Chứng khoán ngày 23/5: Đảo chiều thành công dù không có sự trợ giúp của VHM và VIC
Hôm nay, cả 2 sàn đều có phiên đảo chiều thành công khi chỉ số chính nửa phiên đầu tụt mạnh và vớt đáy mạnh vào nửa phiên sau.
HOSE - Ngân hàng tạo gánh nặng lớn
Chỉ số VN-Index mở cửa trên mức tham chiếu vào sáng nay, tiếp nối sự phấn khởi từ phiên đảo chiều khá thành công trước đó. Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư vẫn chưa tin tưởng thị trường đã đạt đáy. Bước vào đợt khớp lệnh, giao dịch vẫn diễn ra một cách chậm chạp, áp lực bên bán vẫn chiếm ưu thế trong khi nguồn cầu lại tỏ ra thận trọng.
Với sự giúp đỡ khá nhiều từ sự tăng giá trở lại của VHM mà VN-Index đạt mức cao nhất trong ngày vào lúc gần 10h sáng tại 995,82 điểm (+0,7%). Sau đó, chỉ số này bắt đầu lao dốc khi sắc đỏ lan rộng tại các blue-chips. Đến lúc nghỉ trưa, VN-Index đã giảm 0,49% so với tham chiếu.
Trong top 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn, chỉ có VHM tăng 1,72% và SAB tăng 0,37% và VNM, VRE đứng giá. Còn lại đều giảm giá gồm VIC giảm 0,19%; GAS giảm 1,6%; MSN giảm 1,6%; VCB giảm 0,9%; CTG giảm 1,2%; BID giảm 1,6%.
Ngay khi quay lại giao dịch, chỉ số VN-Index tụt tiếp xuống mức thấp nhất trong ngày tại 974,14 điểm (-1,5%). Diễn biến có phần giống hôm qua, khi tại đáy này, lực cầu bắt đáy tăng mạnh giúp VN-Index đi lên trở lại. Tuy nhiên, chỉ số này lại không đạt được mốc tham chiếu sau đó và lình xình ngay dưới ngưỡng này cho đến lúc đóng cửa tại 985,92 điểm, giảm 3,02 điểm (-0,31%).
Khối lượng giao dịch giảm gần 30% so với hôm qua, đạt hơn 129 triệu đơn vị, tương ứng với 4,13 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 120 mã tăng giá, 169 mã giảm giá và 48 mã đứng giá. Trong đó có 4 mã tăng trần và 10 mã giảm sàn.
Trong top 20 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn hôm nay chỉ 7 mã tăng giá gồm VHM tăng 3,81%, VIC tăng 1,07%; VNM tăng 0,42%; VRE tăng 0,23%; HPG tăng 1,35%; MWG tăng 0,62%, NVL tăng 0,8%, còn lại đều giảm giá.
Sau phiên giảm gần mức sàn hôm qua, VHM đã tăng giá trở lại và trở thành trụ nâng đỡ chỉ số VN-Index mạnh nhất với 3,73 điểm ảnh hưởng.
Còn VIC, sau khi ‘bốc hơi’ tới 22% về giá vào 7 phiên liên tục chỉ giảm và dừng ở tham chiếu trước đó thì cổ phiếu này đã tăng nhẹ trở lại. Tuy nhiên, vào hôm qua, cổ phiếu này chính thức nhường top 1 giá trị vốn hóa sàn HOSE cho VHM.
Dẫn đầu phía kìm hãm đà tăng của chỉ số VN-Index là nhóm cổ phiếu ngân hàng khi ngoài EIB tăng 1,37% thì còn lại đồng loạt giảm giá khá mạnh gồm VCB giảm 2,2%; CTG giảm 2,32%; BID giảm 2,63%; VPB giảm 2,22%; MBB giảm 0,17%; HDB giảm 5,84%; STB giảm 0,82%; TPB giảm 0,34%. Tổng điểm ngành này cướp đi của VN-Index là 4,36 điểm ản hưởng.
Về khối lượng giao dịch, mã KBC (-5,26%) với hơn 5,68 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là SBT (-3,53%) với 4,58 triệu đơn vị và STB (-0,82%) đạt hơn 4,27 triệu đơn vị.
HPG dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 2,13 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là SSI, VIC, E1VFVN30.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là KBC với 3 triệu đơn vị. Theo sau là VHM, VIC, SSI.
Trong phiên giao dịch hôm nay, 2 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó. Cụ thể, AAA (CTCP Nhựa và Môi trường xanh An Phát) và CSM (CTCP Công nghiệp Cao su Miền Nam) đều tăng 4,7 lần.
HNX - Khối lượng giao dịch 'báo động'
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, chỉ số HNX-Index đạt mức cao nhất ngay đầu phiên tại mức 118,55 điểm (+0,37%). Sau đó, áp lực bán mạnh khiến chỉ số này lao dốc cho đến khi nghỉ trưa và tạm dừng tại 117,24 điểm (-0,74%).
Sáng nay, trong số các mã lớn chi phối chỉ số chính, chỉ có VGC tăng 1,21%, còn lại giảm khá như SHB giảm 2,11%, ACB giảm 1,2%, PVS giảm 1,51%, VCG giảm 0,57%.
Đến chiều, sau khi tiếp tục tụt xuống mức thấp nhất trong ngày tại 116,91 điểm (-1,02%) thì lực cầu được cải thiện và chỉ số HNX-Index đi lên trở lại và đóng của tại 117,07 điểm, giảm 1,04 điểm (-0,88%) so với tham chiếu
Khối lượng giao dịch giảm tiếp 45% so với phiên trước, đạt gần 26,4 triệu đơn vị, tương ứng 0,38 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 79 mã tăng giá, 91 mã giảm giá và 52 mã đứng giá.
ACB (-1,21%) là mã chứng khoán tạo gánh nặng nhiều nhất cho HNX-Index hôm nay với -0,296 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 20 mã tăng giá kịch trần, 19 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (-4,21%) dẫn đầu sàn khi đạt 3,45 triệu đơn vị. CEO (+6,55%) theo sau với 2,4 triệu đơn vị, VGC (+0,4%) đạt hơn 2,2 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, CEO là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 516,5 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là VGC với 869,6 nghìn đơn vị.
Hôm nay, cả 2 sàn đều có phiên đảo chiều thành công khi chỉ số chính nửa phiên đầu tụt mạnh và vớt đáy mạnh vào nửa phiên sau.
Hôm nay, 2 sàn đều chìm trong sắc đỏ và chỉ số chính giảm sâu. VN-Index tớt tới 30 điểm.
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Liên tiếp những thông tin không tích cực gần đây cho thấy những vấn đề trong quản trị nội bộ của Eximbank vẫn chưa được xử lý triệt để.
Dù đã gặt hái thành công trong vai trò đi đầu về việc thực hành ESG thời gian qua, ngành ngân hàng vẫn còn nhiều thách thức phải đối mặt.
Để giảm áp lực trả nợ và chi phí lãi vay, nhiều doanh nghiệp địa ốc vẫn buộc phải chọn giải pháp phát hành cổ phần để hoán đổi nợ.
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.