Leader talk
CEO Tima: Tín dụng đen 'đội lốt' cho vay ngang hàng sẽ sớm bị loại bỏ
CEO Tima tin rằng, Nghị định 94 vừa là liều thuốc bổ cho ngành P2P Lending, nhưng cũng vừa mở ra giai đoạn chọn lọc tự nhiên với các fintech.
- Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì? 02/05/2025 01:27
Lấp đầy khoảng trống pháp lý
Kể từ khi được ban hành, nhiều doanh nhân trong lĩnh vực fintech đã gọi Nghị định số 94/2025/NĐ-CP là cột mốc đáng ghi nhớ. Tại sao lại như vậy, thưa ông?
CEO Trần Thế Vĩnh: Chúng tôi gọi Nghị định 94/2025/NĐ-CP là một cột mốc đáng ghi nhớ bởi đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành một khung pháp lý chính thức cho cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) trong lĩnh vực ngân hàng.
Thứ nhất, nghị định này tạo ra một hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch cho việc thử nghiệm các mô hình mới như cho vay ngang hàng (P2P Lending), chấm điểm tín dụng, hay chia sẻ dữ liệu qua API mở. Đây vốn là những lĩnh vực vẫn tồn tại khoảng trống pháp lý, hoặc gặp rào cản trong việc triển khai thực tế.
Thứ hai, nhờ có sandbox, các fintech có thể yên tâm thử nghiệm sáng tạo của mình trong một môi trường kiểm soát, đồng thời nhận được sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng. Điều này vừa giảm thiểu rủi ro hệ thống, vừa khuyến khích đổi mới sáng tạo.
Và cuối cùng, Nghị định 94 thể hiện một thông điệp rất mạnh mẽ từ Chính phủ rằng Việt Nam nghiêm túc trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy tài chính toàn diện, tăng cường cạnh tranh và đổi mới cho toàn nền kinh tế.
Với những điểm mới này, ông cho rằng, thời gian 2 năm thử nghiệm liệu có đủ để đưa mô hình đổi mới sáng tạo vào thực tiễn?
CEO Trần Thế Vĩnh: Nghị định 94 hiện quy định tối đa thời gian thử nghiệm là 2 năm kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận tham gia và có thể gia hạn tối đa hai lần, mỗi lần 1 năm. Tuy nhiên, bản thân các quy định trong sandbox đối với từng lĩnh vực cũng có thể được điều chỉnh ngay trong quá trình thí điểm.
Vì vậy, tôi cho rằng, thời gian thử nghiệm cụ thể còn phụ thuộc vào tính chất của từng giải pháp, năng lực triển khai của từng doanh nghiệp, cũng như kết quả đánh giá của cơ quan chức năng.
Ngoài ra, để sandbox phát huy hiệu quả tối đa, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện các nền tảng hỗ trợ kỹ thuật như: môi trường thử nghiệm dữ liệu, tiêu chuẩn giao tiếp hệ thống và cơ chế chia sẻ thông tin giữa các bên liên quan, đảm bảo hoạt động thử nghiệm được tiến hành hiệu quả, an toàn và sát với thực tiễn thị trường.
Nghị định 94 sẽ khôi phục lòng tin của thị trường thông qua việc phân biệt rõ mô hình P2P Lending chính thống với các hình thức vay online trá hình.
Ông có thể đánh giá những tác động sơ bộ của Nghị định 94 với mô hình cho vay ngang hàng tại Việt Nam? Đâu là điểm tích cực?
CEO Trần Thế Vĩnh: Tác động sơ bộ dễ thấy nhất là sự phân hóa. Những doanh nghiệp có nền tảng công nghệ tốt, quản trị rủi ro bài bản và định hướng phát triển dài hạn sẽ coi đây là cơ hội để bước tiếp và mở rộng quy mô.
Trong khi đó, những đơn vị hoạt động chưa chuyên nghiệp, hoặc vận hành theo mô hình tiềm ẩn nhiều rủi ro sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu thử nghiệm.
Về mặt tích cực, Nghị định 94 sẽ giúp khôi phục lòng tin của thị trường thông qua việc phân biệt rõ mô hình P2P Lending chính thống với các hình thức vay online trá hình.
Đồng thời, cơ chế sandbox của Nghị định sẽ mở ra cơ hội kết nối giữa P2P Lending với ngân hàng, tổ chức tín dụng và các hệ thống dữ liệu quốc gia. Trước đây, các tổ chức này còn khá dè dặt trong việc hợp tác với P2P Lending do lo ngại vấn đề pháp lý.
Bên cạnh đó, Nghị định sẽ giúp định hình những chuẩn mực vận hành về dữ liệu, giám sát, bảo vệ người tiêu dùng, giúp thị trường tiến tới đồng đều hơn về chất lượng.
Ở chiều ngược lại thì sao, thưa ông? Nghị định 94 có tạo ra những áp lực đặc biệt nào với doanh nghiệp không?
CEO Trần Thế Vĩnh: Chắc chắn là có, đặc biệt là với những doanh nghiệp, startup chưa có hệ thống nội bộ đủ mạnh.
Áp lực đầu tiên đến từ việc doanh nghiệp phải "lớn" nhanh. Chẳng hạn, việc đầu tư nhanh vào hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống vận hành, quản trị dữ liệu… để kịp thời đáp ứng tiêu chuẩn sandbox sẽ tạo ra gánh nặng về chi phí, nhân lực và thời gian.
Điều này dễ dẫn đến việc startup có thể bị loại khỏi cuộc chơi, không phải vì mô hình không tốt, mà vì không thể đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật kịp thời.
Một áp lực khác là tâm lý "an toàn" có thể làm chậm động lực đổi mới. Nếu quy định áp dụng theo cách quá chặt ngay trong giai đoạn thử nghiệm, thì rất có thể các doanh nghiệp sẽ chỉ dám làm những thứ "chắc chắn an toàn", thay vì sáng tạo đột phá.
Nói về áp lực, liệu thị trường có xuất hiện thêm một áp lực nữa là "cạnh tranh", khi thống kê của NHNN từng cho thấy Việt Nam đã có hơn 100 công ty P2P Lending hoạt động không, thưa ông?
CEO Trần Thế Vĩnh: (cười) Tôi nghĩ rằng, con số 100 công ty P2P Lending trong quá khứ sẽ không mang nhiều ý nghĩa ở thời điểm hiện tại. Ngược lại, tôi tin chúng ta sẽ chứng kiến một giai đoạn "chọn lọc tự nhiên", chỉ còn những doanh nghiệp có đủ năng lực vận hành minh bạch, công nghệ đủ mạnh, mô hình rõ ràng thì mới có thể bước tiếp.

Giai đoạn chọn lọc tự nhiên
Theo những gì ông chia sẻ, giai đoạn chọn lọc tự nhiên này sẽ diễn ra thế nào?
CEO Trần Thế Vĩnh: Dễ thấy nhất là thời gian qua một số tổ chức lấy danh nghĩa P2P Lending để vận hành như "tín dụng đen", cho vay online với điều kiện lỏng lẻo, điều khoản mập mờ, cho vay lãi suất rất cao, đi cùng với cách thức đòi nợ kém văn minh, thậm chí phi pháp, đã làm méo mó nhận thức thị trường.
Việc ban hành Nghị định 94 và sự vào cuộc của các cơ quan chức năng sẽ tăng cường nhận thức để người dân hiểu biết hơn về lĩnh vực này, giúp phân biệt rạch ròi giữa các nền tảng công nghệ bài bản với những tổ chức hoạt động ngoài ranh giới pháp lý.
Ông có thể định nghĩa, thế nào là mô hình P2P Lending bài bản và chuẩn mực?
CEO Trần Thế Vĩnh: P2P Lending, hay cho vay ngang hàng được hiểu là một nền tảng công nghệ trung gian, đóng vai trò kết nối trực tiếp giữa bên vay và bên cho vay. Mô hình này khác biệt với các tổ chức tín dụng truyền thống, là cho vay bằng vốn chủ sở hữu và nguồn huy động từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác.
Điểm cốt lõi của P2P Lending là sử dụng công nghệ để đánh giá tín dụng, phân tích dữ liệu, kiểm soát rủi ro và minh bạch toàn bộ quá trình cho vay, đảm bảo những bên vay đã được sàng lọc sẽ được giới thiệu tới các bên cho vay để xem xét quyết định giải ngân. Nền tảng trung gian có trách nhiệm lưu trữ đầy đủ, chính xác, an toàn và hỗ trợ các bên trong quá trình theo dõi và quản lý khoản vay.
Với những chuẩn mực này, Tima đã chuẩn bị gì cho cơ chế thử nghiệm sắp tới? Sandbox của Nghị định 94 sẽ giúp gì cho doanh nghiệp, thưa ông?
CEO Trần Thế Vĩnh: Sự ra đời của sandbox không chỉ là cánh cửa mở ra khung pháp lý, mà còn dành cho những nền tảng đủ nội lực bước tiếp. Chúng tôi xem sandbox không chỉ là giai đoạn thử nghiệm, mà là cơ hội để hợp thức hóa mô hình vận hành đã đầu tư bài bản suốt gần 10 năm qua.
Ngay từ năm 2017, Tima đã triển khai hệ thống chấm điểm tín dụng bằng Big Data và AI nhằm nâng cao độ chính xác trong thẩm định và dự đoán rủi ro.
Chúng tôi cũng tiên phong ứng dụng công nghệ cho toàn bộ các quy trình vận hành như: công nghệ định danh điện tử (eKYC), hợp đồng điện tử, hệ thống AI Agent hỗ trợ người dùng trong quá trình sử dụng dịch vụ, hệ thống giám sát giao dịch theo thời gian thực.... Nói cách khác, khi Nghị định 94 được ban hành, chúng tôi không bắt đầu lại, mà đơn giản là bước tiếp với tâm thế đã sẵn sàng.
Điều gì đã giúp Tima bền bỉ theo đuổi mô hình P2P Lending đến vậy, thưa ông?
CEO Trần Thế Vĩnh: Điều giữ Tima kiên định suốt gần một thập kỷ qua không phải là kỳ vọng lợi nhuận ngắn hạn, mà là niềm tin vào một mô hình cho vay ngang hàng có khả năng tiếp cận sâu rộng, nơi người đi vay và người cho vay được kết nối trực tiếp một cách minh bạch, hiệu quả và an toàn.
10 năm qua, đội ngũ Tima vẫn luôn giữ lửa cho khát vọng "góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện bằng nền tảng công nghệ tiên tiến và con người tận tâm".
Ngay từ đầu, chúng tôi đã xác định, đây không chỉ là cuộc chơi công nghệ, mà còn là bài toán dài hạn về quản trị rủi ro, niềm tin thị trường và trách nhiệm với hệ sinh thái tài chính công nghệ. Chính cách nhìn dài hạn đó giúp Tima không bị cuốn theo những giai đoạn tăng trưởng nóng, mà kiên định xây dựng nền tảng vững chắc.

Tima trong tâm thế sẵn sàng
Việc kiên định theo đuổi sứ mệnh trong gần một thập kỷ chắc chắn sẽ tiêu hao rất nhiều nguồn lực. Vậy Tima đã sử dụng những nguồn lực nào, thưa ông?
CEO Trần Thế Vĩnh: Trước hết, nguồn lực con người là yếu tố then chốt. Chúng tôi xây dựng một đội ngũ nhân sự gồm những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm đến từ các tổ chức tín dụng truyền thống và những kỹ sư công nghệ trẻ, sáng tạo, sở hữu năng lực phát triển và vận hành các nền tảng công nghệ tài chính hiện đại.
Sự kết hợp giữa tính kỷ luật, hiểu biết sâu sắc về tín dụng với tinh thần đổi mới và tư duy công nghệ đã giúp Tima tạo nên một mô hình hoạt động hiệu quả, linh hoạt và có khả năng thích ứng cao.
Bên cạnh đó, bằng uy tín đã được tích lũy qua quá trình vận hành minh bạch và hiệu quả, Tima đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức lớn trong và ngoài ngành tài chính, những đối tác cùng đồng hành để mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, an toàn và thuận tiện cho người dùng.
Còn câu chuyện nguồn lực tài chính thì sao, thưa ông? Chúng ta hay nói "có thực mới vực được đạo"?
CEO Trần Thế Vĩnh: Đây cũng là điểm đáng tự hào của Tima, khi là fintech duy nhất trong lĩnh vực P2P Lending tại Việt Nam đã hai lần gọi vốn thành công từ các quỹ đầu tư nước ngoài. Đây là minh chứng rõ ràng cho năng lực nội tại, mô hình vận hành và công nghệ, cũng như niềm tin của nhà đầu tư vào tầm nhìn mà Tima đang theo đuổi.
Điều giữ Tima kiên định suốt gần một thập kỷ qua không phải là kỳ vọng lợi nhuận ngắn hạn, mà là niềm tin vào một mô hình cho vay ngang hàng có khả năng tiếp cận sâu rộng, nơi người đi vay và người cho vay được kết nối trực tiếp một cách minh bạch, hiệu quả và an toàn.
Trước khi "vực được đạo", với Tima, đâu là giai đoạn khó khăn nhất?
CEO Trần Thế Vĩnh: Giai đoạn khó khăn nhất có lẽ là thời điểm hàng trăm mô hình vay online biến tướng khiến hầu hết thị trường hiểu nhầm về mô hình P2P Lending.
Việc bị đánh đồng với "tín dụng đen" không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín, mà còn làm chậm khả năng mở rộng đối tác, huy động vốn từ các quỹ đầu tư và thậm chí là tuyển dụng nhân sự.
Nhưng cũng chính trong giai đoạn đó, chúng tôi càng kiên định hơn với nguyên tắc minh bạch, tuân thủ và quản trị chặt chẽ. Điều đó giúp chúng tôi bước tới giai đoạn này, khi Nghị định 94 đã ra đời với tâm thế sẵn sàng, không phải để "thử", mà để tiếp tục phát triển trên nền tảng đã có.
Có ý kiến cho rằng, việc ra đời Nghị định 94 ở thời điểm hiện tại đang khá trễ so với thị trường quốc tế. Trong khi ở một số quốc gia, mô hình P2P Lending đã thoái trào, thì liệu việc thử nghiệm ở Việt Nam có khả thi không, thưa ông?
CEO Trần Thế Vĩnh: Đúng là ở nhiều nước trên thế giới, mô hình P2P Lending đã thoái trào. Nhưng lý do thoái trào không phải vì không phù hợp, mà là khi có hành lang pháp lý ra đời, các mô hình thiếu chuyên nghiệp, các mô hình biến tướng bị sàng lọc, để chỉ còn lại những đơn vị có nội lực mạnh, được đầu tư bài bản phát triển tiếp.
Chúng tôi nghiên cứu và thấy có không ít những nền tảng phát triển ngày càng mạnh mẽ, lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu người dùng, liên tục mở rộng và được cấp phép ở nhiều quốc gia khác nhau.
Rất nhiều trong số đó đã đủ tiềm lực để mua lại ngân hàng và thậm chí đã trở thành một ngân hàng như Lending Club, nơi mà một thành viên trong hội đồng quản trị của chúng tôi đã đồng sáng lập và là giám đốc vận hành.
Về tính thời điểm, chúng ta đi sau nhưng có lợi thế là quan sát, học hỏi và tránh lặp lại sai lầm mà các thị trường khác từng trải qua, như việc để các nền tảng phát triển quá nóng, không kiểm soát chất lượng tín dụng, hoặc thiếu hành lang bảo vệ người dùng.
Xin cảm ơn ông!
Giải bài toán tranh sáng, tranh tối cho vay ngang hàng
Cảnh báo rủi ro hoạt động cho vay ngang hàng
Trước vấn đề phát sinh thực tế ngày càng nhiều, hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa theo kịp diễn biến này trên thị trường trong nước, đang để ngỏ nhiều khoảng trống pháp luật. Thậm chí, một số lĩnh vực đã có quy định pháp luật nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng để các doanh nghiệp nước ngoài khai thác, gây bất lợi cho thị trường trong nước.
Xây dựng cơ chế thí điểm cho vay ngang hàng
Pháp luật Việt Nam chưa quy định và cũng không cấm vay ngang hàng, nhưng đã xuất hiện những hoạt động biến tướng như: huy động tài chính đa cấp để lừa đảo, chiếm dụng vốn...
Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng phương án thí điểm cho vay ngang hàng
Tại Việt Nam, khoảng 40 công ty cho vay ngang hàng (P2P Lending) đang hoạt động, trong đó có 10 công ty có nguồn gốc từ Trung Quốc, một số công ty từ Indonesia và Singapore.
Ma trận thủ tục đầu tư bủa vây dự án
Đơn giản hóa thủ tục đầu tư là một trong những chìa khóa tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, góp phần cải cách môi trường kinh doanh thực chất.
Tổng bí thư kêu gọi xây dựng văn hóa tiết kiệm toàn dân
Tổng bí thư Tô Lâm kêu gọi thúc đẩy thực hành tiết kiệm như một giá trị văn hóa cốt lõi để vượt qua mọi bão giông, đi tới sự thịnh vượng và giàu có của mỗi gia đình và đất nước.
Chủ tịch ThaiBinh Seed chỉ rõ 4 nút thắt kìm hãm nông nghiệp
Chủ tịch Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam Trần Mạnh Báo mong muốn Chính phủ sớm xây dựng cơ chế riêng cho phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm đất đai, tín dụng, thuế, đào tạo.
Doanh nhân Lê Quang Thục Quỳnh và chiến lược kiến tạo giá trị thật cho người học Anh ngữ
Khi xu hướng thay đổi từng ngày, Tổng giám đốc VUS cho rằng, người lãnh đạo cần tỉnh táo, không bị cuốn vào chiến lược ngắn hạn mà đầu tư vào chất lượng, trải nghiệm có giá trị cho người học.
10 chính sách đột phá về nhà ở xã hội trong Nghị quyết 201
Thành lập Quỹ Nhà ở quốc gia, giao chủ đầu tư dự án không qua đấu thầu là những điểm mới đáng chú ý trong Nghị quyết 201 của Quốc hội.
6 dòng chảy giá trị tạo nên bản sắc của River Park tại La Home
Ngày 3/6 vừa qua, chủ đầu tư Prodezi và đơn vị phát triển Hướng Việt Holdings (HVH) chính thức ra mắt phân khu River Park - mảnh ghép tiếp theo tại Khu đô thị sinh thái 100 ha LA Home.
IHG tăng tốc đổ bộ thị trường Việt Nam, khách sạn voco thứ ba lộ diện
IHG tiếp tục mở rộng tại Việt Nam với khách sạn voco Scenia Bay Nha Trang, khẳng định sức hút của thị trường khách sạn nội địa.
Ứng dụng AI tại Việt Nam tăng nhiệt: Những bài toán còn bỏ ngỏ
Ứng dụng AI tại Việt Nam đang ngày càng được các doanh nghiệp đón nhận, nhưng hiệu quả triển khai vẫn đối mặt với nhiều thách thức.
Ma trận thủ tục đầu tư bủa vây dự án
Đơn giản hóa thủ tục đầu tư là một trong những chìa khóa tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, góp phần cải cách môi trường kinh doanh thực chất.
Pizza 4P’s và 4 mảnh ghép tạo 'trải nghiệm WOW' khác biệt
Văn hóa là yếu tố quan trọng bậc nhất ở Pizza 4P’s nhưng chỉ từng đó là không đủ, khiến thương hiệu này từng rơi vào thế khó khi mở rộng quy mô.
Giá vàng hôm nay 4/6: Quốc tế chốt lời, trong nước đi ngang
Giá vàng hôm nay 4/6 được giữ nguyên đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, trong khi đó thị trường quốc tế giảm 1%.
Thanh Hóa: Cơ hội từ khoảng trống nghỉ dưỡng cao cấp
Thiếu hụt cơ sở lưu trú chuẩn quốc tế và những sản phẩm trải nghiệm độc đáo là thách thức với du lịch, nhưng cũng tạo đà phát triển bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp Thanh Hóa.