Chứng khoán ngày 1/6: Điều đáng mừng là khối lượng giao dịch đang trở lại
Sau nhiều phiên khớp lệnh một cách uể oải gần đây, khối lượng giao dịch trên cả 2 sàn đã có dấu hiệu trở lại.
HOSE - VN-Index thăng hoa
Chỉ sau 30 phút đầu giao dịch, VN-Index đã vọt lên trên mốc 1.000 điểm, tăng tới 0,91% so với tham chiếu. Nguyên nhân chủ yếu đến từ lực cầu tại nhiều mã lớn tăng mạnh khiến biểu đồ giá cũng đi lên đáng kể.
Tuy nhiên, mỗi lần đối diện với các ngưỡng kháng cự quan trọng, VN-Index đều xảy ra hiện tượng điều chỉnh dù nhiều hay ít. Lần này cũng không phải ngoại lệ, chỉ số này sau khi đạt đỉnh đầu tiên trên ngưỡng 1.000 điểm thì tụt nhẹ xuống mức 996,44 điểm và liên tục rập rình dưới mốc tròn điểm này.
Cho đến hơn 11h, lực cầu bắt đầu tăng mạnh hơn khiến chỉ số VN-Index lại một lần nữa đi lên, đạt mức cao nhất trong sáng nay tại mức 1.006,47 điểm (+1,37%) và sau đó điều chỉnh nhẹ xuống 3 điểm tuyệt đối vào giờ nghỉ trưa.
Thu hút sự chú ý của thị trường sáng nay là hơn 1,16 tỷ cổ phiếu TCB của Techcombank chào sàn với giá tham chiếu 128.000 đồng/1 cổ phiếu và ngay lập tức lọt vào Top 10 mã chứng khoán có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn HOSE. Tuy nhiên, ngay từ đầu phiên, giá cổ phiếu này đã bị đẩy xuống mức sàn 102.400 đồng/1 cổ phiếu. Khối lượng khớp lệnh sáng nay gần 600 nghìn đơn vị, và trắng bên mua.
Trong khi đó, cổ phiếu có liên quan nhiều nhất tới TCB là MSN lại biến động khá mạnh trong sáng nay khi liên tục đổi màu xanh đỏ. Theo bản cáo bạch trước niêm yết, Tập đoàn Masan là cổ đông lớn duy nhất của Techcombank, sở hữu tới 14,99% vốn điều lệ của ngân hàng.
Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng sáng nay, ngoài trừ BID giảm 2,02 sau những luồng tin tức không tốt về cựu chủ tịch HĐQT ngân hàng này từ cuối tuần trước, TCB giảm sàn và CTG đứng giá thì các cổ phiếu còn lại đều tăng khá VCB tăng 2,81%; STB tăng 4,68%; MBB tăng 1,2%; HDB tăng 0,73%; VPB tăng 5,65%; TPB tăng 6,43%; EIB tăng 3,5%.
Các cổ phiếu còn lại trong top 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn thì ở phía giảm giá chỉ còn GAS giảm 1,08%; SAB giảm 1,59%. Phía tăng giá gồm VIC tăng 0,59%; VHM tăng 0,26%; VNM tăng 2,91%; HPG tăng 4,04%.
Đến chiều, VN-Index gần như đi lên một cách khá ‘thuận buồm xuôi gió’ khi không vấp phải một lần điều chỉnh nào đáng kể. Tình trạng khớp lệnh cũng trở nên nhanh hơn so với phiên sáng. Đến lúc kết thúc phiên, VN-Index đóng cửa tại mức 1.013,78 điểm, tăng 20,91 điểm (+2,11%) so với tham chiếu.
Khối lượng giao dịch giảm 18% so với phiên trước, đạt 166 triệu đơn vị, tương ứng với 5 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 205 mã tăng giá, 94 mã giảm giá và 39 mã đứng giá. Trong đó có 30 mã tăng trần và 6 mã giảm sàn.
VNM (+4,04%) và VCB (+4,04%) là 2 mã chứng khoán góp phần nhiều nhất cho thành tích của chỉ số VN-Index hôm nay, tương ứng với 3,28 điểm và 2,75 điểm ảnh hưởng.
Nhóm ngân hàng ngoại trừ TCB vừa chào sàn đã giảm sàn gần hết phiên thì các cổ phiếu còn lại đều tăng khá gồm VCB, CTG tăng 1,82%; BID tăng 2,69%; VPB tăng trần; MBB tăng 4,1%; HDB tăng 4,37%; STB tăng trần; EIB tăng 3,11%, TPB tăng 5,36%. Tổng điểm ngành này bỏ vào VN-Index là 7,9 điểm.
Trong danh sách 20 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn, ngoài TCB thì còn GAS giảm 0,22% và SAB giảm 1,39%, tương ứng với việc cướp đi của VN-Index lần lượt 0,13 điểm và 0,72 điểm.
Về khối lượng giao dịch, mã STB (tăng trần) với hơn 7,4 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là MBB với 6,75 triệu đơn vị và CTG đạt hơn 5,87 triệu đơn vị.
HPG dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 2,65 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là VCB, VRE, SSI.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là VND với 1,23 triệu đơn vị. Theo sau là VRE, VHM, SSI.
Trong phiên giao dịch hôm nay, 3 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.
Cụ thể, PXT (CTCP Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí) tăng 33,3 lần, FTS (CTCP Chứng khoán FPT) tăng 4,8 lần, PLP (CTCP Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê) tăng 4,5 lần.
HNX - Khởi sắc
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, sáng nay, chỉ số HNX-Index chủ yếu rập rình quanh mốc tham chiếu trong 2/3 thời gian và đạt mức thấp nhất tại 114,99 điểm (-0,66%). Đến gần 11h, lực cầu tăng mạnh hơn khiến chỉ số này bắt đầu đi lên đáng kể và tạm nghỉ trưa tại 116,77 điểm, tăng 0,88% so với tham chiếu.
Nhiều trụ nâng đỡ khá mạnh chỉ số chính sáng nay là SHB tăng 1,09%; ACB tăng 1,48%; VCG tăng 1,67%; VGC tăng 3,9%; VCS tăng 1,19%.
Đến chiều, diễn biến của HNX-Index khởi sắc hơn khi liên tục đi lên. Đến hết phiên, chỉ số này đóng cửa tại mức 118,32 điểm, tăng 2,57 điểm (+2,22%).
Khối lượng giao dịch tăng nhẹ 2% so với phiên trước, đạt hơn 55,7 triệu đơn vị, tương ứng 0,8 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 105 mã tăng giá, 65 mã giảm giá và 51 mã đứng giá.
ACB (+3,7%) là mã chứng khoán góp phần nhiều nhất cho thành tích của HNX-Index hôm nay với 0,88 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 21 mã tăng giá kịch trần, 15 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (+4,35%) dẫn đầu sàn khi đạt 12,23 triệu đơn vị. DST (giảm sàn) theo sau với 6 triệu đơn vị, ACB (+3,7%) đạt hơn 5,54 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, PVS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 374 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là CEO với 2,5 triệu đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, duy nhất mã SIC có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.
Sau nhiều phiên khớp lệnh một cách uể oải gần đây, khối lượng giao dịch trên cả 2 sàn đã có dấu hiệu trở lại.
Sự trở lại mạnh mẽ của VIC và nhóm cổ phiếu ngân hàng đã dẫn dắt VN-Index tăng hơn 22 điểm.
Người trẻ đứng trước cơ hội vay mua nhà với lãi suất thấp, song đằng sau đó là bài toán lãi suất thả nổi và đòn bẩy tài chính quá khả năng.
Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu
Người trẻ đứng trước cơ hội vay mua nhà với lãi suất thấp, song đằng sau đó là bài toán lãi suất thả nổi và đòn bẩy tài chính quá khả năng.
Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.