Chứng khoán ngày 27/7: VN-Index tiếp tục tăng 5 điểm nhưng dòng tiền đã chậm hơn

Ngọc Chi Thứ sáu, 27/07/2018 - 19:55

Tuy VN-Index vẫn tăng 5 điểm nhưng khối lượng giao dịch trên sàn HOSE lại giảm tiếp 8%, mức thấp nhất trong hơn 1 tuần qua.

HOSE - Tiếp tục tăng điểm

Thị trường đã có phiên thứ 3 liên tiếp giằng co mạnh quanh ngưỡng tham chiếu, nhưng hôm qua có phần tích hơn một chút khi mà lực cầu cuối phiên đã giúp VN-Index hồi phục nhẹ, cùng với sự tăng điểm trở lại của nhiều mã lớn như nhóm cổ phiếu ngân hàng. Khối lượng giao dịch tuy có sự sụt giảm nhưng vẫn đang ở mức cao trong hơn 1 tháng qua.

Bước vào phiên giao dịch hôm nay, sau khi tăng vọt hơn 5 điểm tuyệt đối so với mốc tham chiếu trong chưa đầy 10 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index vấp phải áp lực chốt lời tại nhiều mã lớn mà tụt sâu xuống dưới mức tham chiếu. Thêm nữa, phần nhiều dòng tiền lần nữa tìm kiếm cơ hội sinh lời tại các mã nhỏ và vừa, điều này đã không tác động nhiều đến chỉ số chính. VN-Index này tạo đáy thấp nhất trong ngày tại 928,82 điểm, giảm 0,14%.

Tuy nhiên, tại đáy này, lực cầu gia tăng mạnh giúp sắc xanh chiếm lại số đông nhanh chóng trên bảng điện tử. VN-Index vọt lên trở lại tạo đỉnh cao hơn đầu phiên và tiếp tục duy trì độ cao khá tốt sau đó. Đến giờ nghỉ trưa, VN-Index tạm nghỉ tại 935,34 điểm, tăng 5 điểm so với tham chiếu (+0,56%).

Trong nhóm 10 mã có vốn hóa lớn nhất sàn sáng nay chỉ có VHM, SAB, VNM giảm nhẹ dưới 1%, còn lại đều tăng khá gồm VCB tăng 0,9%; BID tăng 2,5%; CTG 2,6%; GAS tăng 2,5%; VIC, MSN, VRE đều tăng nhẹ dưới 1%.

Nhóm ngân hàng phần lớn tăng giá ngoài 3 mã kể trên còn TCB tăng 0,8%; STB tăng 0,9%; HDB tăng 1,7%; MBB tăng 2,7%. Riêng VPB giảm 0,4%; EIB giảm 0,4%.

Đến chiều, chỉ số VN-Index khởi sắc hơn khi liên tục lên xuống nhẹ nhàng trong vùng 934 – 937 điểm trong phần lớn thời gian. Tuy nhiên, tình trạng khớp lệnh đã chậm hơn so với hôm qua một cách đáng kể. Lực cầu lại khá mờ nhạt tại nhóm cổ phiếu có ảnh hưởng lớn đến chỉ số. Vài phút cuối phiên, chỉ số VN-Index đột nhiên sẩy chân nhẹ nhưng nhờ đợt ATC mà đã hồi phục nhanh chóng và đóng cửa tại 935,52 điểm, tăng 5,36 điểm so với tham chiếu (+0,58%).

Chứng khoán ngày 27/7: VN-Index tiếp tục tăng 5 điểm nhưng dòng tiền đã chậm hơn

Khối lượng giao dịch tiếp tục giảm nhẹ 8% so với phiên trước, đạt 179,3 triệu đơn vị, tương ứng với 3,7 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.

Chốt phiên có 183 mã tăng giá, 102 mã giảm giá và 51 mã đứng giá. Trong đó có 9 mã tăng trần và 13 mã giảm sàn.

Nhóm ngân hàng tiếp tục phân hóa khá mạnh nhưng vẫn tạo điểm tựa lớn cho chỉ số chính khi số cổ phiếu tăng giá chiếm đa số gồm CTG tăng 1,74%; BID tăng 2,91%; MBB tăng 2,22%; VPB tăng 0,76%; HDB tăng 1,83%; TCB tăng 0,58%; TPB tăng 0,38%. Riêng VCB giảm 0,35%; STB giảm 0,44%; EIB giảm 1,06%. Tổng điểm này đóng góp cho VN-Index là 1,8 điểm ảnh hưởng.

Ngoài ra, GAS với mức tăng giá 1,57% thì đã trở thành mã đóng góp nhiều nhất cho VN-Index với 1,1 điểm ảnh hưởng.

Ở phía ngược lại, VNM (-1,57%) và VRE (-2,24%) là 2 mã tạo sức ép lớn nhất cho chỉ số này với lần lượt --1,33 điểm và -0,58 điểm ảnh hưởng.

Về khối lượng giao dịch, mã FLC (+6,09%) với 15,4 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là HAG (tăng trần) với 13,9 triệu đơn vị và MBB (+2,22%) đạt 7,2 triệu đơn vị.

Về khối ngoại, sàn HOSE đã chuyển sang mua ròng 1,14 triệu đơn vị, tương ứng với 23,93 tỷ đồng. Cụ thể, TCB dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 1,78 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là HPG, BID, VNM.

Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là TCB với 1,78 triệu đơn vị. Theo sau là VNM, GTN, LDG.

Trong phiên giao dịch hôm nay, 5 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày. Cụ thể, TTF (CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành) tăng 9,8 lần; POM (CTCP Thép Pomica) tăng 5,3 lần; DAH (CTCP Tập đoàn Khách sạn Đông Á) tăng 5,2; HTT (CTCP Thương mại Hà Tây) tăng 4,8 lần; KDH (CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền) tăng 4,3 lần.

Hôm nay, cổ phiếu POM đã tăng giá nhẹ trở lại 1,04% lên 14.600 đồng/1 cổ phiếu sau khi giảm sàn cả phiên vào hôm qua khi có thông tin 100 bánh cocaine có trị giá khoảng 800 tỷ đồng được giấu trong container chứa thép phế liệu nhập khẩu của công ty Pomina 2, bất chấp việc lãnh đạo công ty đã giải trình từ sớm rằng công ty không nhập hàng cấm và đang phối hợp với chủ hàng, cơ quan chức năng làm rõ vấn đề này.

Cuối chiều qua, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn khách sạn Đông Á vừa thông báo đăng ký bán bớt 2 triệu cổ phiếu DAH trong tổng số 8,5 triệu cổ phiếu đang sở hữu để cơ cấu lại danh mục đầu tư. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh từ 30/7 đến 28/8/2018. Giá đóng cửa hôm nay là 6.400 đồng/1 cổ phiếu, tăng 5,79%.

HNX – ACB duy trì lực đỡ

Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, sáng nay, chỉ số HNX-Index mở cửa trong sắc xanh. Tuy nhiên, lực nâng đỡ không chắc khiến chỉ số này ‘sẩy chân’ một lần xuống gần mốc tham chiếu, tuy nhiên cũng nhanh chóng bật lên và tạm nghỉ trưa tại gần 106 điểm (1,3%). Đến chiều, ACB duy trì độ cao khá tốt giúp HNX-Index chỉ dao động nhẹ và đóng cửa tại 105,7 điểm, tăng 1,12 điểm so với tham chiếu (+1,07%).

Chứng khoán ngày 27/7: VN-Index tiếp tục tăng 5 điểm nhưng dòng tiền đã chậm hơn 1

Khối lượng giao dịch tăng 2% so với phiên trước, đạt 45 triệu đơn vị, tương ứng với 0,6 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.

Chốt phiên có 86 mã tăng giá, 80 mã giảm giá và 62 mã đứng giá.

ACB (+2,3%) là mã chứng khoán đóng góp nhiều nhất cho HNX-Index hôm nay 0,5 điểm ảnh hưởng.

Cả phiên có 12 mã tăng giá kịch trần, 17 mã chạm sàn.

Về khối lượng giao dịch, PVS (0%) dẫn đầu sàn khi đạt 8,98 triệu đơn vị. ACB (+2,3%) theo sau với 4,3 triệu đơn vị, HUT (+7,41%) đạt 3,95 triệu đơn vị.

Về khối ngoại, PVS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 187,3 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là SHS với 122 nghìn đơn vị.

Sàn HNX hôm nay, 3 mã có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm KHB, NDF, PIV.

Chứng khoán ngày 26/7: Đợt ATC 'nổi gió' giúp VN-Index lấy lại sắc xanh

Chứng khoán ngày 26/7: Đợt ATC 'nổi gió' giúp VN-Index lấy lại sắc xanh

Tài chính -  6 năm

Sau phần lớn thời gian chìm trong sắc đỏ, lực cầu nổi sóng mạnh hơn tại một số mã ngân hàng trong đợt ATC giúp VN-Index tăng 3 điểm vào lúc đóng cửa.

Chứng khoán ngày 25/7: Ngân hàng đè nặng khiến VN-Index lao dốc gần 7 điểm

Chứng khoán ngày 25/7: Ngân hàng đè nặng khiến VN-Index lao dốc gần 7 điểm

Tài chính -  6 năm

Nhóm cổ phiếu cả phiên hôm nay đều tạo gánh nặng lớn khiến chỉ số VN-Index chỉ đành lao dốc xuống dưới mốc 930 điểm

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  2 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  2 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  17 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  22 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  22 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  1 ngày

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  1 ngày

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.