Leader talk
Chúng ta tin TP.HCM luôn dám nghĩ, dám làm để giữ vững tăng trưởng kinh tế
Rõ ràng tăng trưởng GRDP thành phố Hồ Chí Minh quý I năm nay chỉ 0,7% không chỉ làm cả hệ thống chính trị thành phố lo lắng mà cũng làm cho người dân, doanh nghiệp cũng như các nhà làm chính sách, chuyên gia hết sức quan tâm, suy tư xem điều gì đang xảy ra với sức khỏe của kinh tế thành phố đầu tàu cả nước?
TP.HCM liên tục đóng góp gần 1/3 ngân sách cho cả nước trong hơn 20 năm qua, là trung tâm công nghiệp, giáo dục, tài chính hàng đầu của cả khu vực phía Nam; nơi hội tụ rất nhiều dự án FDI, nơi giao thoa văn hóa, du lịch ngoại giao với thế giới.
Do đó, thành phố chỉ cần sụt giảm tăng trưởng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng cho cả nước . Chính vì thế câu nói "Cả nước vì thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh vì cả nước" của Thủ tướng Phạm Minh Chính khi về làm việc với lãnh đạo thành phố ngày 16/4 vừa qua hết sức ý nghĩa, để làm sao chung tay giúp thành phố vực dậy.
Nguyên nhân sụt giảm tăng trưởng kinh tế đã chỉ rất rõ trong các báo cáo, trong đó có nguyên nhân khách quan, lẫn chủ quan được đăng tải rộng rãi trên các kênh truyền thông sau cuộc làm việc giữa thường trực Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ với thành phố. Cũng như sự kịp thời đánh giá tình hình của Bí thư thành ủy Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch thành phố Phan Văn Mãi sau khi công bố tăng trưởng quý I/2023.
Chúng ta có thể tóm tắt nguyên nhân khách quan: các doanh nghiệp bị bào mòn "sức khỏe" sau đại dịch Covid, đến nay chưa kịp hồi phục; tình hình lạm phát trên thế giới kéo theo giảm sức cầu ảnh hưởng đến doanh nghiệp xuất khẩu; căng thẳng địa chính trị Nga- Ucraina chưa hạ nhiệt ảnh hưởng giá nguyên phụ liệu, năng lượng...
Nguyên nhân chủ quan: trì trệ trong giải ngân đầu tư công, một bộ phận cán bộ không nhỏ chưa dám nghĩ, chưa dám làm. Tính sáng tạo giảm sút trong hoạt động công vụ... Lãi suất cho vay của ngân hàng chưa giảm đúng như kỳ vọng, vốn bơm vào nền kinh tế thành phố ít hơn nhu cầu thật, doanh nghiệp còn khó tiếp cận được với vốn vay ngân hàng. Pháp lý cho các dự án bất động sản chưa giải quyết nhanh, thấu đáo...
Tôi chỉ sơ lược qua các nguyên nhân chính, trong các báo cáo chi tiết có số liệu cụ thể rõ ràng đăng tải trên các trang báo chính thống. Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh đến đặc thù cũng là bản chất của thành phố nghĩa tình đó là một thành phố luôn đi đầu về sức sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Một thành phố luôn đi tiên phong trong mọi hoạt động, mọi hoàn cảnh. Nếu thành phố Hồ Chí Minh muốn giữ vững là thành phố phát triển hàng đầu cả nước và khu vực ASEAN thì nhất định phải khơi thông cho được vấn đề này từ trong tư tưởng mỗi người cán bộ, mỗi doanh nhân và người dân thành phố.
Phải lan tỏa, động viên cho được "sức trẻ" , năng lượng tích cực của thành phố trẻ hơn 300 năm tuổi cùng hơn 10 triệu dân với tinh thần cách mạng, quật cường trong đấu tranh cũng như công cuộc phát triển kinh tế ngày này. Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ đảm nhiệm vai trò đầu tàu kinh tế cả nước mà còn đóng vai trò trung tâm kinh tế, tài chính mạnh trong khu vực ASEAN. Khó khăn trước mắt càng thôi thúc cán bộ dám nghĩ, dám làm. Mỗi một doanh nhân, công dân thành phố phải tự cường, tự lập, đoàn kết để chung tay cho thành phố mang tên Bác xứng đáng với niềm tin của cả nước.
Một số ý kiến đóng góp:
Đối với doanh nghiệp, thành phố nên có giải pháp tiếp tục giãn hoãn nợ, giảm thuế phí, lệ phí đặc biệt khoanh nợ để các doanh nghiệp không bị nhảy nhóm nợ xấu, tiếp cận nhanh và hiệu quả với vốn vay ngân hàng. Ngân hàng nhà nước tại TP.HCM tiếp tục có các giải pháp tiết kiệm chi thường xuyên với các ngân hàng có trên địa bàn để giảm thêm từ 1 đến 1,5% lãi vay cho doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp bất động sản đang vướng, chậm giải quyết về hồ sơ pháp lý thì ủy ban nhân dân thành phố nên lập những tổ công tác xử lý cụ thể dứt điểm từng vướng mắc cho từng dự án một. Công bố rõ ràng minh bạch cho chủ dự án được biết để cùng tháo gỡ thật nhanh. Bên cạnh đó, hơn lúc nào hết chúng ta rất cần nâng mức chi tiêu, tiêu dùng trên toàn thành phố bằng các chương trình kích cầu giảm giá hàng tiêu dùng sản xuất trên địa bàn thành phố. Các doanh nghiệp cùng các siêu thị hợp tác để cùng xây dựng chương trình “người dân thành phố sử dụng hàng hóa do thành phố sản xuất”, mở rộng ra hàng nội địa sản xuất.
Tiếp tục ủng hộ các doanh nghiệp du lịch lữ hành xây dựng tour tuyến đến thành phố chúng ta trong các quý còn lại, đặc biệt dịp lễ, hè sắp đến. Khuyến khích mở rộng hoạt động kinh tế đêm lành mạnh tại các quận trung tâm như quận 1, 3 quận 5…
Đối với hạ tầng, tập trung nhất vẫn là khâu giải phóng mặt bằng để đưa nhanh vào thi công (như vành đai 3), tháo gỡ để có nguồn nguyên vật liệu cho các dự án lớn, đồng thời kiểm soát giá cả nguồn vật liệu không để tăng nhanh đội vốn công trình. Hoàn thiện các dự án đã có sẵn đang dở dang như những công trình chống ngập của thành phố (công trình hơn 10.000 tỷ đồng), cùng với tuyến Metro số 1 (Bến Thành- Suối Tiên) đưa vào vận hành kịp 2/9 năm nay như ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Người dân, rất mong mỏi việc chấn chỉnh nhanh các trung tâm kiểm định xe cơ giới tại TP.HCM, để giảm ùn tắc kéo dài gây khó khăn trong lưu thông bên cạnh đẩy chi phí cơ hội lên cao. Tiếp tục cải cách hành chính đặc biệt trong thủ tục giấy tờ khi bỏ sổ hộ khẩu giấy. Tạo niềm tin mạnh mẽ cho người dân khi tham gia vào hệ thống dịch vụ công.
Tiếp tục tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu, bằng cách xúc tiến có mục tiêu những mặt hàng cụ thể, có thế mạnh của thành phố vào các thị trường giàu tiềm năng cũng như thị trường truyền thống: các mặt hàng điện tử, may mặc, da giày… không để doanh nghiệp tự đơn độc trong khâu tìm kiếm thị trường.
Đặc biệt, chúng ta rất mong thành phố tiếp tục xây dựng hình thành nên trung tâm tài chính quốc tế như đề án trước đây đã thảo luận nhiều lần. Nếu làm được, thì đây sẽ là mảnh đất màu mỡ để các định chế tài chính lớn trên thế giới đến làm tổ. Thu hút nguồn vốn lớn vào cho cả khu vực phía Nam cũng như cả nước. Kinh tế thành phố chuyển dịch mạnh là trung tâm tài chính, dịch vụ, công nghiệp của cả khu vực ASEAN, nguồn thu ngân sách lúc ấy sẽ tăng bền vững hơn.
Cuối cùng, tất cả chúng ta tin tưởng rằng nếu được khơi thông tư tưởng để mỗi cán bộ, dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo bên cạnh sự vào cuộc của từng người dân cũng như việc hỗ trợ chính sách đặc thù của Chính phủ thì nhất định thành phố chúng ta sẽ lại đón tin vui về thành quả tăng trưởng GRDP trong các quý tới, các năm tới dù trước mắt còn vô vàn thử thách, khó khăn.
Tối hậu thư cho các dự án bất động sản bất động ở TP.HCM
Tối hậu thư cho các dự án bất động sản bất động ở TP.HCM
40 dự án bất động sản đang bị vướng sẽ được tập trung gỡ ngay trong quý II và 138 dự án sẽ được phân nhóm để giải quyết triệt để.
TP.HCM xin cơ chế đặc thù cho điện mặt trời mái nhà
Sở Công thương TP.HCM vừa báo cáo UBND đề xuất Chính phủ ban hành về cơ chế đặc thù để được phát triển nguồn phát điện tại chỗ. Trong đó, tập trung năng lượng mặt trời mái nhà để cung cấp cho lượng phụ tải rất lớn tại địa phương.
Đề xuất thành lập hội đồng liên kết vùng miền Tây – TP.HCM
Đây là đề xuất của lãnh đạo tỉnh Long An, nhằm mục đích tạo sự đồng lòng của các địa phương cũng như của cộng đồng doanh nghiệp để liên kết phát triển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với TP.HCM đạt hiệu quả cao.
TP.HCM gặp khó trong việc phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp
Nhà ở cho người thu nhập thấp là phân khúc có nhu cầu ở thực lớn nhưng TP.HCM chưa đáp ứng được và đang gặp khó.
Ngân hàng Thế giới gợi ý về quản trị dữ liệu TP.HCM
Theo đại diện Ngân hàng Thế giới (World Bank), TP.HCM cần phân bổ đủ kinh phí để tiếp tục tạo ra các tài sản dữ liệu cốt lõi, xây dựng hạ tầng số đảm bảo, từ đó giúp tăng hiệu quả của những cải cách chuyển đổi số.
Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.
Khơi thông nguồn lực đất đai từ những dự án sai phạm, vướng mắc
Hàng loạt động thái của Chính phủ, Quốc hội trong thời gian gần đây đang thể hiện quyết tâm của các cơ quan quản lý trong nỗ lực tháo gỡ các vướng mắc, củng cố niềm tin của nhân dân và khơi thông nguồn lực cho phát triển.
Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.
CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?
TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.
Vinhomes Đan Phượng hút khách
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
'Quốc gia khởi nghiệp': Bài học quản trị xuất sắc
Khám phá bí quyết quản trị xuất sắc từ những quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Học hỏi chiến lược và bài học thành công để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.