Ngành sản xuất đã kết thúc năm đầy ảm đạm khi sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng yếu hơn, niềm tin kinh doanh giảm đáng kể.
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 12 đã giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm, lần đầu tiên trong ba tháng qua, theo báo cáo mới nhất từ S&P Global. Kết quả chỉ số cho thấy các điều kiện kinh doanh tổng thể đã suy giảm nhẹ vào thời điểm cuối năm.
Sức khỏe ngành sản xuất đã yếu đi bất kể sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới vẫn tăng khi các công ty giảm việc làm và mức tồn kho hàng mua.
Ông Andrew Harker, Giám đốc kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, đánh giá, đây là thời điểm kết thúc năm ảm đạm đối với ngành sản xuất Việt Nam khi sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng chậm lại.
Những bất ổn trên thị trường thế giới cũng làm giảm niềm tin kinh doanh, khiến chỉ số này giảm thành mức thấp nhất trong hơn một năm rưỡi.
“Điều này một phần phản ánh tình trạng không chắc chắn liên quan đến những kế hoạch của chính quyền sắp tới của Mỹ về thuế quan”, vị này phân tích.
Báo cáo cho thấy, mặc dù cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng trong tháng vừa qua, tốc độ tăng chỉ là nhẹ và là yếu nhất trong chuỗi tăng trưởng ba tháng tương ứng của từng chỉ số. Một số công ty cho biết nhu cầu khách hàng cải thiện, trong khi những công ty khác lại báo cáo các điều kiện thị trường suy giảm.
Trong khi tổng số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng, tổng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới lại giảm tháng thứ hai liên tiếp với tốc độ mạnh.
Những lo ngại về sự bất ổn và không chắc chắn của thị trường thế giới đã làm giảm niềm tin về triển vọng sản lượng trong một năm tới. Tâm lý kinh doanh trong tháng 12 đã giảm đáng kể và là mức thấp nhất kể từ tháng 5/2023.
Tuy nhiên, những hy vọng về khả năng tăng số lượng đơn đặt hàng mới, sự cải thiện của các điều kiện kinh tế và giải pháp cho một số cuộc xung đột trên thế giới khiến các công ty vẫn lạc quan rằng sản lượng sẽ tăng.
Áp lực lạm phát tăng lên trong tháng 12, với cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra tăng với tốc độ nhanh hơn so với tháng 11.
Theo các thành viên nhóm khảo sát, tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu và biến động tỷ giá hối đoái góp phần làm tăng chi phí đầu vào, với dầu và kim loại nằm trong số những mặt hàng được ghi nhận tăng giá.
Để đổi lại, các công ty đã tăng giá cả đầu ra tháng thứ tám liên tiếp, và tốc độ tăng là nhanh nhất kể từ tháng 7. Lần tăng này cũng mạnh hơn mức trung bình của lịch sử chỉ số.
Sáng 14/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không Việt Nam đầu tiên sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) trên các chuyến bay từ châu Âu từ ngày 1/1/2025.
Từ nay đến hết 31/3/2025, khách hàng là chủ thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế do SHB phát hành sẽ có cơ hội nhận hoàn tiền lên tới 1 triệu đồng và giảm giá trực tiếp 20% khi chi tiêu, mua sắm tại trung tâm thương mại Aeon Mall.
Từ những bước tiến vững chắc với dịch vụ vận tải, Be đã vươn mình thành siêu ứng dụng trong nền kinh tế số đáp ứng mọi nhu cầu hàng ngày của người Việt.
KTS. Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch, phát triển đô thị Việt Nam đưa ra nhận định trên khi bàn về một số vấn đề quy hoạch, triển khai các dự án nhằm tập trung khai thác tốt hơn không gian vũ trụ, đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới.