Chứng khoán ngày 30/7: VHM và ngân hàng hỗ trợ, VN-Index gần chạm mức 950 điểm
Các mã lớn hầu hết đều tăng giá khiến VN-Index thuận lợi đi lên và gần chạm mức 950 điểm. Trong đó, VHM và nhóm cổ phiếu ngân hàng là đóng góp lớn nhất.
HOSE - Nhóm ngân hàng phân hóa mạnh
Sau đúng 3 tuần tạm chia tay với mốc 950 điểm thì trong sáng nay, chỉ số VN-Index đã trở lại cùng lực cầu gia tăng một cách mạnh mẽ. Đầu phiên, trước ngưỡng kháng cự quan trọng, chỉ số chính có phần lưỡng lự và xuất hiện hiện tượng rung lắc không vững quanh mốc tham chiếu.
Tuy nhiên, dòng tiền đổ vào thị trường một cách mạnh mẽ là yếu tố hỗ trợ vững chắc nhất cho chỉ số chính sau đó. Một số blue-chips như được nạp nhiên liệu dồi dào, đã đi lên khá mạnh trên biểu đồ giá, tiêu biểu là VCB, PLX, TCB, … khiến VN-Index tăng vọt tới 10 điểm tuyệt đối so với tham chiếu, áp sát mốc 960 điểm và đạt đỉnh cao nhất trong ngày.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ bắt đầu chịu áp lực chốt lời, đặc biệt là tại một số mã thu hút dòng tiền tích cực gần đây. Đến trưa, VN-Index điều chỉnh một chút và tạm nghỉ tại 956,76 điểm (+0,74%).
Trong top 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn sáng nay, lực cản chỉ số chính phần lớn đến từ VNM giảm 0,65%; SAB giảm 0,58%; CTG giảm 0,21%. Trong khi đó, các mã tăng giá khá tốt gồm VCB tăng 2,62%; MSN tăng 2,95%; GAS tăng 1,84%; TCB tăng 4,6%; BID tăng 1,14%. Riêng VIC tăng 0,09%, VHM đứng giá.
Đến chiều, VN-Index lên xuống với biên độ hẹp hơn. Sau khi lùi lại về mốc 953 điểm thì chỉ số này một lần nữa thử chinh phục mốc 960 điểm nhưng không thành công. Lực cầu chưa có dấu hiệu suy giảm, tuy nhiên áp lực chốt lời lại gia tăng tại nhóm ngân hàng. Đợt ATC khiến VN-Index tụt trở lại 2 điểm và đóng cửa tại 956,39 điểm, tăng 6,66 điểm so với tham chiếu (+0,7%).
Khối lượng giao dịch tăng mạnh 25% so với phiên trước, đạt 242,4 triệu đơn vị, tương ứng với 4,69 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 148 mã tăng giá, 137 mã giảm giá và 54 mã đứng giá. Trong đó có 10 mã tăng trần và 5 mã giảm sàn.
VCB (+2,09%), MSN (+3,44%) và PLX (+4,31%) là 3 mã có đóng góp lớn nhất cho thành tích của chỉ số VN-Index hôm nay với lần lượt 1,47 điểm; 1,1 điểm; 1,1 điểm.
Nhóm ngân hàng hôm nay trở lại phân hóa mạnh hơn. Ngoài VCB tăng giá chỉ còn HDB tăng 1,14%; TCB tăng 6,51%. Các cổ phiếu còn lại đều giảm giá gồm CTG giảm 1,05%; MBB giảm 0,21%; VPB giảm 0,73%; STB giảm 0,44%; EIB giảm 0,36%; TPB giảm 0,39%.
Về khối lượng giao dịch, mã FLC (+0,31%) với 31,6 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là HAG (+0,53%) với 23,7 triệu đơn vị và IDI (+4,07%) đạt 8,2 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, sàn HOSE đã chuyển sang bán ròng 69,26 tỷ đồng. Cụ thể, SSI dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 2,38 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là HPG, VCB, BID.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là VRE với 1,16 triệu đơn vị. Theo sau là VIC, HPG, VCB.
Trong phiên giao dịch hôm nay, duy nhất mã THI có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày.
HNX – Mất trụ
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, chỉ số HNX-Index liên tục giằng co dưới mốc tham chiếu trong gần hết thời gian phiên sáng. Lực nâng đỡ khá yếu khi các cổ phiếu chi phối mang sắc đỏ từ sớm. Mức cao nhất mà chỉ số chính đạt được trong ngày là 107,13 điểm, tăng 0,35% vào thời điểm ACB giàng lại sắc xanh trong ngắn ngủi.
Đến chiều, sự sụt giảm mạnh hơn của VCS khiến HNX-Index càng khó lòng hồi phục, biên độ dao động hẹp hơn khi liên tục lình xình quanh đáy ngày. Ngoài ra, hai cổ phiếu ngân hàng lớn cũng chịu áp lực chốt lời lớn dẫn đến sức ép lớn lên thị trường. Cuối phiên, HNX-Index đóng cửa tại 106,16 điểm, giảm 0,6 điểm (-0,56%).
Khối lượng giao dịch tăng 12% so với phiên trước, đạt 40,1 triệu đơn vị, tương ứng với 0,46 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 75 mã tăng giá, 73 mã giảm giá và 59 mã đứng giá.
VCS (-2,73%) là mã chứng khoán tạo gánh nặng lớn nhất cho HNX-Index hôm nay với -0,2 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 18 mã tăng giá kịch trần, 15 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, KLF (tăng trần) dẫn đầu sàn khi đạt 6,6 triệu đơn vị. SHB (-2,41%) theo sau với 5,9 triệu đơn vị, ACB (-0,83%) đạt 4,17 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, VGC là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 313,5 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là KLF với 150 nghìn đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, duy nhất mã KTT có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.
Các mã lớn hầu hết đều tăng giá khiến VN-Index thuận lợi đi lên và gần chạm mức 950 điểm. Trong đó, VHM và nhóm cổ phiếu ngân hàng là đóng góp lớn nhất.
Tuy VN-Index vẫn tăng 5 điểm nhưng khối lượng giao dịch trên sàn HOSE lại giảm tiếp 8%, mức thấp nhất trong hơn 1 tuần qua.
Việt Nam đang tiến gần đến cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán từ FTSE Russell. Cải cách mạnh mẽ đã mở đường, nhưng liệu thị trường có đáp ứng được kỳ vọng quốc tế?
Trải qua 5 năm tái cấu trúc, NCB đã có những bước tiến lớn khi ‘đóng gói’ xong những vấn đề cũ và sẵn sàng cho một chu kỳ tăng trưởng mới.
Hệ sinh thái số tích hợp, hiện đại của TPBank dành cho khách hàng doanh nghiệp đã được đánh giá cao tại khuôn khổ giải thưởng thường niên do The Asian Banker tổ chức.
Người trẻ đứng trước cơ hội vay mua nhà với lãi suất thấp, song đằng sau đó là bài toán lãi suất thả nổi và đòn bẩy tài chính quá khả năng.
Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xử lý dứt điểm 1.533 dự án tồn đọng, nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng.
Xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh hai tháng đầu năm nhưng ngành tôm tiếp tục đối diện không ít khó khăn.
Cả nguồn cung và nguồn cầu hiện đang thúc đẩy giá bất động sản tiếp tục tăng.
Việt Nam đang tiến gần đến cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán từ FTSE Russell. Cải cách mạnh mẽ đã mở đường, nhưng liệu thị trường có đáp ứng được kỳ vọng quốc tế?
Thủy điện Hồi Xuân chính thức bị ghi tên vào danh sách dự án có dấu hiệu lãng phí sau 15 năm triển khai với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp dù không cố ý nhưng đã vô tình vướng phải các cáo buộc tẩy xanh, tẩy hồng và tẩy cầu vồng trong quá trình truyền thông ESG.
Tổng giám đốc Furama Resort Danang Nguyễn Đức Quỳnh cho rằng cắt giảm theo nghĩa truyền thống không còn phù hợp để tối ưu chi phí vận hành khách sạn.