tăng vọt, minh chứng cho khả năng phục hồi đáng kinh ngạc của quốc gia này.
Chỉ số Niềm tin kinh doanh tại Việt Nam mới nhất, do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố, đã nhảy vọt lên mức 61,8 điểm trong quý cuối năm qua từ mức chỉ 46,3 điểm cùng kỳ năm 2023.
Trong suốt hai năm qua, chỉ số này chủ yếu dao động quanh mức trung lập là 50, thậm chí có lúc còn giảm xuống dưới ngưỡng này.
Tuy nhiên, dữ liệu mới nhất của quý IV/2024 mới được công bố đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng khi chỉ số đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2022.
Theo kết quả khảo sát, hơn 40% nhà đầu tư châu Âu tại Việt Nam cho biết họ cảm thấy tích cực về tình hình kinh doanh hiện tại, trong khi gần 50% kỳ vọng điều kiện kinh doanh sẽ tiếp tục lạc quan trong quý tiếp theo.
Đáng chú ý hơn, gần 60% dự báo sự cải thiện trong triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong quý đầu tiên của năm nay.
“Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy các doanh nghiệp châu Âu ngày càng tự tin hơn vào triển vọng kinh tế của Việt Nam", ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch EuroCham Việt Nam, cho biết.
Vị này nhấn mạnh, sự gia tăng rõ rệt về niềm tin này phản ánh sự công nhận rộng rãi về quá trình chuyển đổi chính trị và kinh tế của đất nước trong suốt những năm qua. GDP của đất nước vẫn tiếp tục trên đà tăng trưởng càng khẳng định vị thế của Việt Nam như một mắt xích quan trọng trong thương mại và đầu tư khu vực Đông Nam Á.
Sự gia tăng niềm tin kinh doanh của nhà đầu tư châu Âu có thể được lý giải nhờ vào nhiều yếu tố, đặc biệt là những cải cách kinh tế đang diễn ra tại Việt Nam và vai trò trung tâm của đất nước trong xu hướng toàn cầu về phát triển bền vững.
Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp tham gia khảo sát đã nhận định “chuyển đổi kép” – quá trình chuyển đổi số và chuyển đổi xanh – đóng vai trò quan trọng cho những đánh giá tích cực.
Các doanh nghiệp nắm bắt những xu hướng này đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ, với một số doanh nghiệp thậm chí báo cáo mức tăng trưởng doanh thu lên tới 40% so với năm trước đó.
Xu hướng bền vững, được thúc đẩy bởi cả chính sách của chính phủ Việt Nam và các quy chuẩn xanh của quốc tế, đang trở thành yếu tố quan trọng trong việc hình thành chiến lược kinh doanh trên nhiều lĩnh vực.
Khi bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu tiếp tục biến động, vị thế của Việt Nam như một mắt xích quan trọng ở khu vực Đông Nam Á ngày càng được củng cố. Bất chấp những thách thức toàn cầu như áp lực lạm phát và căng thẳng chính trị đang ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng bền bỉ.
Mặc dù xu hướng người lao động “bỏ phố về quê” chưa có ảnh hưởng đáng kể đến kế hoạch nhân sự, các nhà đầu tư châu Âu tại Việt Nam vẫn thận trọng trong việc mở rộng hoạt động ra các khu vực ngoài đô thị, chủ yếu do lo ngại về hạn chế cơ sở hạ tầng và khả năng kết nối, EuroCham cho hay.
Vì vậy, tương lai tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào việc phát triển cơ sở hạ tầng cốt lõi một cách bền vững, không chỉ tại các đô thị lớn mà còn tại các địa phương trên khắp cả nước.
Cùng với đó, các thách thức trong vận hành vẫn là vấn đề đáng lo ngại đối với các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam.
Theo báo cáo, ba trở ngại lớn nhất trong vận hành được xác định là gánh nặng hành chính, quy định chưa rõ ràng và khó khăn trong việc xin giấy phép. Các phức tạp liên quan đến yêu cầu visa cho chuyên gia nước ngoài đứng đầu trong các khó khăn hành chính.
Các vấn đề liên quan đến thuế, bao gồm hoàn thuế VAT, cũng được nhiều doanh nghiệp ghi nhận, cùng với những thách thức khác liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu và đăng ký đầu tư.
"Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng", Chủ tịch EuroCham nhận xét. "Những khó khăn hành chính kéo dài này đang thử thách hoạt động kinh doanh, nhưng chúng tôi vẫn lạc quan về quyết tâm của Chính phủ trong việc tạo ra một môi trường thuận lợi hơn. Các nỗ lực như đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đang cho thấy triển vọng tích cực”.
Dù phải đối mặt với các thách thức trong vận hành và những bất ổn toàn cầu, các doanh nghiệp vẫn lạc quan về tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam, với nhiều kế hoạch mở rộng và đầu tư vào các chiến lược dài hạn.
Theo ông Bruno Jaspaert, trong quá trình chuyển mình của Việt Nam, cơ hội cho các doanh nghiệp châu Âu đang hiện hữu rõ ràng. Với chính sách phù hợp, cơ sở hạ tầng tiếp tục được nâng cấp, và môi trường kinh doanh ngày càng cải thiện, Việt Nam có thể tiếp tục thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong những năm tới.
“Tôi tin tưởng rằng, Việt Nam sắp bước vào thời kỳ hoàng kim. Việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Chính phủ là một đề án khổng lồ và phức tạp, nhưng các thành quả như nền kinh tế phát triển, FDI tăng trưởng và thời kỳ vàng son của đất nước sẽ khiến mọi nỗ lực trở nên vô cùng xứng đáng”, vị này nhấn mạnh.
Nhiều doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đang gặp khó khăn do thủ tục hành chính rườm rà, cả ở cấp chính quyền trung ương và trong việc xin giấy phép ở địa phương.
Chỉ thị báo cáo phát triển bền vững của doanh nghiệp do Liên minh châu Âu ban hành sẽ có hiệu lực từ năm 2024 đối với một số ngành sẽ tác động sâu rộng đến các doanh nghiệp Việt Nam.
Quá trình tình giản bộ máy hành chính lần này là cuộc “Đổi mới lần 2”, là vận hội mới của đất nước. Tuy nhiên, chúng ta sẽ gặp không ít khó khăn bởi liên quan trực tiếp đến vấn đề con người, đòi hỏi phải quyết tâm lớn, nỗ lực cao đưa đất nước vào kỷ nguyên mới.
Tinh thần lạc quan của nhà đầu tư châu Âu về kinh tế Việt Nam đã tăng vọt, minh chứng cho khả năng phục hồi đáng kinh ngạc của quốc gia này.
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân trong thời gian cao điểm năm nay và giai đoạn 2026-2030.
Tập đoàn DIC vẫn chưa thể huy động vốn thành công với các kế hoạch phát hành dù đang nắm trong tay quỹ đất "khủng" hàng nghìn héc ta trải dài trên khắp cả nước.
Khám phá câu chuyện truyền cảm hứng về những nhóm nhỏ, những cá nhân xuất chúng đã tạo nên bước ngoặt lịch sử, đưa doanh nghiệp vượt qua thách thức và đạt được thành công vang dội.
Công ty phân tích nhận định, việc chuyển đổi đất sẽ giúp tập đoàn ghi nhận lợi nhuận đáng kể trong giai đoạn tới.
Tối ưu hóa thực đơn, nâng cao trải nghiệm khách hàng và ứng dụng công nghệ trong vận hành là những nỗ lực của Bánh Tráng Giang Mỹ trong việc nâng tầm ẩm thực Việt.
Kinh tế Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng với GDP đạt 7,09%, nhưng đằng sau là những thách thức nội tại cần được cải thiện.