Leader talk
Gợi ý lộ trình mở cửa du lịch an toàn
Nghiên cứu áp dụng lộ trình mở cửa du lịch từng bước tương tự Thái Lan cùng với việc chuẩn bị kỹ càng và nâng cấp về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, điểm đến sẽ giúp du lịch Việt Nam sớm hồi phục và hướng đến mục tiêu đưa du lịch sôi động trở lại như năm 2019.
Người đồng tình, kẻ phản đối khi báo chí, truyền hình nói về mở cửa trở lại vào thời điểm an toàn. Tôi cho rằng, Việt Nam cần sớm mở cửa có lộ trình và chọn một điểm đến làm thí điểm trước, chẳng hạn như Phú Quốc. Việt Nam nên tham khảo Thái Lan mở cửa đón khách theo bốn giai đoạn.
Theo kế hoạch của xứ sở chùa vàng, giai đoạn thứ nhất diễn ra từ ngày 30/4 tới 30/6. Du khách nước ngoài đã tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 khi tới sáu tỉnh bao gồm Phuket, Krabi, Phangnga, Surat Thani, Chon Buri và Chiang Mai sẽ vẫn phải cách ly tại khách sạn hoặc các cơ sở được chỉ định. Thời gian cách ly chỉ kéo dài 7 ngày thay vì 14 ngày như trước đây.
Giai đoạn thứ hai từ 1/7 tới 30/9, khách du lịch đã tiêm vắc-xin có thể tới thăm Phuket mà không phải trải qua thời gian cách ly. Tuy nhiên, khách du lịch vẫn bị giới hạn các hoạt động của mình trong các khu vực “an toàn” tại Phuket trong vòng bảy ngày trước khi được phép tới thăm các địa điểm khác. Đồng thời, du khách cũng phải sử dụng các ứng dụng truy vết tiếp xúc.
Mọi du khách muốn du lịch Thái lan phải tiêm chủng, có hộ chiếu vắc-xin, được kiểm tra lại khi đến sân bay. Tất cả chuyến bay là bay thẳng, không quá cảnh qua bất kỳ sân bay nào để tránh lây nhiễm.
Giai đoạn thứ ba diễn ra từ 1/10 tới 30/12, mô hình của Phuket sẽ áp dụng cho 5 tỉnh du lịch còn lại. Giai đoạn thứ tư từ tháng 1/2022, mở cửa biên giới toàn Thái Lan cho mọi du khách có tiêm vắc-xin.
Phú Quốc rất thuận tiện cho phương án mở cửa có lộ trình và an toàn như trên. Việc tuyên bố mở cửa sớm sẽ được truyền thông tốt trên toàn thế giới và hình ảnh Việt Nam an toàn do kiểm soát dịch tốt sẽ khơi gợi sự thèm muốn được đi du lịch đến đất nước hình chữ S của nhiều du khách.
Nhiều người lo ngại rằng việc mở cửa sớm có thể xảy ra nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh, dẫn đến nhiều hệ luỵ. Cá nhân tôi cho rằng việc tuyên bố mở cửa không có nghĩa là khách sẽ ào ạt đến ngay, vì khách kinh doanh thường sẽ đến trước, khách quốc tế sẽ đến vào dịp cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Khi đã có vắc-xin tiêm chủng khoảng 80% thì coi như miễn dịch cộng đồng và khả năng lây lan cũng không cao. Hơn nữa, cần lựa chọn đối tượng được đến Việt Nam khi tiến hành mở cửa. Cần ưu tiên những nước an toàn và cũng là những nước công nhận hộ chiếu vắc-xin của Việt Nam.
Du khách ở các địa điểm gần châu Á thường có nhu cầu đến Việt Nam kinh doanh và du lịch nhiều hơn. Châu Âu có Đức và Anh sẽ sớm phục hồi, trong đó, công dân của Anh đã tiêm chủng gần như miễn dịch hoàn toàn, kết nối thuận tiện đường hàng không và có cả đường bay mới của Bamboo như hãng này vừa thông báo. Úc và New Zealand cũng là hai thị trường ưu tiên mở cửa sớm từ giai đoạn thứ hai, tức là từ ngày 1/7.
Chuẩn bị gì cho mở cửa du lịch trở lại?
Có tới khoảng 95% công ty du lịch đã đóng cửa hoặc vẫn đang trong tình trạng “thoi thóp thở”. Nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn viên đều đối mặt với tình trạng rất khó khăn hoặc đã chuyển nghề.
Trước tiên, cần “hà hơi tiếp sức” bằng chính sách hỗ trợ cho vay ưu đãi, giảm giá điện, chi phí thuê đất. Thời gian thực hiện các chính sách kéo dài trong 4 -5 năm thì nghành này mới phục hồi như 2019.
Bên cạnh đó, cần thực hiện đào tạo lại nhân sự, tạo trải nhiệm du lịch mới, có cơ chế du lịch thông thoáng để mở tung cửa đón khách như miễn thị thực 30 ngày cho du khách mọi quốc tịch, thúc đẩy kinh tế đêm từ 6h tối tới 6h sáng, xúc tiến du lịch hiệu quả cả kênh trực tuyến và trực tiếp, chú trọng nền tảng số.
Nghiên cứu từ các tổ chức quốc tế cho thấy, du khách thích du lịch xanh, chậm, biển đảo, núi rừng, gần gũi thiên nhiên, đi gần và đi đường bộ. Du khách có xu hướng muốn tránh xa những chỗ xô bồ đông đúc và tìm về những nơi vắng vẻ, ít người. Họ cũng quan tâm nhiều đến sức khoẻ, thân, tâm và tinh thần, thích du lịch chậm để cảm được điểm đến, nhỏ vẫn xinh, nhỏ vẫn sang.
Cũng vì vậy mà nhiều khái niệm mới và mô hình mới như staycation, micro vacation, homestay, farm stay, du lịch nông nghiệp... xuất hiện.
Hành vi tiêu dùng cũng thay đổi. Thay vì đặt tour qua các công ty du lịch như cách làm truyền thống, họ thường đặt trực tiếp với nhà cung cấp qua các nền tảng hoặc trực tiếp. Họ cũng quan tâm nhiều đến giá trị và giá cả. Khách càng ngày càng thông minh, hiểu biết và biết hưởng thụ hơn.
Vì vậy, nhân lực cần "thông minh" hơn và sản phẩm du lịch của các nhà cung cấp cần mang hàm lượng chất xám cao hơn và mang nhiều trải nhiệm cũng như nhiều yếu tố cảm xúc. Trong suốt một thời gian dài đối mặt với khủng hoảng vì Covid-19, du khách cần sự chăm sóc ân cần và tử tế hơn, họ cần những dịch vụ có khả năng chạm vào cảm xúc.
Du khách muốn dịch vụ nhanh, tốt và giá cả hợp lý. Chỉ có công ty luôn đổi mới sáng tạo và thích ứng nhanh mới tồn tại được. Đặc biệt, số hoá sẽ là một lựa chọn thông minh trong giai đoạn này. Khách hàng ở đâu, thực hiện marketing ở đó. Giờ đây, du khách đã lên hết trên nền tảng trực tuyến nên nếu chỉ duy trì mô hình cũ, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn để tồn tại, chưa nói đến phát triển.
Hơn thế nữa, du lịch Việt Nam phải bán những sản phẩm, dịch vụ mà khách hang thích thay vì bán những thứ có sẵn. Covid-19 rồi sẽ hết, các doanh nghiệp nói riêng và toàn ngành du lịch cần chuẩn bị cho sự bình thường mới và phục hồi.
Doanh nghiệp lữ hành như Lux Travel DMC và Luxury Travel thấy rằng cần thích nghi để tồn tại. Qua giai đoạn vừa qua, một số bài học đã được rút ra. Cụ thể, doanh nghiệp cần phải có nhiều lương khô bằng tiền mặt cho ít nhất một năm khủng hoảng. Du lịch Việt Nam trăm đường không tránh khỏi số hoá, thương mại điện tử là xu thế tất yếu và giao tiếp với khách hàng trên nền tảng số.
Bên cạnh đó, cần đa dạng hoá sản phẩm trải nghiệm và có chân dung khách hàng rõ ràng để tiếp cận và phục vụ. Cần đa dạng thị trường, chú trọng chất hơn lượng.
Doanh nghiệp luôn đổi mới sáng tạo mới đáp ứng nhu cầu thị trường ngày một khó tính và luôn thay đổi. Mô hình Lux Group - một hệ sinh thái khép kín về du lịch như lữ hành, du thuyền, vận tải, khách sạn cùng chuẩn và phục vụ cùng tệp khách hàng đang hoạt động rất hiệu quả. Lộ trình vượt khủng hoảng của Lux Group là cố gắng sống sót, chuẩn hoá, tối ưu hoá và tự động hoá.
Ông chủ Lux Group giải bài toán kinh doanh du lịch mùa Covid
Điểm sáng từ mô hình du lịch cộng đồng khu vực Nam Trung Bộ
Thực tế cho thấy, nhiều mô hình du lịch cộng đồng đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế du lịch, khiến nhiều địa phương “thay da đổi thịt” từng ngày.
Cú huých cho du lịch hồ Hoà Bình
Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch quốc gia Hồ Hoà Bình vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 5.900 phòng lưu trú cùng các sản phẩm du lịch đa dạng sẽ đánh thức “Vịnh Hạ Long trên núi" của xứ Mường.
Startup du lịch trong khó khăn nhìn ra cơ hội
Dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng tiêu cực tới lĩnh vực du lịch nói chung, nhưng cũng mở ra cơ hội cho các startup, doanh nghiệp trẻ năng động biết tận dụng, nắm bắt thời cơ khi thị trường trên đà hồi phục.
Ngành du lịch khát nguồn nhân lực thông minh
Muốn chất lượng dịch vụ tốt phải có nguồn nhân lực cao cấp, chuẩn năng lực và thấu hiểu khách hàng.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Luật Nhà giáo: Chuyển đổi từ quản lý sang quản trị
Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm mới chuyển từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực để phát triển toàn diện lực lượng nhà giáo.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Triết lý hợp tác tạo ra giá trị bền vững ở Bamboo Capital
Nhà sáng lập Bamboo Capital, Nguyễn Hồ Nam khẳng định, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, xây dựng quan hệ đối tác bền chặt là chìa khóa để tạo ra giá trị bền vững
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.