Chứng khoán ngày 14/6: Thiếu trụ đỡ chính, VN-Index bị 'thổi bay' 15 điểm
Hôm nay, trong bối cảnh thiếu đi trụ nâng đỡ chính cùng với sức ép lớn từ nhóm ngân hàng, VN-Index rớt tới 2 mốc tròn điểm và đóng cửa tại 1.015,72 điểm.
HOSE - Suýt thành phiên giảm điểm
Hôm nay là ngày cuối cùng các quỹ ETF thực hiện cơ cấu danh mục. Một số công ty chứng khoán đã đưa ra dự đoán thị trường trong phiên giao dịch cuối tuần sẽ đầy biến động. Cùng với lượng hàng T3 của phiên khớp lệnh 5.000 tỷ đồng về tài khoản. Cụ thể, trong phiên 12/6 trước đó, tuy thị trường giảm sâu nhưng dòng tiền bắt đáy đổ mạnh đã đẩy khối lượng giao dịch trên sàn HOSE lên tới 212 triệu đơn vị.
Theo SHS, thị trường đang quay đầu giảm mạnh sau khi hồi phục khá tốt trước đó. Thanh khoản có sự cải thiện cho thấy lực cầu giá thấp vẫn xuất hiện để nâng đỡ thị trường. Trên biểu đồ kỹ thuật, VN-Index đã có tám phiên liên tiếp dao động giằng co với biên độ chỉ 40 điểm trong khoảng 1.005-1.045 điểm.
Trong bối cảnh mà phiên cơ cấu danh mục cuối cùng trong kỳ review này của hai quỹ ETF sắp diễn ra thì thanh khoản phiên cuối tuần có khả năng sẽ tăng lên nhưng biến động giằng co trong khoảng giá này nhiều khả năng là không có sự thay đổi.
Bước vào phiên giao dịch hôm nay, chỉ số VN-Index lại mở cửa trong sắc đỏ, sau đó liên tục lình xình quanh mốc tham chiếu với tình trạng khớp lệnh chậm chạp. Áp lực bán mạnh chiều qua, cùng với việc các quỹ ETF cơ cấu danh mục khiến nhiều nhà đầu tư mang tâm lý chờ đợi và quan sát.
Trong 2/3 thời gian đầu buổi sáng, VN-Index liên tục lên xuống trong khoảng 1.012 – 1.018 điểm và đạt luôn mức cao nhất trong ngày tại 1.018,95 điểm, tăng nhẹ 0,32% so với tham chiếu.
Đến 10h30, áp lực chốt lời ở mức giá thấp bắt đầu gia tăng mạnh hơn tại nhiều mã lớn khiến VN-Index lùi lại liên tục. Cho đến giờ nghỉ trưa, chỉ số này tạm nghỉ tại mức 1.008,32 điểm, giảm tới 0,73%.
Trong top 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn, chỉ có GAS tăng nhẹ 0,2%, VHM đứng tham chiếu. Các mã còn lại đều giảm dưới 2% với VIC giảm 1,4%; SAB giảm 1,3%; MSN giảm 1,2%; VCB giảm 0,5%; TCB giảm 1%; BID giảm 1,1%; CTG giảm 0,6%.
Đến chiều, diễn biến của chỉ số VN-Index có phần cải thiện nhưng vẫn chưa đủ mạnh để vượt qua mức đỉnh đầu phiên. Áp lực bán ra vẫn còn nhưng nguồn cầu đã được cải thiện. Tuy nhiên, dòng tiền lại có xu hướng đổ nhiều vào các mã vừa và nhỏ hơn khiến chỉ số chính không được hưởng lợi đáng kể. Cho đến kết thúc phiên, VN-Index chỉ đóng cửa tại 1.016,51 điểm, tăng 0,79 điểm (+0,08%).
Khối lượng giao dịch không nhiều thay đổi so với phiên trước, đạt 165,4 triệu đơn vị, tương ứng với 4,9 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 140 mã tăng giá, 147 mã giảm giá và 55 mã đứng giá. Trong đó có 11 mã tăng trần và 11 mã giảm sàn.
Top 20 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn HOSE hôm nay hầu như đều mang mức đóng góp hoặc tạo gánh nặng không chênh lệch nhau quá nhiều cho chỉ số VN-Index.
Ngoại trừ GAS (+2,02%), VCB (+1,55%) là 2 mã tạo lực nâng đỡ đáng kể với lần lượt 1,2 điểm và 1,1 điểm ảnh hưởng. Còn VIC (-1,98%) là mã cướp đi nhiều nhất chỉ số chính với 2,2 điểm.
Nhóm ngân hàng tiếp tục phân hóa với một số mã tăng giá gồm VCB, CTG tăng 1,12%; BID tăng 2,47%; MBB tăng 2,8%; TCB tăng 0,19%. Ở phía giảm gồm VPB giảm 1%; HDB giảm 0,26%; STB giảm 1,2%; EIB giảm 1,02%; TPB giảm 0,71%.
Giá cổ phiếu TCB không những không có dấu hiệu khởi sắc mà còn đóng cửa trong sắc đỏ sau khi thông tin ĐHCĐ đã thông qua phương án bổ sung vốn điều lệ lên mức 34.965 tỷ đồng từ mức hơn 11.500 tỷ đồng như trước đó.
Về khối lượng giao dịch, mã HAG (+0,86%) với hơn 16,5 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là HSG (-0,76%) với 6,4 triệu đơn vị và FLC (-0,4%) đạt 5,6 triệu đơn vị.
Lực cầu đã được cải thiện từ hôm qua nhờ một số mã vừa có thông tin mới gồm cặp đôi HAG – HNG, HSG.
Cụ thể, với cặp đôi HAG – HNG thì Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai vừa đưa ra tài liệu họp Đại hội cổ đông mới đây. Theo đó, HNG đã đặt mục tiêu kinh doanh năm 2018 với doanh thu thuần 3.743 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 150 tỷ đồng. HAG đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 6.217 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 200 tỷ đồng.
VRE dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 3,4 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là NVL, HAG, TCB.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là HAG với 10 triệu đơn vị. Theo sau là VIC, HSG, FLC.
Trong phiên giao dịch hôm nay, 7 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.
Cụ thể, JVC (CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật) tăng 46,4 lần; PPI (CTCP Phát triển hạ tầng và bất động sản Thái Bình Dương) tăng 9,2 lần; PXT (CTCP Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí) tăng 8,4 lần; KDC (CTCP Tập đoàn Kido) tăng 7,9 lần; DTD (CTCP Đầu tư Phát triển Thành Đạt) tăng 7,1 lần, SJD (CTCP Thủy điện cần đơn) tăng 6 lần; HAG tăng 4,2 lần.
Hôm nay là ngày cuối cùng của đợt đăng ký bán thoái vốn hơn 4,45 triệu cổ phiếu JVC của Tổng CTCP Thiết bị y tế Việt Nam – Vinamed sở hữu (từ ngày 17/5 đến 15/6). Giá đóng cửa phiên là 3.600 đồng/1 cổ phiếu (tăng trần).
HNX – Rung lắc
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, chỉ số HNX-Index chao đảo khá mạnh quanh mức tham chiếu. Tuy nhiên biên độ giao động khá nhỏ chỉ trong 1 điểm trên dưới. Cho đến lúc kết thúc, chỉ số này đóng cửa tại 115,9 điểm, tăng 0,99 điểm (+0,86%).
Khối lượng giao dịch tăng gần 12% so với phiên trước, đạt gần 45 triệu đơn vị, tương ứng với 1 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 74 mã tăng giá, 80 mã giảm giá và 64 mã đứng giá.
ACB (+1,72%) là mã chứng khoán góp phần nhiều nhất vào thành tích của HNX-Index hôm nay với 0,4 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 22 mã tăng giá kịch trần, 16 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, ACB (+1,72%) dẫn đầu sàn khi đạt 3,3 triệu đơn vị. CEO (tăng trần) theo sau với 2,8 triệu đơn vị, SHB (+1,11%) đạt 2,64 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, PVS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 527,5 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là VCG với 1,25 triệu đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, 5 mã có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm SGO, BII, HTT, PCG, CIA.
Hôm nay, trong bối cảnh thiếu đi trụ nâng đỡ chính cùng với sức ép lớn từ nhóm ngân hàng, VN-Index rớt tới 2 mốc tròn điểm và đóng cửa tại 1.015,72 điểm.
Tuy VN-Index đã lấy lại 1.030 điểm nhưng khối lượng giao dịch tụt mạnh tới gần 1/2 so với phiên trước và đạt mức thấp nhất từ tháng 2/2017 đến nay.
Giám đốc SSI Research nhấn mạnh, chỉ khi chứng minh được rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, doanh nghiệp Việt Nam mới có thể thụ hưởng ưu đãi thực sự về thuế quan.
Ông Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện, dự kiến chi 500 tỷ đồng để mua 50 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ của Công ty CP Chứng khoán Sen Vàng.
Theo Nghị định 94, ba giải pháp được xem xét thí điểm trong giai đoạn đầu gồm chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu thông qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API), và cho vay ngang hàng (P2P Lending).
Theo Bộ Tài chính, việc hoãn thời điểm kê khai, nộp thuế cho đến khi chuyển nhượng có thể tạo tình trạng "đóng thuế trễ" với khoản thu nhập thực tế đã tăng.
Trong khi các ngân hàng nội địa liên tục tăng trưởng mạnh cả về quy mô tín dụng lẫn lợi nhuận, nhóm ngân hàng nước ngoài lại cho thấy một bức tranh tương phản.
Tọa lạc tại vị trí đắc địa trên đường Bạch Đằng – cung đường sôi động ven sông Hàn, dự án M Landmark Residences Đà Nẵng đang trở thành tâm điểm của thị trường bất động sản cao cấp.
Tập đoàn T&T đề xuất đầu tư vào loạt lĩnh vực trọng điểm tại TP.HCM, kỳ vọng trở thành nhà đầu tư tư nhân chủ lực trong phát triển hạ tầng và kinh tế đô thị.
Tiết kiệm từ chi phí sở hữu đến vận hành, đi kèm hàng loạt ưu điểm vượt trội về thiết kế, công nghệ và hiệu suất, VinFast Feliz Neo đang trở thành khoản đầu tư hời cho người tiêu dùng Việt, đặc biệt trong bối cảnh xu hướng sống xanh ngày càng lên ngôi.
Green Future (GF) - đơn vị tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh xe điện đã qua sử dụng công bố dòng sản phẩm VinFast VF 8 chất lượng cao, đã qua kiểm tra và phân loại tại nhà máy VinFast.
Sở Xây dựng TP.HCM sẽ công bố đợt 1 danh mục 112 dự án đã đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng.
Việc áp dụng thuế kê khai đòi hỏi phải có hệ thống theo dõi sổ sách kế toán bài bản, chuyên nghiệp - điều rất khó thực hiện đối với các hộ kinh doanh cá thể.
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước sớm xem xét bỏ cơ chế cấp hạn mức tín dụng, chuyển sang điều hành theo hướng thị trường và báo cáo trong tháng 7/2025.