Tầm nhìn của ngân hàng trong kỷ nguyên đầu tư mới
Nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục khởi sắc trong năm 2025, với ngành tài chính ngân hàng giữ vai trò “xương sống”, đóng góp quan trọng cho sự phát triển.
Nhìn từ Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới. Mỗi bước đi về điều hành lãi suất của Fed có thể làm đảo lộn thị trường tài chính toàn cầu, nhất là các thị trường mới nổi. Thế mà vẫn xảy ra một cú sập chỉ trong vòng 48 tiếng đồng hồ của một ngân hàng (SVB) chuyên cung tiền cho lĩnh vực công nghệ, mới thấy sự khốc liệt, khó đoán định của nền tài chính toàn cầu. Do vậy, chúng ta muốn vững, ổn định thì ngược lại chính sách phản ứng phải nhanh.
Trong quý 1 năm nay, điều nhìn thấy rõ là Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính đã rất dứt khoát và kịp thời khi đưa ra các quyết sách. Đầu tiên là làm ổn định tâm lý, sau đó là đưa vào thực thi nhanh để có kết quả trước mắt cũng như thành công lâu dài cho cả nền kinh tế và đời sống người dân.
Nghị định 08/2023 của Chính phủ, Thủ Tướng Chính phủ họp nhiều cuộc để lắng nghe, đặc biệt hội nghị trực tuyến toàn quốc “Tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững”; và chỉ sau đó vài ngày đã ban hành nghị định này. Lập tức cả thị trường bất động sản thở phào nhẹ nhõm hơn. Có giải pháp, có quy định rõ ràng để giải quyết câu chuyện trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt trái phiếu liên quan đến nhóm bất động sản. Chính phủ cho thấy đã rất nhạy cảm để cứu thị trường bất động sản không để các công ty vỡ nợ, đồng thời chấn chỉnh dần các công ty to, cồng kềnh kém hiệu quả dễ dẫn đến tình trạng bong bóng. Chi tiết về nghị định, chúng ta cứ vào đọc kỹ. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh đó là sự kịp thời về hành động chính sách.
Vấn đề đầu tư công, nhất là thi công, thực hiện có hiệu quả việc giải ngân đầu tư công. Đặc biệt các đường cao tốc. Tôi vẫn nhớ Thủ tướng Phạm Minh Chính có lần phát biểu, chúng ta không nên làm dàn trải, không manh muốn, làm là ra làm cái lớn. Làm đường cao tốc hẳn 4 làn xe, chạy tốc độ phải 100km thì mới là cao tốc.
Tư duy vĩ mô của người đứng đầu Chính phủ trong bối cảnh cần hiện đại hóa của thế kỷ 21 là rất đáng chú ý và trân trọng. Chúng ta cần giải ngân đầu tư công nhưng phải giải ngân vào những dự án, công trình có tính lan tỏa lớn. Để làm tiền đề, hiệu quả cao cho cả một địa phương, một khu vực. Đây mới thực là vai trò điều tiết, dẫn dắt của nhà nước. Chúng ta rất cần hiệu suất này từ lời hiệu triệu, chỉ đạo của Thủ tướng với các cấp các ngành.
Mới đây nhất, Thủ tướng đã cho thành lập 5 tổ công tác gỡ khó, tăng tốc cho vấn đề giải ngân vốn đầu tư công. Vì đây là lĩnh vực còn nhiều tồn tại, trong nhiều năm giải quyết nhưng hiệu quả chưa cao. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn do xuất khẩu giảm, bất động sản đóng băng… thì đầu tư công như một cứu cánh để bù đắp vào GDP trong năm nay. Đặc biệt giải quyết việc làm, giải phóng hàng tồn kho và dòng tiền được dẫn lối hiệu quả vào kinh doanh và đầu tư.
Chúng ta cần nói thêm. Ngày 14/3, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo giảm lãi suất điều hành. Theo tôi là chính sách sáng suốt, kịp thời khi nhận ra tỷ giá tiền đồng so với USD thời gian qua ổn định; 2 tháng đầu năm kinh tế khó khăn hơn, dự nợ cho vay giảm; tình hình doanh nghiệp nhìn chung còn lưỡng lự mở rộng kinh doanh do lãi suất cao. Và bên cạnh ấy, còn là sự phản ứng nhanh so với tình hình kinh tế thế giới là kiểm soát lạm phát nhưng tránh làm giảm tăng trưởng nền kinh tế trong nước.
Cuối cùng vấn đề lúc này, làm sao các chính sách, các quyết sách này của Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ được các bộ ngành, đặc biệt là các địa phương thẩm thấu nhanh, thực thi tức thì, hiệu quả. Tình trạng trên nóng dưới lạnh trong bộ máy quản lý nhà nước vẫn còn; đặc biệt là tâm lý không dám làm, không dám chịu trách nhiệm vẫn còn đó do e dè, sợ sai phạm.
Chúng ta rất mong Chính phủ hành động thì các địa phương phải vào cuộc. Nhất định doanh nghiệp sẽ ổn định tâm lý, niềm tin; cấu trúc lại mình trong tình hình mới để các quý tiếp theo đạt được các mục tiêu đề ra. Hoàn thành tốt, vượt bậc trong năm 2023.
Nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục khởi sắc trong năm 2025, với ngành tài chính ngân hàng giữ vai trò “xương sống”, đóng góp quan trọng cho sự phát triển.
Quá trình tình giản bộ máy hành chính lần này là cuộc “Đổi mới lần 2”, là vận hội mới của đất nước. Tuy nhiên, chúng ta sẽ gặp không ít khó khăn bởi liên quan trực tiếp đến vấn đề con người, đòi hỏi phải quyết tâm lớn, nỗ lực cao đưa đất nước vào kỷ nguyên mới.
Câu hỏi về tương lai của trí tuệ nhân tạo đã bắt đầu từ những năm 1960, rằng AI liệu có toàn năng và đâu sẽ là rào cản lớn nhất?
Nếu Việt Nam bỏ lỡ làn sóng tài sản số lần này, không biết tới bao giờ mới có được cơ hội thứ hai, theo Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh những đổi mới hoạt động của Quốc hội nhằm tháo gỡ những nút thắt thể chế, trong bài phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-TW tổ chức mới đây.
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.