5 câu hỏi lớn của ngành du lịch
Làm du lịch cần phải có tâm và tầm để có thể trở thành quốc gia du lịch.
Sau hơn hai năm gần như tê liệt bởi đại dịch Covid-19, ngành du lịch đã phục hồi ngoạn mục mùa hè này khi chứng kiến thị trường khách du lịch nội địa nhộn nhịp trở lại.
Nhưng khi mùa cao điểm du lịch hè dần qua đi, các doanh nghiệp du lịch và lữ hành lại tiếp tục đối diện với tương lai không chắc chắn. Mùa khách du lịch quốc tế sắp đến, nhiều đường bay quốc tế đã khôi phục trở lại, nhưng ngành du lịch vẫn chưa đón nhận những tín hiệu khả quan.
Mặc dù lượng khách quốc tế đến nước ta trong tám tháng đầu năm đạt 1,44 triệu lượt, tăng gấp 13,7 lần so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn giảm tới 87,3% so với cùng kỳ năm 2019 – năm chưa xảy ra đại dịch. Mục tiêu đón hơn 5 triệu lượt khách quốc tế cả năm nay còn khá xa vời.
Du lịch khởi sắc đã giúp các doanh nghiệp trong ngành dễ thở hơn, nhưng để phục hồi nhanh và bền vững, đòi hỏi nhiều giải pháp và chính sách tiếp sức của nhà nước.
Trước hết, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành cần được “tiếp sức” về vốn, bởi đây là những đối tượng bị tác động tiêu cực nhất trong đại dịch. Một số doanh nghiệp tạm thời đóng cửa trong đại dịch đã quay trở lại hoạt động nhưng hầu hết vẫn hoạt động cầm chừng và không thể đầu tư mới do cạn dòng tiền.
Chẳng hạn, Lux Group đang khai thác ba du thuyền ở vịnh Hạ Long và Nha Trang. Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngân hàng để đầu tư thêm ba chiếc du thuyền nữa, đón đầu đà phục hồi của khách quốc tế và khách nội địa cho năm sau, nhưng đến giờ các ngân hàng giải ngân hạn chế vì hết hạn mức tín dụng.
Bên cạnh đó, nhiều doanh các doanh nghiệp du lịch đang gặp khó trong việc cơ cấu khoản vay. Trong đại dịch, họ được cơ cấu lại khoản vay, giữ nguyên nhóm nợ, nhưng từ 1/7 đến nay khi thông tư của Ngân hàng Nhà nước hết hạn, các khoản vay được phân loại nợ như trước dịch Covid-19 nên doanh nghiệp gặp khó.
Chưa kể, các doanh nghiệp du lịch rất khó tiếp cận vốn lưu động đang trong mùa phục hồi và có nhu cầu mở rộng đầu tư.
Ngay như đối với gói hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỷ đồng, du lịch là một trong những đối tượng được hưởng, nhưng hầu như không tiếp cận được vì ngân hàng nói quy định là khách hàng phải có lãi 6 tháng hoặc 2 tháng qua hoặc thêm tài sản thế chấp để chứng minh tài chính… Nhưng trong hai năm dịch bệnh, doanh nghiệp du lịch làm gì có lãi?
Doanh nghiệp du lịch giờ như người đang ốm dậy, rất cần sự tiếp sức để khỏe mạnh, nếu không có đủ “thuốc” sẽ rất khó khăn.
Để phục hồi du lịch thật sự, doanh nghiệp rất cần giải pháp đồng bộ. Ngoài chính sách về vốn, các chính sách khác như thị thực vẫn là rào cản rất lớn. Kể từ sau khi du lịch Việt Nam mở cửa mốc 15/3 đến nay, khách quốc tế đến chưa nhiều như kỳ vọng. Dù có nhiều nguyên nhân khách quan nhưng yếu tố chủ quan là rào cản thị thực vẫn chưa được tháo gỡ.
Cần sự đột phá về thị thực bởi đây được xem là cánh cửa đầu tiên thu hút, mời du khách quốc tế đến. Chính sách thị thực cần thông thoáng, cho phép các loại miễn thị thực 3 tháng, 6 tháng hoặc miễn 1 tháng thị thực nhưng khách được ra, vào nhiều lần vì có những đối tượng như khách về hưu có nhu cầu nghỉ dưỡng, khám phá điểm đến Việt Nam dài ngày.
Để cạnh tranh với các điểm đến khác trong khu vực, ngành du lịch Việt Nam cần chính sách quảng bá, xúc tiến bài bản, có chiến lược phục hồi du lịch trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với những giải pháp cụ thể. Cần cấp tốc đào tạo nguồn nhân lực đã bị mai mốt, thiếu hụt sau giai đoạn dịch, vì nếu khách đến mà không có người đón thì cũng rất khó bảo đảm chất lượng.
Đặc biệt, cần chiến lược quảng bá để định vị lại thương hiệu du lịch quốc gia Việt Nam bởi sau dịch nhu cầu của khách đã thay đổi. Nếu không làm mới cho phù hợp nhu cầu của du khách sẽ bị nhạt nhào so với các nước so với khu vực. Muốn vậy, phải có những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn hơn.
Ngoài ra, số hóa là một trong những yếu tố quan trọng của ngành du lịch, cần sự đồng bộ từ trung ương, địa phương đến cấp doanh nghiệp. Nếu giải quyết được những bài toán trên, ngành du lịch sẽ phục hồi bền vững và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Làm du lịch cần phải có tâm và tầm để có thể trở thành quốc gia du lịch.
Thấu hiểu khách hàng, đối thủ cạnh tranh và khác biệt hóa sản phẩm, cụ Bạch Thái Bưởi xây dựng thương hiệu từ trong ra ngoài: khách hàng nội bộ hài lòng, khách hàng bên ngoài thỏa mãn vượt mong đợi nhờ dịch vụ từ tâm chạm chạm xúc.
Nghiên cứu áp dụng lộ trình mở cửa du lịch từng bước tương tự Thái Lan cùng với việc chuẩn bị kỹ càng và nâng cấp về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, điểm đến sẽ giúp du lịch Việt Nam sớm hồi phục và hướng đến mục tiêu đưa du lịch sôi động trở lại như năm 2019.
Sông Hồng, con sông chảy qua miền Bắc Việt Nam, đã tạo ra cơ hội để khám phá cuộc sống thôn quê bao đời chưa thay đổi. Đối với những du khách chỉ còn một ngày ở lại Hà Nội, một chuyến du lịch dọc theo bờ sông Hồng là chuyến đi hoàn hảo tránh xa sự ồn ào của thành phố.
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm mới chuyển từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực để phát triển toàn diện lực lượng nhà giáo.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.