Khởi nghiệp
Cake hâm nóng cuộc đua ngân hàng số
Với việc đạt được hơn 3,8 triệu khách hàng, cũng như ra mắt dòng thẻ tín dụng mới ưu đãi hoàn tiền lên tới 20%, Cake by VPBank đang phả hơi nóng vào các ứng dụng ngân hàng số như: LioBank by OCB, Tnex by MSB, hay Timo by BVBank.
Nói với TheLEADER, ông Nguyễn Hữu Quang - CEO Cake by VPBank cho biết, ngân hàng số này hiện đã có trên 3,8 triệu khách hàng sau chưa đầy 3 năm đi vào hoạt động.
Tính riêng thị trường các ứng dụng ngân hàng số tại Việt Nam, Cake by VPBank có thể coi là đơn vị dẫn đầu về số lượng người sử dụng, vượt qua các đối thủ như: LioBank by OCB, Tnex by MSB, hay Timo by BVBank.
Theo CEO Nguyễn Hữu Quang, một trong những động lực thúc đẩy Cake by VPBank là sứ mệnh "thấu hiểu và phục vụ khách hàng tốt hơn nữa", thông qua chiến lược nghiên cứu sâu về hành vi người dùng.
"Cake mong muốn mang đến trải nghiệm tự do về tài chính dành cho các khách hàng của mình. Tham vọng của Cake là xóa bỏ mọi rào cản, để mọi người tận hưởng các dịch vụ tài chính số toàn diện một cách thoải mái và an tâm nhất", ông Quang nói.
Bà Đặng Tuyết Dung - Giám đốc Visa Việt Nam và Lào đánh giá cao quyết tâm của đội ngũ Cake by VPBank, khi nghiên cứu của Visa trong năm ngoái cho thấy 90% người tiêu dùng Việt Nam thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đối với ngân hàng số.
Như một lời khẳng định về vị thế dẫn đần thị trường ứng dụng ngân hàng số, Cake by VPBank đã bắt tay cùng Visa đưa ra dòng thẻ tín dụng Cake Freedom.
Thẻ tín dụng Cake Freedom đặc biệt ưu đãi hoàn tiền 20% (lên tới 1 triệu đồng/tháng) cho top 5 ngành hàng phổ biến, tự động nâng hạn mức, cùng hàng loạt tính năng tối ưu chỉ có thể tìm thấy tại Cake.
Chẳng hạn, khách hàng chỉ tốn 2 phút trực tuyến cho toàn bộ quy trình mở thẻ tín dụng, chỉ cần CMND/CCCD mà không yêu cầu chứng minh thu nhập, rút tiền mặt mọi lúc mọi nơi tại bất kỳ cây ATM nào có logo Visa.

Với việc ra mắt dòng thẻ tín dụng Cake Freedom, Cake by VPBank thực sự đang hâm nóng cuộc đua ứng dụng ngân hàng số tại Việt Nam - vốn rất tiềm năng, nhưng cũng đầy tính cạnh tranh.
"Thị trường ngân hàng số Việt Nam đang ở giai đoạn rất cạnh tranh. Thực chất, sự cạnh tranh này có lợi cho người tiêu dùng, khi có thêm nhiều lựa chọn ngân hàng số, cũng như tiếp cận được các dịch vụ tài chính tiện ích với chi phí tốt nhất", ông Peter Murray - Trưởng bộ phận dịch vụ tài chính khu vực Đông Nam Á tại Amazon Web Services gợi ý.
Theo ông Peter Murray, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng số sẽ xoay quanh ba yếu tố chính. Yếu tố đầu tiên phải xác định rõ ràng tập khách hàng mục tiêu, là người nông dân hay người trẻ tuổi chưa có thẻ tín dụng, chưa có dịch vụ ngân hàng...
Yếu tố thứ hai là làm sao để đào tạo, giữ chân được các nhân tài trong công ty. Và yếu tố cuối cùng là hiệu suất làm việc, làm sao để tối ưu hóa các chi phí, đảm bảo hoạt động vận hành.
Việt Nam đang trở thành thị trường có tốc độ số hóa ngân hàng nhanh nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, theo McKinsey. Cụ thể, trong giai đoạn 2017 - 2021, tỷ lệ khách hàng cá nhân tích cực sử dụng ngân hàng số đã tăng 41%, đạt 82% ở năm 2021.
Song song với đó, mức thâm nhập dịch vụ fintech và ví điện tử của Việt Nam đạt 56% trong năm 2021, tăng 40% so với năm 2017. 73% khách hàng cá nhân Việt Nam sử dụng dịch vụ ngân hàng qua nhiều kênh khác nhau. Điều này có nghĩa là họ sử dụng kết hợp ngân hàng số và các chi nhánh vật lý.
Mặc cho sự thay đổi về hành vi khách hàng trong thời gian qua, McKinsey đánh giá rằng các ngân hàng vẫn chưa làm đủ tốt để nắm bắt doanh số qua kênh kỹ thuật số.
Thực tế, để bù đắp vào khoảng trống giữa ứng dụng ngân hàng và ví điện tử/ứng dụng fintech, nhiều mô hình "ngân hàng số" thế hệ mới đã được ra đời tại Việt Nam, dưới sự bảo chứng của các ngân hàng truyền thống.
Ông Nguyễn Hữu Quang - CEO Cake by VPBank từng chỉ ra sự khác biệt giữa ngân hàng số, ví điện tử, hay các ứng dụng ngân hàng.
Về cơ bản, chức năng và nhiệm vụ của ví điện tử chủ yếu xoay quanh hoạt động thanh toán, cụ thể là các khoản thanh toán nhỏ. Muốn có thêm các tính năng đa dạng, ví điện tử vẫn cần liên kết chặt chẽ với các ngân hàng, các tổ chức tài chính được cấp phép. Nên xét về mặt chức năng, ngân hàng số đa dạng và tự chủ hơn trong mặt vận hành.

"Ngân hàng số và ứng dụng số của ngân hàng giống nhau về mặt dịch vụ, đó là có đầy đủ các dải sản phẩm phục vụ nhu cầu của người dân, từ đầu tư, tiết kiệm, cho đến vay tiêu dùng, hay mở thẻ tín dụng… Nhưng điểm khác biệt nằm ở mô hình kinh doanh", CEO Cake by VPBank chia sẻ.
Theo ông Quang, một số ứng dụng số của ngân hàng truyền thống tập trung chủ yếu vào các dịch vụ tài chính cơ bản, còn với các quy trình, dịch vụ nâng cao hơn vẫn phải ra chi nhánh ngân hàng để thực hiện. Trong khi với ngân hàng số Cake, trải nghiệm dịch vụ tài chính được liền mạch, hoàn toàn xử lý tự động trên môi trường số.
Boston Consulting Group vừa công bố báo cáo về thị trường fintech toàn cầu năm 2023, với doanh thu dự đoán sẽ tăng gấp 6 lần, từ 245 tỷ USD lên 1.500 tỷ USD vào năm 2030.
Ông Deepak Goyal - Giám đốc điều hành Boston Consulting Group tin rằng, các fintech vẫn đang ở giai đoạn đầu của chu kì tăng trưởng và sẽ sớm trở thành một cuộc cách mạng với ngành tài chính toàn cầu trong tương lai.
Luận điểm của ông Deepak Goyal là trải nghiệm dịch vụ của các fintech hiện vẫn còn kém. Hơn một nửa dân số thế giới vẫn chưa có hoặc chưa được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng, và công nghệ tiếp sẽ tiếp tục là chìa khóa cho vấn đề này.
Theo báo cáo của Boston Consulting Group, Châu Á sẽ là tâm điểm trong cuộc cách mạng ngành fintech, khi thị trường này được dự báo có thể vượt cả Mỹ về tốc độ tăng trưởng lên tới 27% mỗi năm từ giai đoạn 2023 - 2030.
Đóng góp vào sự tăng trưởng này là các quốc gia hàng đầu trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Đây đều là những thị trường lớn, với phần đông dân số chưa được tiếp cận với dịch vụ tài chính tiên tiến.
Như tại Việt Nam, thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước chỉ ra, đến cuối năm 2022, ngành ngân hàng đã đầu tư hơn 15.000 tỷ đồng cho hoạt động chuyển đổi số và đã đưa Việt Nam là một trong những nước ứng dụng ngân hàng số hàng đầu.
Startup quản lý bất động sản AirCity nhận vốn Hàn Quốc
Startup quản lý bất động sản AirCity nhận vốn Hàn Quốc
Sau gần 2 năm hoạt động, AirCity đã có cho mình gần 100 tòa nhà đang quản lý và cung cấp các giải pháp công nghệ với tổng quy mô 2.000 phòng và gần 3.000 cư dân.
Hệ thống nha khoa Parkway nhận vốn gần 5 triệu USD
Đến nay, nha khoa Parkway đã có 11 phòng khám tại 05 tỉnh thành là Hà Nội, TP. HCM, Bắc Ninh, TP. Vinh và Bình Dương. Dự kiến, doanh nghiệp sẽ đưa vào hoạt động thêm 06 phòng khám mới trước quý 1/2024.
Baemin Việt Nam đang có dấu hiệu bán mình?
Nếu quyết định thực sự bán mình, vị thế hiện tại của Baemin Việt Nam là rất quan trọng với Grab và ShopeeFood nhằm củng cố ngôi vị số một, khi chênh lệch thị phần giữa hai ứng dụng giao đồ ăn này là không quá lớn.
Funding Societies huy động thêm 27 triệu USD, tăng cho vay DNVVN
Khoản đầu tư sẽ được Funding Societies sử dụng để phát triển các giải pháp tài chính sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp chưa tiếp cận được nguồn vốn phù hợp tại 5 thị trường là Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.