Cách mạng công nghệ 4.0 là cách mạng về thể chế

Vương Anh Thứ năm, 03/10/2019 - 20:00

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số tạo ra mô hình mới, lực lượng lao động mới, nhanh chóng khiến khuôn khổ thể chế truyền thống không còn phù hợp mà nếu duy trì sẽ kìm hãm phát triển.

Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban kinh tế Trung ương phát biểu tại Diễn đàn CMCN 4.0 2019.

Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban kinh tế Trung ương nhận định cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân.

Cuộc cách mạng này đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Mặc dù Việt Nam đạt được một kết quả khả quan thời gian qua, mức độ chủ động tham gia cách mạng 4.0 của còn thấp. Thể chế, chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập, xếp hạng chung về thể chế của Việt Nam vẫn ở mức dưới trung bình.

Năm 2018, Diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá Việt Nam đạt 50/100 điểm, xếp hạng 94/140 quốc gia. Thể chế cho các hoạt động kinh tế số, kinh tế chia sẻ, đổi mới sáng tạo chưa được hình thành đồng bộ; chưa có hành lang pháp lý cho thí điểm triển khai áp dụng các sản phẩm, mô hình kinh doanh, dịch vụ mới của CMCN 4.0.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhận định bản chất của cuộc CMCN 4.0 là cuộc cách mạng thể chế. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số tạo ra mô hình mới, lực lượng lao động mới, nhanh chóng, bùng nổ khiến khuôn khổ thể chế truyền thống không còn phù hợp, mà nếu duy trì sẽ kìm hãm phát triển.

“Từ những lí do trên, đặt ra yêu cầu phải thay đổi thể chế, cần thay đổi tư duy quản lý theo lối mòn là cái gì không quản được ta cấm, cần có nhận thức rõ ràng cũng như bản lĩnh để thích ứng, đồng thời, lường đón được những tác động của cuộc cách mạng”, ông Bình nhấn mạnh.

Cũng tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định đối với thể chế, quan trọng nhất là chính sách thu hút nhân tài toàn cầu, chấp nhận các công nghệ, mô hình kinh doanh và các mối quan hệ mới trong thế giới ảo, đi đôi với việc bảo vệ các giá trị căn bản của nhân loại, của văn hoá Việt Nam, luôn lấy con người làm trung tâm trong quá trình chuyển đổi số.

Nếu coi mục tiêu của chuyển đổi số là phát triển quốc gia hùng cường, động lực của chuyển đổi số là thể chế, là công nghệ và đổi mới sáng tạo thì tiền đề của chuyển đổi số chính là an toàn, an ninh không gian mạng.

Việt Nam muốn dựa vào chuyển đổi số để phát triển thành quốc gia hùng cường thì Việt Nam phải là cường quốc về an ninh mạng để đảm bảo an toàn cho quá trình này, tạo niềm tin số cho mọi người.

Đề cập đến yếu tố khó lường của cuộc CMCN 4.0, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh vai trò quan trọng của con người để sẵn sàng tận dụng thời cơ, tránh được rủi ro, có các giải pháp linh hoạt thích ứng với những thay đổi mà ngày hôm nay chưa dự báo được.

Ngay trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo chuẩn bị cho CMCN 4.0, Phó thủ tướng cho rằng không chỉ đưa các môn học liên quan nhiều đến khoa học, công nghệ mà cần bắt đầu từ những điểm căn bản nhất, thậm chí tưởng rằng không liên quan đến CMCN 4.0, đó là giáo dục cho người dân ở khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số.

“Nếu chúng ta không quyết liệt thì tỷ lệ tái mù chữ, trẻ em bỏ học, người lớn không được đào tạo căn bản về nghề nghiệp ở khu vực miền núi sẽ ngày càng tăng. Đây là điểm phải được nhận diện và giải quyết. Bản chất của cuộc CMCN 4.0 là không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Bên cạnh đó, Phó thủ tướng lưu ý phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học nhằm xây dựng môi trường nghiên cứu, học thuật, sáng tạo để đại học không chỉ là nơi truyền thụ kiến thức, mà còn là nơi sáng tạo ra tri thức mới. Qua đó, đóng góp mạnh mẽ, hiệu quả vào hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia

“Một đặc trưng của cuộc CMCN 4.0 là kết nối, hợp tác. Vì vậy phải tăng cường hợp tác giữa các cơ quan Chính phủ với nhau; giữa Chính phủ với doanh nghiệp, người dân; giữa người dân với nhau; giữa trong nước với ngoài nước. Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc cách mạng này. Chúng ta không chỉ giải quyết những bài toán của riêng mình mà còn có trách nhiệm trước những vấn đề chung của thế giới”, Phó thủ tướng phân tích. 

3 nền tảng cho chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0

3 nền tảng cho chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0

Tiêu điểm -  4 năm
Việc tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là con đường tất yếu của các quốc gia nếu muốn phát triển nhanh và bền vững, trong đó có Việt Nam.
3 nền tảng cho chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0

3 nền tảng cho chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0

Tiêu điểm -  4 năm
Việc tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là con đường tất yếu của các quốc gia nếu muốn phát triển nhanh và bền vững, trong đó có Việt Nam.
Nền kinh tế số Việt Nam thay đổi thế nào trước làn sóng cách mạng 4.0?

Nền kinh tế số Việt Nam thay đổi thế nào trước làn sóng cách mạng 4.0?

Tiêu điểm -  5 năm

Nền kinh tế số Việt Nam ước tính có quy mô 9 tỷ USD trong năm 2018 và dự kiến sẽ chạm ngưỡng 33 tỷ USD vào năm 2025, vươn lên vị trí thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á.

Chuyên gia Microsoft nói về ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm

Chuyên gia Microsoft nói về ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm

Leader talk -  5 năm

Cách mạng công nghiệp 4.0 được đánh giá sẽ mở ra rất nhiều việc làm mới nhưng khả năng người lao động có thể tham gia vào khu vực mới này là một câu chuyện rất khác.

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Phát triển bền vững -  6 phút

Nhu cầu giống để phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 rất lớn, nhưng lượng giống trong kho dự trữ quốc gia chỉ còn ít.

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

Nhịp cầu kinh doanh -  6 phút

The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  12 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  12 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  13 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Đọc nhiều