Chứng khoán ngày 9/7: Ngân hàng chốt lời sớm, VN-Index bốc hơi hết nỗ lực trong ngày

Ngọc Chi Thứ hai, 09/07/2018 - 18:00

Sau khi vài lần đe dọa mốc 930 điểm nhưng không thành công, thị trường mất kiên nhẫn. Nhóm cổ phiếu ngân hàng bị chốt lời sớm khiến VN-Index mất hết nỗ lực về điểm số của phiên sáng và rớt thêm 2 điểm.

HOSE - VN-Index không giữ được sắc xanh

Nhờ dư âm của phiên giao dịch cuối tuần trước, bước vào phiên hôm nay, sắc xanh đã chiếm số đông trên bảng điện tử. Sau khi mở cửa tăng 0,57%, chỉ số VN-Index đã nhanh chóng tiến sát ngưỡng kháng cự 930 điểm, nhưng chưa thể vượt qua khi lực cầu vẫn tỏ ra quá thận trọng.

Dường như mốc 930 điểm này là ngưỡng tâm lý tiếp theo mà thị trường phải vượt qua để đạt được mức hồi phục rõ ràng hơn. Điều này được ghi nhận khi diễn biến chủ yếu của VN-Index sáng nay là có tới 3 lần đe dọa mốc này nhưng không thành công, áp lực chốt lời tăng mạnh khiến VN-Index sau đó bị bật trở lại.

Tình trạng khớp lệnh liên tục khá uể oải và chậm chạp hơn so với sáng thứ Sáu do tâm lý lo ngại trên thị trường vẫn hiện hữu. Cho đến trưa, chỉ số này tạm dừng ở mức 929,14 điểm, tăng 12 điểm so với tham chiếu (+1,27%).

Nhóm ngân hàng tuy không tăng giá mạnh như phiên trước đó nhưng vẫn đóng vai trò trụ đỡ chính cho thị trường gồm VCB tăng 2,18%; CTG tăng 4,34%; BID tăng 5,41%; VPB tăng 3,9%; MBB tăng 3.46%; HDB tăng 0,57%; STB tăng 2,4%; TPB tăng 0,19%; EIB tăng 1,43%. Riêng TCB giảm nhẹ 0,35%.

Các mã tăng giá còn lại trong danh sách top 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn gồm VHM tăng 0,09%; VNM tăng 1,39%; GAS tăng 5,94%; SAB tăng 0,23%; PLX tăng 4,41%, VIC và MSN đứng giá.

Đến chiều, chỉ còn chưa đến 1 điểm là VN-Index chạm mốc 930 điểm nhưng áp lực chốt lời khiến chỉ số này khó lòng vượt qua. Tình trạng khớp lệnh là nguyên nhân chính khiến VN-Index không giữ được độ cao trên biểu đồ kỹ thuật mà liên tục lao dốc. Thêm nữa, thị trường mất kiên nhẫn mà chốt lời sớm bắt đầu từ nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Tuy không khiến nhiều mã lớn chuyển sang màu đỏ trên bảng điện tử như VIC, VCB, VJC, HPG… nhưng số lượng giảm giá dần chiếm đa số trên thị trường. Cho đến hết phiên, chỉ số này lùi lại mức tham chiếu và mất đi toàn bộ nỗ lực về điểm số trong phiên sáng, đóng cửa tại 915,12 điểm, giảm 2,39 điểm (-0,26%).

Chứng khoán ngày 9/7:

Khối lượng giao dịch giảm 25% so với phiên trước, đạt 119,9 triệu đơn vị, tương ứng với 2,7 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.

Chốt phiên có 131 mã tăng giá, 145 mã giảm giá và 58 mã đứng giá. Trong đó có 7 mã tăng trần và 9 mã giảm sàn.

Việc sụt giảm mạnh của 2 mã VCB (-1,82%) và VIC (-1,13%) trên biểu đồ giá vào chiều nay đã trở thành gánh nặng lớn nhất cho chỉ số VN-Index hôm nay khi lần lượt cướp đi 1,23 điểm và 1,08 điểm.

Nhóm ngân hàng ngoại trừ VCB giảm giá và TCB giảm 1,04% thì các cổ phiếu còn lại tuy vẫn tăng nhưng thực chất đã bị áp lực chốt lời ép mạnh xuống trên biểu đồ giá gồm CTG tăng 0,91%; BID tăng 0,87%; VPB tăng 0,56%; MBB tăng 0,74%; HDB tăng 0,57%; EIB tăng 0,36%; TPB tăng 1,12%.

Phía ngược lại, 2 mã tạo trụ đỡ lớn nhất cho VN-Index hôm nay là VNM (+0,6%) và BHN (tăng trần) khi góp lần lượt 0,5 điểm và 0,4 điểm ảnh hưởng.

Cuối tuần trước, ĐHĐCĐ thường niên 2018 của Habeco (Mã BHN) đã chính thức công bố nhân sự mới cho vị trí Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc cho doanh nghiệp bia duy nhất mà Nhà nước còn nắm cổ phần chi phối hơn 82%. Sự thay đổi nhân sự cấp cao của Habeco được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích mới cho doanh nghiệp này. 

Về khối lượng giao dịch, mã CTG (+0,91%) với 5,86 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là BID (+0,87%) với 5,4 triệu đơn vị và FLC (đứng giá) đạt 5,3 triệu đơn vị.

E1VFVN30 dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 2,9 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là BID, HDB, HPG.

Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là E1VFVN30 với 3,1 triệu đơn vị. Theo sau là HPG, BID, LDG.

Trong phiên giao dịch hôm nay, 3 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày.

Cụ thể, HSL (CTCP Chế biến Nông sản Hồng Hà Sơn La) tăng 5,4 lần; CHP (CTCP Thủy điện miền Trung) tăng 4,6 lần; PAC (CTCP pin Ắc quy miền Nam) tăng 4,1 lần.

HNX - Kịp thời giữ lại mốc 100 điểm

Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, cũng hưởng lợi từ tín hiệu tăng điểm cuối tuần trước, chỉ số HNX-Index tăng mạnh lên trên mốc 102 điểm từ sớm và liên tục lình xình quanh đó cho đến hết phiên sáng. Đến chiều, áp lực chốt lời tăng mạnh hơn ép chỉ số chính xuống, lực nâng đỡ yếu dần. HNX-Index đóng cửa tại 100,76 điểm, tăng 0,06 điểm (+0,06%).

Chứng khoán ngày 9/7:  1

Khối lượng giao dịch tăng trở lại 30% so với phiên trước, đạt 33,3 triệu đơn vị, tương ứng với 0,52 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.

Chốt phiên có 74 mã tăng giá, 71 mã giảm giá và 55 mã đứng giá.

ACB (+0,61%) là mã chứng khoán góp phần nhiều nhất cho thành tích của HNX-Index hôm nay với 0,12 điểm ảnh hưởng. Ở phía ngược lại, VGC là mã tạo gánh nặng lớn nhất với việc cướp đi 0,47 điểm.

Cả phiên có 17 mã tăng giá kịch trần, 11 mã chạm sàn.

Về khối lượng giao dịch, PVS (+0,63%) dẫn đầu sàn khi đạt 5,3 triệu đơn vị. SHB (-1,28%) theo sau với 4,67 triệu đơn vị, ACB (+0,61%) đạt 4,6 triệu đơn vị.

Về khối ngoại, PVS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 2 triệu đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là PVS với 1 triệu đơn vị.

Sàn HNX hôm nay, 2 mã có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm C69, LAS. 

Chứng khoán ngày 5/7: Bộ đôi VHM - VIC tạo trụ đỡ, VN-Index vẫn mất mốc 900 điểm

Chứng khoán ngày 5/7: Bộ đôi VHM - VIC tạo trụ đỡ, VN-Index vẫn mất mốc 900 điểm

Tài chính -  6 năm

Mặc dù cặp đôi quyền lực VHM-VIC tạo trụ nâng đỡ khá lớn cho sàn, VN-Index vẫn rớt tới 15 điểm và đóng cửa dưới mốc 900 điểm.

Chứng khoán ngày 4/7: Cung cầu cẩn trọng, VN-Index hồi phục 9 điểm

Chứng khoán ngày 4/7: Cung cầu cẩn trọng, VN-Index hồi phục 9 điểm

Tài chính -  6 năm

Riêng cặp đôi VIC - VHM đã góp tới 11 điểm ảnh hưởng giúp VN-Index hồi phục về điểm số.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  3 giờ

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  3 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  3 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  4 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  6 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  6 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  7 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.