Leader talk
5 câu hỏi lớn của ngành du lịch
Làm du lịch cần phải có tâm và tầm để có thể trở thành quốc gia du lịch.
Làm thế nào du khách tìm đến Việt Nam đông hơn?
Hàng năm, mục tiêu gia tăng lượng du khách đến Việt Nam vẫn được đặt ra nhưng cần phải xác định được nhóm khách hàng mục tiêu để có các chiến lược thu hút phù hợp.
Nếu du lịch Việt Nam muốn đón khách có tiền, đi dài, ở lâu, như khách châu Âu, Úc, Mỹ vốn ưa chuộng thiên nhiên và du lịch trải nghiệm thì phải cấm cáp treo, giữ đảo nguyên sơ, biển sạch không ô nhiễm, rừng còn nguyên sinh, điểm đến luôn xanh, sạch, đẹp và văn minh.
Bên cạnh đó, phải kiến tạo quốc gia du lịch, khuyến khích mọi người làm du lịch một cách văn minh và hưởng lợi từ du lịch. Muốn đón khách nước ngoài, phải xoá bỏ tâm lý về bảy nỗi sợ khi đến Việt Nam mà du khách quốc tế vẫn truyền tai nhau gồm: cướp giật, trộm cắp, kẹt xe, tai nạn giao thông, thái độ phục vụ khách, nhà vệ sinh mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường.
Người Việt Nam cũng thích đi du lịch trong nước trước. Nhiều người vẫn ước ao có thể đi hết Việt Nam. Hơn nữa, giá vé máy bay cũng hợp lý. Cần khuyến khích nhiều hãng hàng không tham gia thị trường, kết nối trong nước, khu vực, giúp du khách di chuyển thuận tiện, dễ dàng.
Làm tốt, tạo ấn tượng tốt cũng sẽ là một cách để tạo nên hình thức tiếp thị truyền miệng, khiến nhiều người biết đến Việt Nam hơn, lôi kéo du khách đến đông hơn.
Bên cạnh đó, Việt Nam phải có thêm nhiều đường bay đến các thị trường mục tiêu. Quảng bá xúc tiến hiệu quả trong chiến lược quốc gia theo sự điều khiển của nhạc trưởng có tài, nên có văn phòng đại diện tại thì trường mục tiêu, điều hành bởi những người có năng lực. Một bộ phim ăn khách có bối cảnh du lịch Việt Nam cũng sẽ tạo nên một lực hút với du khách quốc tế, do đó có thể mời các hãng phim lớn thế giới như Hoa Kỳ đến quay và làm phim tại Việt Nam.
Khi du khách đã đưa ra quyết định đến Việt Nam, cần khiến cho hành trình của họ dễ dàng hơn, miễn thị thực để họ được cảm thấy chào đón hơn. Điều này có thể học hỏi được từ quốc gia có lượng lớn khách du lịch như Thái Lan.
Thứ hai, làm thế nào để du khách ở lại lâu hơn?
Trong tâm lý của bất cứ du khách nào, nếu cảm thấy vui sướng thì sẽ muốn ở lại lâu hơn. Muốn vậy, phải nắm được mong muốn của họ để tìm cách đáp ứng, khiến họ hài lòng. Trước hết, cần cho thời hạn visa 30 ngày hoặc lâu hơn thì khách sẽ dự định ở lâu hơn, nếu thấy vui.
Để du khách thấy vui, du lịch Việt cần tạo ra nhiều trải nghiệm mới. Khu mua sắm, đồ lưu niệm phải đẹp, có nhiều không gian cho khách tham quan, khu vui chơi giải trí được mở muộn, thí điểm một số casino, sân golf, khu đèn đỏ riêng có kiểm soát như đã đề xuất. Hà nội cần phát triển du lịch đường sông, TP. HCM cần có du thuyền trên sông.

Du lịch Việt không nên bỏ qua những du khách cao cấp hoặc khách già từ những nước phát triển như Nhật Bản, Hàn quốc sang du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh, chăm sóc y tế lức nghỉ hưu. Việt nam có thể trở thành điểm đến cho người về hưu để có một cuộc sống lý tưởng.
Thứ ba, làm thế nào để du khách tiêu tiền nhiều hơn?
Nhiều người đến Việt Nam cảm thấy có tiền nhưng không có gì để chi tiêu, thậm chí, có những chuyến đi nhàm chán tới nỗi chỉ đơn giản đi từ phòng ngủ ra thẳng máy bay. Muốn khiến du khách tiêu tiền đến đồng xu cuối cùng trước khi về nước như cách mà Hàn Quốc, Thái Lan đã làm được, cần tạo ra nhiều trải nghiệm thú vị, kích thích sự hứng thú mua sắm của khách hàng.
Sự sáng tạo trong du lịch để tạo trải nghiệm mới du khách, tạo điều kiện thuận lợi để kinh doanh và đầu tư vào du lịch là những thứ cần được khuyến khích.
Việt nam không nên cấm đoán những gì khách du lịch thích. Sân bay cần có dịch vụ VIP cho khách sang trọng, đón khách từ máy bay ra thẳng xe limousine không cần qua cổng an ninh, sẽ có bộ phận lo, cho xe ô công an dẫn đường nếu khách có yêu cầu. Thủy phi cơ có thể bay và đỗ từ Hồ Tây thay vì ra tận Nội Bài.
Các công ty nên được nhập các siêu du thuyền, xe sang trọng của thể giới phục vụ khách. Có như vậy, mới đủ cơ sở vật chất thực sự chất lượng để đón giới siêu giàu chịu chơi từ các nước khác. Các cảng biển phải có cảng du lịch để khách có thể đi nhiều ngày từ bắc vào nam bằng đường biển.

Thứ tư, làm thế nào để khách hứng khởi kể lại chuyến đi thú vị với người thân, bạn bè thay vì kể xấu hay chê bai người Việt Nam?
Trước hết, muốn du khách kể chuyện về Việt Nam thì phải tạo được câu chuyện cho họ kể. Thông thường, bên cạnh yếu tố vẻ đẹp của thiên nhiên thì yếu tố con người ở điểm đến sẽ tạo dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí của du khách. Nụ cười Thái là một ví dụ điển hình mà chúng ta có thể học hỏi.
Toàn dân biết làm du lịch, biết cười, biết cảm ơn, cả hệ thống vì khách hàng, vì sự trải nghiệm của khách và khiến họ hài lòng thì mới tạo được ấn tượng tốt của họ về Việt Nam, khiến họ nhớ lâu. Từ hải quan biết cười chào đón khách khi họ vừa đặt chân đến Việt Nam, xích lô không lừa khách. Luôn tươi cười, luôn thấu hiểu, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ và điểm đến luôn xanh, sạch đẹp.
Thứ năm, làm thế nào để khách quay trở lại sớm nhất có thể thay vì một đi không trở lại?
Điều quan trọng là Việt Nam định vị mình là một điểm đến văn hoá hay thiên nhiên. Tôi cho rằng, nếu xác định mình là một điểm đến văn hóa hay điểm đến nghỉ dưỡng biển thì khách sẽ quay lại thường xuyên hơn. Điểm đến phải có nhiều trải nghiệm mới thú vị, cơ sở hạ tầng nâng cấp, thuận tiện hơn, vui hơn.
Phục vụ tốt du khách đã đến, họ sẽ hết các nỗi sợ như hiện tại. Khách hài lòng, họ sẽ trở lại và giới thiệu nhiều du khách khách đến trải nghỉ dưỡng tại Việt Nam.
Muốn khách sớm quay trở lại, du lịch Việt phải tạo được sự thương nhớ trong lòng du khách, đặc biệt nhờ vào những trải nghiệm tuyệt vời có được từ điểm chạm đầu tiên cho đến điểm chạm cuối cùng trong chuyến đi trước đó.
Không dễ mở cửa du lịch quốc tế
Chiến lược phục hồi du lịch và phát triển kinh tế của Quảng Ninh
Chiến lược thích ứng chung sống với dịch bệnh trong trạng thái bình thường mới của Quảng Ninh sẽ được xây dựng theo hướng “thắt chặt bên ngoài, nới lỏng bên trong” có kiểm soát, có lộ trình phù hợp.
'Bình oxy' cho doanh nghiệp hàng không, du lịch
Hộ chiếu vaccine chính là phao cứu sinh cho các doanh nghiệp hàng không, du lịch trong bối cảnh khó khăn như hiện nay.
Xung đột phát triển giữa du lịch và điện gió tại Bình Thuận
Các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận đang có ý kiến không thống nhất quan điểm về quy hoạch phát triển điện gió và du lịch.
'Át chủ bài' để mở cửa du lịch, hàng không nội địa
Không chỉ đợi để đón khách du lịch quốc tế, nhiều chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần có kế hoạch dùng hộ chiếu vaccine để phục hồi ngay lập tức thị trường hàng không và du lịch nội địa.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.