Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?

Việt Hưng Thứ sáu, 02/05/2025 - 13:27
Nghe audio
0:00

Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.

Mở lối đi cho vay ngang hàng

Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) trong lĩnh vực ngân hàng mở đường cho sự phát triển đột phá của các giải pháp công nghệ tài chính.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7 tới quy định rõ về cơ chế thử nghiệm đối với việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực ngân hàng thông qua ứng dụng các giải pháp fintech.

Đáng chú ý, trong số các giải pháp được "bật đèn xanh" thử nghiệm, cho vay ngang hàng (P2P Lending) đã chính thức được Chính phủ chấp thuận.

Về cơ bản, P2P Lending là hình thức kết nối trực tiếp giữa người cho vay và người vay tiền thông qua các nền tảng trực tuyến, giảm bớt vai trò trung gian của các tổ chức tài chính truyền thống như công ty tài chính, ngân hàng...

Theo quy định, thời gian thử nghiệm cho hoạt động P2P Lending sẽ kéo dài tối đa 2 năm, tùy thuộc vào từng giải pháp và lĩnh vực cụ thể, kể từ thời điểm được Ngân hàng Nhà nước cấp phép.

Tuy nhiên, cơ chế thử nghiệm này không áp dụng đối với các ngân hàng nước ngoài. Các tổ chức tín dụng và công ty fintech trong nước có đủ điều kiện sẽ được tham gia xét duyệt, nhưng việc được tham gia không đồng nghĩa với việc họ sẽ đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh và đầu tư khi pháp luật chính thức có quy định.

Kết quả của quá trình thử nghiệm sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng để các cơ quan quản lý nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến lĩnh vực cho vay đầy tiềm năng này.

Bên cạnh cho vay ngang hàng, Nghị định 94 còn cho phép thử nghiệm các giải pháp fintech khác như chấm điểm tín dụng và chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API).

Mục tiêu của thử nghiệm này, theo Chính phủ, là nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hiện đại hóa lĩnh vực ngân hàng, hiện thực hóa mục tiêu phổ cập tài chính minh bạch, thuận tiện, an toàn, hiệu quả và với chi phí thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Việc tạo ra một môi trường thử nghiệm có kiểm soát cũng giúp đánh giá rủi ro, chi phí, lợi ích của các giải pháp fintech, hỗ trợ xây dựng các giải pháp phù hợp với nhu cầu thị trường và khung khổ pháp lý hiện hành, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ này.

Tiếng nói từ "người trong cuộc"

Việc ban hành Nghị định 94 đã tạo ra một làn sóng phấn khởi trong cộng đồng fintech Việt Nam. Ông Trần Thế Vĩnh, CEO Tima, fintech tiên phong trong lĩnh vực tài chính số tại Việt Nam đã không giấu được sự xúc động và lạc quan.

"Ngày 30/4/2025 - đúng dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - một cột mốc mới đã được thiết lập trong tiến trình phát triển tài chính số của Việt Nam: Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) trong lĩnh vực ngân hàng chính thức được ban hành", ông Vĩnh chia sẻ.

Ông Trần Thế Vĩnh, CEO Tima, fintech tiên phong trong lĩnh vực vay ngang hàng. Ảnh: TM

Trong 10 năm bền bỉ theo đuổi mô hình tài chính số tại Việt Nam, Tima đã chứng kiến những thăng trầm và thách thức của thị trường.

Việc Chính phủ ban hành cơ chế sandbox được ông Vĩnh đánh giá là một bước tiến mang tính lịch sử trong việc tạo dựng hành lang pháp lý cho kỷ nguyên đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực tài chính số của Việt Nam.

"Đây không chỉ là sự kiện mà các fintech mong mỏi, mà còn là lời khẳng định của Chính phủ nhằm lập thể chế cho kỷ nguyên của đổi mới sáng tạo, nơi khát vọng công nghệ giải quyết các vấn đề thách thức của xã hội được pháp luật đồng hành," ông Vĩnh nhấn mạnh.

Đối với Tima, việc cho vay ngang hàng chính thức được đưa vào cơ chế thử nghiệm không chỉ là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt một thập kỷ qua mà còn mở ra một chương mới đầy triển vọng.

"Hôm nay, chúng tôi không chỉ nhìn lại hành trình đã qua với lòng tự hào, mà còn hướng tới tương lai với khát vọng lớn hơn bao giờ hết", CEO của Tima chia sẻ, cho thấy niềm tin mạnh mẽ vào tiềm năng phát triển của tài chính số và vai trò tiên phong của các fintech trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam.

Cơ hội vàng trong "sân chơi" mới

Dù được xem là một dấu mốc quan trọng, nhưng việc thí điểm cho vay ngang hàng chỉ là một phần trong bức tranh toàn cảnh về lĩnh vực fintech tại Việt Nam.

Hiện nay, ước tính có khoảng 200 công ty fintech đang hoạt động, phần lớn trong số đó (khoảng 90%) tập trung vào các mảng liên quan đến ngân hàng như: thanh toán, ứng dụng xếp hạng và chấm điểm tín dụng.

Nghị định 94 ra đời đã tạo nên một "sân chơi" mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của các mô hình fintech sáng tạo. Mô hình cho vay ngang hàng được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế và xã hội.

Trên thế giới, P2P Lending đã nổi lên như một xu hướng mạnh mẽ, thay thế các khoản vay truyền thống từ ngân hàng, đặc biệt đối với các cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ – những đối tượng thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng truyền thống do rủi ro vỡ nợ cao hơn và quy mô khoản vay nhỏ hơn.

Các nền tảng P2P Lending giải quyết vấn đề này bằng cách ứng dụng các quy trình tự động hóa để giảm chi phí và sử dụng các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng dựa trên dữ liệu phi truyền thống.

Tuy nhiên, đi kèm với cơ hội là những thách thức không nhỏ. Bản chất của mô hình cho vay P2P luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định, như nguy cơ nhà đầu tư mất vốn hoặc người đi vay phải chịu lãi suất cao hơn nếu nguồn vốn đầu tư bị thu hẹp.

Thách thức lớn nhất đối với các cơ quan quản lý là làm sao vừa bảo vệ được quyền lợi của các bên tham gia, đảm bảo một thị trường công bằng, an toàn và cạnh tranh, vừa khuyến khích tăng trưởng cho vay để hiện thực hóa tiềm năng chuyển đổi nguồn vốn cho các doanh nghiệp nhỏ.

Từ kinh nghiệm quốc tế, một số nguyên tắc quan trọng đã được đặt ra cho thị trường cho vay P2P, bao gồm việc cung cấp một kênh đầu tư an toàn và hiệu quả, cho phép người vay tiếp cận nguồn vốn hợp lý với các điều kiện minh bạch.

Nguyên tắc còn phân biệt đối tượng đi vay dựa trên rủi ro, cung cấp thông tin chính xác về rủi ro tín dụng cho nhà đầu tư, đảm bảo các nền tảng không hiệu quả sẽ bị loại bỏ mà không gây tổn hại đến thị trường, duy trì sự cạnh tranh giữa các nền tảng, và đảm bảo hoạt động cho vay phục vụ cho nền kinh tế thực.

Tại Việt Nam, dù mô hình P2P Lending đã manh nha hình thành với khoảng 100 công ty tham gia, nhưng do chưa có khung pháp lý chính thức, hoạt động của các công ty này vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Việc ban hành Nghị định 94 được kỳ vọng sẽ là bước khởi đầu quan trọng để thiết lập một hành lang pháp lý rõ ràng, tạo tiền đề cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của thị trường cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho tài chính số Việt Nam.

Thu hẹp khoảng cách giữa ngân hàng và fintech

Thu hẹp khoảng cách giữa ngân hàng và fintech

Khởi nghiệp -  1 năm
Đằng sau sự lớn mạnh và đa dạng dịch vụ, tiện ích tài chính từ các fintech như: ZaloPay, MoMo, hay Cake là những cái bắt tay đôi bên cùng có lợi với các ngân hàng truyền thống.
Thu hẹp khoảng cách giữa ngân hàng và fintech

Thu hẹp khoảng cách giữa ngân hàng và fintech

Khởi nghiệp -  1 năm
Đằng sau sự lớn mạnh và đa dạng dịch vụ, tiện ích tài chính từ các fintech như: ZaloPay, MoMo, hay Cake là những cái bắt tay đôi bên cùng có lợi với các ngân hàng truyền thống.
Fintech được Tencent chống lưng mua công ty thanh toán ở Việt Nam

Fintech được Tencent chống lưng mua công ty thanh toán ở Việt Nam

Doanh nghiệp -  1 tháng

Đáng chú ý, đây là công ty thanh toán thứ hai thuộc họ doanh nghiệp Tencent công khai hoạt động tại Việt Nam, sau ví điện tử ShopeePay.

Startup MFast muốn trở thành biểu tượng mới của fintech Việt Nam

Startup MFast muốn trở thành biểu tượng mới của fintech Việt Nam

Doanh nghiệp -  6 tháng

Tại Việt Nam, mạng lưới hơn 350.000 cộng tác viên của MFast đã giúp giải ngân 300 triệu USD giá trị các khoản vay và bán 3 triệu USD bảo hiểm.

Thị trường Fintech đã hết nóng?

Thị trường Fintech đã hết nóng?

Khởi nghiệp -  9 tháng

Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.

VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính

VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính

Tài chính -  3 ngày

Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.

MSB ôm mộng lớn, đổi hướng mua công ty chứng khoán

MSB ôm mộng lớn, đổi hướng mua công ty chứng khoán

Tài chính -  4 ngày

MSB công bố kế hoạch quay lại lĩnh vực chứng khoán được xem là bước đi chiến lược nhằm hoàn thiện hệ sinh thái tài chính, mở rộng thị trường vốn trong dài hạn.

Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Tài chính -  4 ngày

Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.

Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I

Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I

Tài chính -  5 ngày

Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025

Tài chính -  5 ngày

Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.

Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?

Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?

Tài chính -  3 phút

Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.

Tập đoàn TH rót hơn 6.000 tỷ đồng xây nhà máy thực phẩm ở Bình Dương

Tập đoàn TH rót hơn 6.000 tỷ đồng xây nhà máy thực phẩm ở Bình Dương

Doanh nghiệp -  1 giờ

Tổng công suất của dự án hơn 852.000 tấn/năm, so với giấy đăng ký đầu tư lần đầu, dự án có thêm hai giai đoạn và vốn đầu tư tăng gấp ba lên hơn 6.000 tỷ đồng.

Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng

Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng

Ống kính -  1 ngày

Người dân và du khách vỡ òa hạnh phúc khi hai chuyến tàu từ miền Bắc thân thương và miền Nam ruột thịt gặp nhau tại khúc ruột miền Trung trong ngày vui lớn của toàn dân tộc.

Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc

Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc

Ống kính -  1 ngày

Các thiên đường du lịch trên khắp dải đất hình chữ S đều rợp cờ đỏ sao vàng, rộng ràng không khí lễ hội sôi động, đưa du khách hòa mình vào ngày hội lớn của dân tộc.

Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Media -  2 ngày

Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào trưa 30/4 trong thời khắc kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai

Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai

Tiêu điểm -  2 ngày

Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.

Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?

Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?

Doanh nghiệp -  2 ngày

Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.